Kết quả mức độ kỹ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu đồ vật

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu đồ vật (Trang 72 - 95)

3.7.2.1. Kết quả trước thực nghiệm

Trước thực nghiệm chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ phát triển kỹ năng so sánh của trẻ.

Bảng 3.1. Mức độ phát triển kỹ năng so sánh của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động tìm hiểu ở nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm (tính theo %)

Lớp Số trẻ Mức độ (%)

Tốt Khá TB Yếu

TN 25 8 36 36 20

ĐC 25 8 36 40 16

Biểu đồ 3.1. Mức độ phát triển kỹ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động tìm hiểu ở nhóm thực nghiệm và đối chứng trước TN

Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả và đồ thị trên chúng ta thấy, trước thực nghiệm mức độ khá và trung bình, sự chênh lệch giữa hai lớp là không đáng kể. Biểu hiện cụ thể là trẻ đạt loại khá ở hai lớp chiếm tỷ lệ cao nhất (40 - 44%). Điều này chứng tỏ trẻ đã có kỹ năng so sánh ban đầu và có kinh nghiệm thực hiện các thao tác so sánh ban đầu và có kinh nghiệm thực hiện các thao tác so sánh nhưng nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên. Kết quả này có được là do trẻ đã sử dụng các giác quan để khám phá đối tượng và biểu đạt được kết quả tìm hiểu. Song nhận thức của trẻ về mục đích, nhiệm vụ tìm hiểu và so sánh còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ trẻ đạt loại trung bình chiếm khá cao (28 – 32%). Đó là những trẻ còn lúng túng khi thục hiện các thao tác so sánh và biểu đạt kết quả tìm hiểu, so sánh còn sai nhiều. Đặc biệt trẻ chưa hiểu được mục đích và nhiệm vụ so sánh nếu giáo viên không giúp đỡ.

Trong khi đó, số trẻ đạt mức độ yếu ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng là 16 - 20%. Mặc dù giáo viên đã gợi ý rất nhiều nhưng trẻ vẫn không thực hiện được các thao tác so sánh, không hiểu được mục đích và nhiệm vụ so sánh, biểu đạt kết quả so sánh còn sai nhiều. Tỷ lệ trẻ đạt mức độ tốt chỉ chiếm 8% là do trẻ biết sử dụng, phối hợp các giác quan linh hoạt.

Bảng 3.2. Mức độ phát triển kỹ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động so sánh đồ vật ở lớp TN và lớp ĐC trước TN

Lớp Số trẻ Tiêu chí đánh giá X

TC1 TC2 TC3 TC4

TN 25 2,24 2,04 1,96 1,56 7,8

ĐC 25 2,16 2,08 2,00 1,60 7,84

Biểu đồ 3.2. Mức độ phát triển KNSS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động so sánh đồ vật ở lớp TN và ĐC trước TN (Tính theo tiêu chí )

Mức độ hình thành và phát triển kỹ năng so sánh của trẻ tính theo điểm thống kê ở hai nhóm là tương đương nhau đều ở mức độ thấp. Tuy điểm các tiêu chí của hai lớp có sự chênh lệch nhau nhưng không đáng kể. Điểm trung bình các nhóm đều thấp (7,7 và 7,84 điểm) chỉ đạt mức độ trung bình. Cụ thể:

Về tiêu chí 1, tính chính xác thực hiện các thao tác so sánh và độ linh hoạt khi sử dụng, phối hợp các giác quan của trẻ ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều đạt mức trung bình (2,24 – 2,16). Chẳng hạn, khi cho trẻ thực hiện bài tập “so sánh nhất” cái bát và cái cốc có chiều cao từ đáy đến miệng lệch nhau 2cm rất khó phát hiện bằng mắt thường. Cháu Linh Nhi không biết xếp hai đồ vật cạnh nhau để so sánh mà đặt hai đồ vật ở xa nhau. Cháu Gia Tú khi được chúng tôi gợi ý dùng thước đo chiều cao của cái ca nước và cái lọ hoa thì cháu

0 0.5 1 1.5 2 2.5 TC 1 TC 2 TC 3 TC 4 TN ĐC

đặt thước đo phần miệng của ca/lọ, còn cháu Phương Linh đặt thước đo vào bên trong của ca/lọ lên trên. Khi được hỏi “ vì sao cháu đo như vậy” cả hai cháu đều không trả lời được. Như vậy, chứng tỏ trẻ chưa nắm bắt được các thao tác so sánh và quy trình thực hiện thao tác đo, thao tác lồng, thao tác xếp cạnh đồ vật với nhau để so sánh.

