Phối hợp và sử dụng đa dạng các loại phương tiện và tài liệu trực quan nhằm tạo cơ hội cho trẻ được luyện tập với cách thức khảo sát đồ vật trong những tình huống khác nhau, duy trì hứng thú, phát triển khả năng tri giác, tư duy và ngôn ngữ. Mỗi loại phương tiện và tài kiệu trực quan có một thế mạnh riêng đối với việc cung cấp tri thức và rèn luyện các bước của tiến trình tìm hiểu.
Vì vậy, phối hợp chúng trong qúa trình tìm hiểu sẽ giúp trẻ giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi, trẻ có được nhiều kinh nghiệm trong tìm hiểu nhiều đặc điểm mới lạ của đồ vật, nhất là đồ vật thạt. Góp phần hình thành biểu tượng trọn vẹn, đầy đủ và chính xác về các đồ vật cho trẻ. Trên cơ sở đó, giúp trẻ rèn luyện và phát triển khả năng tri giác các thao tác tư duy như: Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát, suy luận, phán đoán… trong quá trình tìm hiểu khám phá các đồ vật ở các dạng hoạt động khác nhau.
2.2.5.2. Yêu cầu
- Các phương tiện và tài liệu trực quan được sử dụng phảo đảm bảo đa dạng về loại và số lượng các đồ vật như: Đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng để học tập,… đa dạng về mực đích, nhiệm vụ, nội dung, cách thức tìm hiểu và tăng dần về độ khó của mỗi lần tìm hiểu.
- Kết hợp giữa các phương tiện và tài liệu trực quan hiện đại như bằng hình, máy tính… với các phương tiện có sẵn ở lớp và ở địa phương như: sách, báo cũ, tranh ảnh nghệ thuật, tranh của trẻ, bộ đồ chơi về các đồ vật, các đồ vật trong trường như: bàn, ghế, bảng…
- Kết hợp sử dụng hành động mẫu với các loại phương tiện, tài liệu trực quan khác nhau.
- Phương tiện, tài liệu trực quan phải đảm bảo các yêu cầu về giáo dục như an toàn vệ sinh, khoa học và thẩm mỹ.
2.2.5.3.Cách tiến hành sử dụng phương tiện tài liệu trực quan
Cách sử dụng tài liệu trực quan phụ thuộc rất nhiều vào mục đích tìm hiểu:
- Nếu mục đích tìm hiểu là hình thành biểu ban đầu về một số con vật gần gũi, quen thuộc thì giáo viên sử dụng đồ vật thật và cho trẻ tiếp xúc trực tiếp bằng các giác quan.
Ví dụ: Giờ học “ Tìm hiểu, so sánh một số đồ dùng trong gia đình” Giáo viên sử dụng đồ vật thật như cái bát, cái cốc,,,
- Nếu mục đích của hoạt động tìm hiểu là mở rộng, củng cố, bổ sung, khái quat hóa, chính xác hóa biểu tượng về các đồ vật tìm hiểu cho trẻ thì giáo viên sủ dụng phối hợp đa dạng các tài liệu và phương tiện trực quan, có nghĩa là cho trẻ quan sát, tìm hiểu vật thật. Sau đó, quan sát, tìm hiểu qua tranh, ảnh để bổ xung tri thức còn thiếu sót khi tìm hiểu đồ vật thật hay thay đổi trạng thái, duy trì hứng thú cho trẻ trong suốt quá trình tìm hiểu.