Biện pháp 2: Tăng cường cho trẻ tiếp xúc với các đối tượng bằng nhiều giác quan kết hợp lời nó

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu đồ vật (Trang 51 - 53)

nhiều giác quan kết hợp lời nói

2.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa

Để trẻ có thể thực hiện kỹ năng so sánh nói chung và thực hiện so sánh các đồ vật nói riêng thì việc cung cấp cho trẻ những kiến thức về các đồ vật là điều không thể thiếu. Biện pháp cho trẻ tiếp xúc với đồ vật bằng nhiều giác quan sẽ cung cấp cho trẻ kiến thức về các đồ vật một cách chính xác, cụ thể và giúp trẻ hình thành biểu tượng về đồ vật ở trẻ. Vì vậy, để rèn luyện và phát triển kỹ năng so sánh cho trẻ thì việc sử dụng biện pháp cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật bằng nhiều giác quan là điều không thể thiếu.

2.2.2.2. Yêu cầu

- Các đồ vật cho trẻ tìm hiểu phải được lựa chọn phù hợp với nhận thức và hứng thú của trẻ mẫu giáo nhỡ 5 - 6 tuổi và khuyến khích trẻ sử dụng nhiều giác quan để tìm hiểu, đồng thời phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của lớp, của trường và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

- Khuyến khích trẻ tích cực sử dụng các giác quan để tìm hiểu đồ vật, trải nghiệm và thực nghiệm các tình huống trong sinh hoạt hằng ngày kết hợp với việc giải thích cách thức tìm hiểu và kết quả thực nghiệm.

- Lời giải thích phải đi song song với hành động và các thao tác khảo sát, lời nói của giáo viên vừa phải hướng được sự tập trung chú ý vào đặc điểm cần quan sát và phát hiện vừa phù hợp với khả năng diễn đạt và hiểu lời nói của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

2.2.2.3. Cách tiến hành

Để tạo cơ hội thu hút, lôi cuốn trẻ tiếp xúc với các đồvật bằng nhiều giác quan thì giáo viên cần quan tâm đến môi trường xung quanh trẻ, đặc biệt là các đồ vật xung quanh trường, lớp ở góc phân vai, góc xây dựng. Ở góc phân vai giáo viên có thể tận dụng không gian nhỏ hẹp để tạo ra môi trường quan sát, tìm hiểu, tiếp xúc sinh động và đa dạng. Việc bổ xung thay đổi các thành phần trong góc phân vai tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết và thích khám phá trong việc sử dụng các giác quan để khảo sát các đồ vật.

Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật bằng nhiều giác quan như: - Thị giác: Cho trẻ được quan sát các đồ vật thật, mô hình hay thông qua tranh ảnh, qua phim, băng đĩa để trẻ quan sát được các đặc điểm nổi bật của các đồ vật như: màu sắc, hình dạng, kích thước,chất liệu

- Xúc giác: Giáo viên có thể cho trẻ cầm, sờ để trẻ cảm nhận rõ hơn về tính chất của các đồ vật. Ví dụ như cho trẻ cầm bái bát để trẻ cảm nhận được tính dễ vỡ của đồ vật…

- Thính giác: cho trẻ nghe âm thanh phát ra khi chúng ta tác động vào đồ vật. Có thể cho trẻ nghe trực tiếp hay nghe qua băng đĩa nhưng chú ý là tiếng kêu phải rõ ràng. Ví dụ cho trẻ lắc gõ song loan và phân biệt được với âm thanh khi trẻ gõ trống.

Bước 2: Lựa chọn hình thức và thời điểm để tổ chức cho trẻ tìm hiểu các đồ vật bằng nhiều giác quan.

Ở góc phân vai, trong sinh hoạt hằng ngày giáo viên có thể khuyến khích, giao nhiệm vụ cho từng cá nhân trẻ tìm hiểu đồ vật trong những thời điểm khác nhau (trong giờ hoạt động chiều, sau khi đón trẻ, trong giờ hoạt động góc). Trong khi trẻ quan sát, tìm hiểu giáo viên nên dùng lời nói khuyến khích trẻ trải nghiệm, thực nghiệm và cảm nhận các giác quan khác nhau khi tiếp xúc với các đồ vật, hướng dẫn trình tự tìm hiểu nếu trẻ gặp khó khăn.Trong quá trình cho trẻ thực nghiệm với các đồ vật giáo viên có thể trò chuyện, kể những câu chuyện

đồng thoại nhằm tạo xúc cảm tích cực cho trẻ. Giáo viên cần đưa ra những câu hỏi gợi ý trẻ tìm hiểu công dụng của đồ vật ở những thời điểm khác nhau.

Ở sân chơi ngoài trời, giáo viên có thể tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật trong các giờ hoạt động ngoài trời hoặc dạo chơi. Giáo viên có thể cho trẻ quan sát những đồ vật được bố trí ở các góc của sân trường, hướng dẫn trẻ tìm hiểu khám phá và đưa ra nhận xét về chúng. Ngoài nội dung đã chuẩn bị sẵn trong bản kế hoạch giáo viên cần tận dụng triệt để các tình huống xảy ra trong thực tiễn để cho trẻ khám phá.

Ở các địa điểm ngoài vườn trường học nơi mà giáo viên dự định sẽ đưa trẻ đi tham quan như khu bảo tàng, các khu di tích lịch sử, khu chợ bán các mặt hàng đồ dùng… là nơi rất tốt để trẻ được trải nghiệm và tiếp xúc với các đồ vật mới. Giáo viên cần dùng các câu hỏi để hướng sự chú ý của trẻ vào những đặc điểm đặc trưng và sự đa dạng của đồ vật. Tạo cơ hội cho trẻ được sử dụng nhiều giác quan khi tìm hiểu đồ vật và phát hiện ra những đặc điểm giống và khác nhau giữa chúng. Sau buổi dạo chơi, giáo viên tổ chức trò chuyện, thảo luận về những gì đã gây được ấn tượng và xúc cảm cho trẻ, những điều trẻ phát hiện thấy và những thú vị đối với trẻ trong buổi tham quan.

Tóm lại: trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh thì việc tăng cường cho trẻ tiếp xúc với các đối tượng bằng nhiều giác quan là rất phù hợp với chương trình tổ chức họat độngkhám phá môi trường xung quanh. Đó là cơ sở giúp trẻ phát triển kỹ năng so sánh.

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu đồ vật (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)