PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu đồ vật (Trang 95 - 98)

1. Kết luận

1.1 Hoạt động tìm hiểu là hoạt động quan trọng của con người, nó có ý nghĩa quan trọng bậc nhát đôi với trẻ mầm non trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh. Hoạt động quan sát là cầu nối giữa hoạt động nhận thức, là cơ sở nền tảng cho mọi sự hiểu biết. Còn kỹ năng so sánh của trẻ có được sau khi tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh. Tìm hiểu là cơ sở phát triên của kỹ năng nhận thức, là công cụ, phương tiện cho quá trình phát triển kỹ năng so sánh của trẻ, ngược lại kỹ năng so sánh làm chính xác hóa và khắc sâu biểu tượng sau khi tiến hành tìm hiểu. Vì thế, giáo viên có thể lựa chọn tổ chức hoạt động tìm hiểu là con đường để phát triển kỹ năng nhận thức nói chung và kỹ năng so sánh nói riêng.

1.2. Đối tượng nhận thức của trẻ trong thế giới xung quanh rất phong phú và đa dạng nhưng có thể thấy các đồ vật vẫn luôn là đối tượng hấp dẫn và lôi cuốn trẻ khám phá nhiều hơn cả, thông qua hoạt độngt ìm hiểu đồ vật trẻ học được nhiều điều thú vị và bổ ích, góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, đặc biệt là mặt nhận thức và ngôn ngữ và tình cảm xã hội.

1.3. Trong thực tiễn giáo dục ở các trường mầm non hiện nay, vấn đề tổchức hoạt động tìm hiểu noi chung và hoạt động tìm hiểu các dồ vật nói riêng có những mặt tích cực nhưng vẫn còn bị hạn chế nhiều. Phần lớn giáo viên ý thích được tầm quan trọng của các hoạt độngt ìm hiểu, xác ddnhj đúng đắn mối quan hệ giữa quá trình quan sát và kỹ năng so sánh, có sử dụng nhiều phương pháp biện pháp, hình thức tổ chức và các loại hình tìm hiểu để tổ chức hoạt động tìm hiểu đồ vật cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Nhưng hệ thống các phương pháp, biện pháp được sử dụng chưa kích thích được hứng thú, nhu cầu tìm hiểu và so sánh của trẻ, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay của ngành giáo dục mầm non. Về phia trẻ đã có biểu hiện các nội dung đánh giá sự phát triển kỹ năng so sánh nhưng còn mờ nhạt, kết quả khảo sát vẫn còn ở mức trung bình và yếu kém. Trẻ chưa nắm được cách thức quá trình quan sát, tìm hiểu cũng như so

sánh. Việc các thao tác so sánh thiếu chính xác và chưa hiểu được mục đích của so sánh nên biểu đạt kết quả so sánh còn nhiều thiếu sót.

1.4. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về các vấn đề liên quan đến tìm hiểu và so sánh, chúng tôi đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt độngt ìm hiểu đồ vật nhằm phát triển kỹ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi như sau:

- Lập kế hoạch tổ chức hoạt động tìm hiểu đồ vật nhằm phát triển kỹ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

- Tăng cường cho trẻ tiếp xúc với các đối tượng bằng nhiều giác quan kết hợp lời nói

- Tạo tình huống có vấn đề, kích thích trẻ sử dụng kết quả so sánh để giải quyết nhiệm vụ nhận thức

- Tích cực sử dụng trò chơi và yếu tố chơi trong quá trình tìm hiểu các đồ vật.

1.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm ở trường mầm non Hùng Vương cho thấy, sau thực nghiệm biểu hiện đánh giá kỹ năng so sánh của trẻ trong hoạt động tìm hiểu đồ vật ở nhóm thực nghiệm đều tăng lên đáng kể và cao hơn nhiều so với nhóm đối chứng. Điều đó chứng tỏ các biện pháp xây dựng ở chương 2 có tác động tích cực đến quá trình tổ chức hoạt động tìm hiểu đồ vật nhằm phát triển kỹ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Kết quả đó cũng chứng minh tính khả thi của các biện pháp và chưng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đưa ra.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với cấp quản lý giáo dục mầm non cần tăng cường đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi hỗ trợ tốt cho việc tổ chức hoạt động tìm hiểu các đồ vật. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non, đặc biệt là năng lực thiết kế hoạt động tìm hiểu và khả năng phối hợp sử dụng các đồ dùng trực quan sao cho hiệu quả nhất.

2.2. Đối với giáo viên mầm non: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên cập nhật kiến thức về cách tổ chức hoạt động tìm hiểu và kiến thức cơ bản về các đồ vật, biết cách xây dựng và sử dụng biện pháp nhằm phát triển kỹ năng so sánh để tự mình thay đổi cho phù hợp với thực tiễn của trường, lớp và khả năng nhận thức của trẻ ở nhóm lớp mình phụ trách, biết vận dụng linh hoạt các biện pháp đã xây dựng để tỏ chức tốt hoạt động tìm hiểu nhằm phát triển kỹ năng so sánh của trẻ mầm non.

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu đồ vật (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)