Tiêu chí 2, biểu đạt kết quả so sánh: Điểm trung bình của hai nhóm thực nghiệm là 2,04 và đối chứng là 2,08 (cả hai nhóm đều ở mức độ trung bình) hầu hết trẻ mới chỉ trả lời được những dấu hiệu giống và khác nhau bên ngoài cơ bản của hai đồ vật còn những dấu hiệu khác thì trẻ chưa phát hiện ra. Ví dụ cháu Gia Hân khi được hỏi về đặc điểm giống và khác nhau của cái thìa và đôi đũa cháu chỉ trả lời “ đôi đũa dài hơn cái thìa”. Hoặc cháu Duy Khánh trả lời “ Đũa chỉ dùng để gắp thức ăn còn cái thìa dùng để xúc”.

Với bài tập so sánh chiều cao, đa số trẻ đều xếp sai vị trí của 3 đồ vật ở giữa (cốc, bát, ấm) vì chúng có chiều cao chênh lệch rất ít (1-1,5 cm). Trẻ không biết thực hiện thao tác đo nên thứ tự sắp xếp còn sai nhiều.

Như vậy, ở cả 2 bài tập trẻ trả lời sai nhiều nên kết quả so sánh còn thấp. Điều này phù hợp với khả năng sử dụng các giác quan chưa linh hoạt của trẻ và trẻ thực hiện các thao tác so sánh (đo, sắp xếp, lồng) thiếu chính xác.

Tiêu chí 3, thái độ của trẻ khi thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu và so sánh, điểm của lớp thực nghiệm là 1,96 và lớp đôi chứng là 2,00 điểm. Kết quả này có được là do hầu hết trẻ hứng thú với nhiệm vụ so sánh và tự giác thực hiện nhưng sự tập trung chú ý còn chưa cao. Trẻ chủ yếu hứng thú khi quan sát, tìm hiểu còn khi thực hiện so sánh trẻ tỏ ra chán nản, thiếu tập trung. Ví dụ: khi tổ chức tìm hiểu cái cuốc và cái xẻng cháuThiên Ân, Ánh, Bảo, Đức, Trâm Anh… ban đầu rất hứng thú và quan sát tập trung, nhưng khoảng 2 phút sau các cháu tỏ ra chán nản, không tập trung chú ý và đồ vật để tìm hiểu so sánh. Hoặc khi so sánh các đồ vật ở bài tập 2 cháu Duy Khánh, Lộc, Quốc Huy, Thọ… chỉ quan sát, cầm đồ vật chỉ đặt lên đặt xuống mà không biết dùng dây đo các đồ vật để phát hiện có sự chênh lệch và chiều cao giữa các đồ vật. Kết quả này cũng phản ánh tính

thuận so với hai tiêu chí trên. Do trẻ thiếu tập trung chú ý vào đối tượng so sánh nên kết quả so sánh còn thấp và thực hiện các thao tác so sánh còn lúng túng và sai nhiều.

Tiêu chí 4, nắm được tiến trình tìm hiểu đồ vật và hiểu được so sánh là tìm ra điểm giống và khác nhau giữa các đồ vật. Rất ít trẻ nhanh nhẹn khi trả lời các câu hỏi này. Khi cho trẻ thực hiện xong bài tập, chúng tôi hỏi trẻ “ cháu so sánh hai đồ vật để làm gì? Làm thế nào cháu biết hai đồ vật này khác nhau? Cháu đo hai đồ vật để làm gì?... hầu hết các cháu không trả lời được câu hỏi này, chỉ có một vài cháu như: Thảo, Châu, Hoàng Minh, Tuấn Thành trả lời được câu hỏi trên nhưng thiếu chính xác. Chẳng hạn cháu Hoàng Minh trả lời: “ cháu nhìn thấy cái bát không giống cái cốc” cháu Quang Bảo trả lời “ cháu so sánh hai cái cốc để ghép cho đúng vào bức tranh”. Điểm của tiêu chí này ở lớp thực nghiệm là 1,56 và đối chứng là 1,60 điểm (đạt mức độ yếu). Điều này chứng tỏ nhận thức của trẻ còn bị hạn chế. Do trẻ chưa nhận thức đúng đắn về mục đích và nhiệm vụ so sánh dẫn đến kết quả thực hiện thao tác so sánh còn lúng túng, biểu đạt kết quả so sánh còn sai nhiều. Nhưng kết quả này phản ánh sự phù hợp với quy luật nhận thức của trẻ (đi từ trực quan sinh động đến tư duy). Trải qua nhiều lần thử nghiệm thực tế dẫn đến nhận thức được trong đầu các kỹ năng so sánh và cách thức tìm hiểu đối tượng.

Qua kết quả đo đầu vào cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Kỹ năng so sánh ở cả hai nhóm đều đạt ở mức độ trung bình, chứng tỏ các biện pháp tác động của giáo viên chưa có hiệu quả. Hầu hết trẻ đã có biểu hiện của kỹ năng so sánh như: Tìm hiểu đồ vật bằng các giác quan, biết xếp cạnh hai đồ vật để so sánh tìm ra được một số dấu hiệu giống và khác nhau của hai đồ vật. Tuy nhiên, điểm của cả hai nhóm đều thấp và tương đương nhau (7,8 và 7,84 điểm).

- Mức độ phát triển kỹ năng so sánh không đồng đều ở trẻ cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng độ phân tán khá cao có trẻ đạt kết quả khá cao (13 điểm) nhưng cũng có trẻ đạt kết quả khá thấp (4 - 5 điểm).

- Mức độ phát triển kỹ năng so sánh biểu hiện ở các tiêu chí đánh giá của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng còn thấp, thấp nhất là tiêu chí đánh giá nhận thức của trẻ và cao nhất là tiêu chí đánh giá việc sử dụng các giác quan và thực hiện các thao tác so sánh.

- Xét từng tiêu chí riêng lẻ cũng có sự phát triển không đều, có trẻ đạt kết quả cao (3,4 điểm) song cũng có trẻ đạt kết quả thấp (1 điểm).

3.7.2.2. Kết quả sau thực nghiệm

Sau một thời gian tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đo lại mức độ phát triển kỹ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động tìm hiểu đồ vật, so sánh kết quả này so với kết quả trước thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ở chương 2, qua đó chứng minh tính đúng đắn cho giả thuyết khoa học đưa ra ở mục giả thuyết ở phần đầu.

Chúng tôi vẫn sử dụng hệ thống bài tập ở phần phụ lục 5 nhưng có một vài nội dung cho phù hợp với khả năng tại thời điểm thực nghiệm của trẻ. Kết quả thể hiện các bảng sau:

a. Kết quả phát triển kỹ năng so sánh đồ vật trong hoạt động tìm hiểu ở hai nhóm trẻ đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm.

So sánh kết quả phát triển kỹ năng so sánh của trẻ ở hai nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm

F

Lớp TN Số trẻ Mức độ

Tốt Khá Trung bình Yếu

TN 25 52 24 24 0

Biểu đồ 3.3. Mức độ phát triển kỹ năng so sánh của nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm (tính theo %)

Kết quả trên cho thấy, sau thực nghiệm mức độ phát triển kỹ năng so sánh của trẻ ở cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng chênh lệch khá cao, đặc biệt mức độ tốt và yếu.

Ở nhóm thực nghiệm trẻ đạt mức độ khá và tốt chiếm tỉ lệ cao 76%, trong đó mức độ tốt tăng đến 44%, mức độ trung bình giảm tới 12% và mức độ yếu không còn nữa. Đa số trẻ ở nhóm thực nghiệm đã thực hiện tốt kỹ năng so sánh có hiểu biết về mục đích so sánh, nắm được quy trình tìm hiểu đồ vật. Đồng thời trẻ tỏ ra hứng thú, tự giác và tập trung chú ý với thời gian dài trong quá trình tham gia hoạt động tìm hiểu và so sánh đồ vật. Nhưng ở nhóm đối chứng, tỉ lệ trẻ đạt loại khá và tốt chiếm tỉ lệ 48%, trong đó tỉ lệ tốt chiếm 12%, khá 36%, mức độ yếu ở nhóm thực nghiệm không còn nữa nhưng ở nhóm đối chứng vẫn giữ nguyên 16%. Qua quan sát, theo dõi giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập đo ở cả 2 nhóm chúng tôi thấy, ở nhóm thực nghiệm trẻ có kinh nghiệm tốt hơn và thực hiện đầy đủ, chính xác các thao tác so sánh còn ở nhóm đối chứng trẻ thực hiện thao tác so sánh còn sai nhiều và chưa đầy đủ.

0 10 20 30 40 50 60 Tốt Khá Trung bình Yếu TN ĐC

Sự chênh lệch đáng kể trên cho thấy sau thực nghiệm, mức độ phát triển kỹ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động tìm hiểu đồ vật ở nhóm thực nghiệm tiến bộ hơn rất nhiều so với nhóm đối chứng. Điều đó khẳng định hiệu quả của hệ thống các biện pháp và tổ chức các hoạt động tìm hiểu đồ vật mà chúng tôi đưa ra đã tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, được khám phá thế giới đồ vật xung quanh và mở rộng vốn hiểu biết, củng cố những tri thức còn thiếu sót về các đồ vật gần gũi xung quanh trẻ. Qua đó kỹ năng so sánh của trẻ được rèn luyện và phát triển ở mức độ cao hơn, bền vững hơn.

Bảng 3.4. Mức độ phát triển kỹ năng so sánh của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động tìm hiểu đồ vật ở nhóm TN và ĐC sau TN

Lớp Số trẻ Tiêu chí đánh giá X

TC1 TC2 TC3 TC4

TN 25 3,36 3,08 2,68 2,60 11,72

ĐC 25 3,36 2,20 2,04 1,92 8,52

Biểu đồ 3.4. Mức độ phát triển kỹ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động tìm hiểu đồ vật ở nhóm TN và ĐC sau TN

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 TC1 TC2 TC3 TC4 TN ĐC

Kết quả bảng và biểu đồ 3.4 cho thấy, điểm số của cả 4 tiêu chí của nhóm thực nghiệm đều cao hơn nhóm đối chứng, điểm trung bình tăng lên rõ rệt và độ phân tán có xu hướng giảm xuống.

Tiêu chí đánh giá việc sử dụng, phối hợp các giác quan để khảo sát đồ vật và thực hiện các thao tác so sánh ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng chênh lệch nhau một điểm, trong đó nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Điều đó chứng tỏ, trẻ ở nhóm thực nghiệm thực hiện đúng và đầy đủ các thao tác so sánh hơn trẻ ở nhóm đối chứng. Nếu trẻ ở nhóm đối chứng còn lúng túng và sai nhiều khi thực hiện thao tác đo thì trẻ ở nhóm thực nghiệm đã thực hiện chính xác hơn. Nhiều trẻ ở nhóm thực nghiệm đã biết xếp cạnh 2 đồ vật, đặt thẻ số tương ứng vào và đo 2 đồ vật tiếp theo. Sau khi đo xong 5 đồ vật nhìn vào thẻ số trẻ biết xếp thứ tự từ thấp đến cao. Chẳng hạn như cháu Bảo Châu ở nhóm thực nghiệm, sau thực nghiệm cháu biết đo lần lượt 5 đồ vật, đặt các thẻ số 5; 5,5; 6; 6,5; 10 vào các đồ vật bát, lọ hoa, cốc, phích, chén và sau đó xếp thứ tự các đồ vật: chén, bát,cốc,lọ hoa, phích.

Hầu hết trẻ ở nhóm đối chứng không thực hiện được thao tác đo, không biết chọn số tương ứng đặt vào đồ vật. Ví dụ như cháu Anh Thư khi tham gia thực hiện bài tập “ so sánh nhất” cháu chỉ xếp lần lượt 2 đồ vật để nhìn và tìm đồ vật cao hơn, thấp hơn, cháu không dùng thước đo các đồ vật. Vì thế kết quả sắp xếp của cháu không đúng thứ tự (chén, bát,cốc , phích, lọ hoa).

Kết quả so sánh của trẻ ở nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm cũng biểu đạt đầy đủ và chính xác hơn, biểu hiện là điểm của tiêu chí này ở nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là 0,08 điểm. Trẻ ở nhóm thực nghiệm đã biết dùng ngôn ngữ mạch lạc để biểu đạt kết quả so sánh và biết săp xếp các đồ vật theo đúng quy luật, như cháu Tuấn Bảo, khi được hỏi “ cháu xếp các đồ vật này như thế nào”, cháu trả lời” cháu xếp các đồ vật từ thấp đến cao”. Khi hỏi” đồ vật thấp nhất xếp ở vị trí nào”, trẻ nói” cái chén thấp nhất xếp ở vị trí đầu tiên” Nhưng cũng câu hỏi trên Tuấn Mạnh, Nhật Quang ở lớp đối chứng không trả lời được hay cháu Tuấn Duychỉ trả lời:cái chén, cái xén, cái bát, phích, lọ hoa”. Trẻ

ở lớp đối chứng hầu như không biết sử dụng từ “ vị trí đầu tiên, vị trí cuối cùng” để biểu đạt kết quả sau khi so sánh các đồ vật với nhau. Trẻ ở nhóm thực nghiệm không chỉ xếp đúng thứ tự các đồ vật theo quy luật, ghép các đồ vật vào vị trí trong bức tranh mà còn biết giải thích cho kết quả của mình. Đa số trẻ khi hỏi “ vì sao cháu xếp cái chén ở vị trí đầu tiên, cái phích ở vị trí cuối cùng” trẻ trả lời “ Vì cái chén thấp nhất cháu xếp ở vị trí đầu tiên, cái phích cao nhất cháu xếp ở vị trí cuối cùng”. Khi được hỏi “ làm thế nào con biết cái cốc này xếp vào vị trí này” trẻ trả lời “ cháu lấy 2 cái cốc lồng thử vào đây và thấy cái cốc này vừa với

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu đồ vật (Trang 72 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)