Kết quả theo dõi quá trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu đồ vật (Trang 67 - 72)

3.7.1.1. Về phía giáo viên

Chúng tôi tiến hành bồi dưỡng lí luận về cách thức tổ chức hoạt động tìm hiểu nhằm phát triển kỹ năng so sánh cho giáo viên vào đầu tháng 2.

Chúng tôi hướng dẫn giáo viên cách lập kế hoạch tổ chức hoạt động tìm hiểu nhằm phát triển kỹ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong chủ đề gia đình, chủ đề trường mầm non của bé, gợi ý giúp giáo viên tổ chức môi trường hoạt động hướng tới sự phát triển kỹ năng so sánh. Cùng với giáo viên thảo luận và xây dựng một số giáo án tổ chức hoạt động tìm hiểu đồ vật, sưu tầm

và sáng tác một số câu chuyện về đồ vật, thiết kế một số trò chơi học tập có nhiệm vụ phát triển kỹ năng so sánh. Các giáo viên đều có trình độ đại học nê tiếp thu rất nhanh chóng các nội dung trên. Cụ thể:

- Lập kế hoạch tổ chức môi trường hoạt động:

Giáo viên ở lớp thực nghiệm tỏ ra tích cực, chủ động trong việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ. Giáo viên đã tiến hành sắp xếp lại các đồ dùng, đồ chơi trên các giá ở các khu vực chơi, bổ sung thêm một số đối tượng kích thích trẻ quan sát, tìm hiểu và so sánh, làm thêm một số sản phẩm cần thiết phục vụ cho thực nghiệm, thu thập thêm nguyên vật liệu phế thải để cùng với chúng tôi làm đồ chơi (chẳng hạn như làm bộ đồ chơi bàn ghế, bát, đũa…). Tìm kiếm và mang đến những đồ vật phục vụ cho hoạt động tìm hiểu như: tủ lạnh, quạt, bếp ga…

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thấy giáo viên chưa linh hoạt và thiếu sáng tạo trong việc sử dụng đồ vật thật và một số đồ dùng, đồ chơi thay thế. Đôi khi giáo viên tỏ ra lúng túng trong quá trình tổ chức cho trẻ tìm hiểu các đồ vật thật.

- Xác định hình thức tổ chức và lựa chọn các loại hình tìm hiểu :

Qua khảo sát mức độ kỹ năng so sánh của trẻ ở đầu vào, chúng tôi cùng với giáo viên đã phân chia trẻ ở lớp thực nghiệm thành các nhóm nhỏ để lựa chọn loại hình và hình thức tổ chức hoạt động tìm hiểu phù hợp với nhu cầu, khả năng nhận thức của trẻ, giáo viên tổ chức.

Dưới hình thức tập thể và loại hình tìm hiểu đơn giản như: Tìm hiểu đặc điểm của đồ vật, tìm hiểu và so sánh 2 đồ vật cùng loại, quan sát và phân loại đồ vật theo chức năng…dần dần giáo viên tổ chức hoạt động cho trẻ theo nhóm ở các khu vực hoạt động (góc toán, góc nấu ăn, góc bán hàng…) với loại hình tìm hiểu phù hợp với nhu cầu và nhận thức của cá nhân trẻ như: Tìm hiểu và so sánh 2 đồ vật, quan sát quá trình sản xuất bàn ghế. Tìm hiểu và so sánh điểm giống và khác nhau của 3 đồ vật. Sau đó, giáo viên nâng dần yêu cầu tìm hiểu, đòi hỏi trẻ tìm hiểu sâu hơn, tạp trung hơn, tinh tế hơn. Chẳng hạn, tìm hiểu và so sánh phát hiện điểm giống và khác nhau về chất liệu, màu sắc, kích thước, hình dáng của chiếc quạt cây và quạt trần.

Giáo viên đã biết lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp với mục đích, đối tượng tìm hiểu và so sánh. Chẳng hạn, muốn rèn luyện và phát triển thao tác đo đồ vật bằng thước đo giáo viên đã tổ chức cho trẻ hoạt động ở khu vực toán học với đối tượng là đồ vật: bàn, ghế, ca đựng nước,hoặc tìm hiểu tác dụng của chiếc chổi quét nhà, giáo viên cho trẻ xem video về vai trò của nó trong mỗi gia đình…Đồng thời qua đó thấy được giáo viên đã lựa chọn địa điểm tổ chức hoạt động tìm hiểu phù hợp với hình thức và loại hình tìm hiểu.

- Hướng dẫn, tổ chức hoạt động tìm hiểu cho trẻ:

Các giáo viên tham gia thực nghiệm đều có thâm niên công tác trên 5 năm và có trình độ đại học nên có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động tìm hiểu cho trẻ. Biểu hiện là giáo viên biết lập kế hoạch, nắm được các bước tiến hành hoạt động tìm hiểu và so sánh từ khâu tạo hứng thú, giao nhiệm vụ, tổ chức tìm hiểu, hướng dẫn quan sát và tìm hiểu, đàm thoại về cách thức và kết quả tìm hiểu, so sánh các đồ vât đến việc tìm hiểu mức độ nhận thức của trẻ trong hoạt động…Tuy nhiên vì có một số hoạt động tương đối mới (bé tạo đồ chơi, tìm hiểu quy trình sản xuất đồ dùng…) nên việc tổ chức của giáo viên bước đầu còn khô khan khi tổ chức cho trẻ quan sát , tìm hiểu các đồ vật thật. Vì thế, giáo viên chưa biết cách tang dần độ yêu cầu và sức hấp dẫn của đồ vật đối với trẻ nên trẻ tỏ ra chán nản, mệt mỏi. Nhưng sau một thời gian ngắn giáo viên đã biết tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt và sinh động hơn. Đồng thời hứng thú của trẻ tăng lên rõ rệt.

Sau khi tiến hành thử nghiệm một số hoạt động, chúng tôi cùng với giáo viên tiến hành xem xét, rút kinh nghiệm về các vấn đề khó khăn còn gặp phải khi tổ chức các hoạt động. Chúng tôi tiến hành chỉnh sửa các giáo án trao đổi với giáo viên lựa chọn đồ vật phù hợp với thực tiễn trường lớp, cô, trẻ. Càng về sau năng lực tổ chức hoạt động của giáo viên càng chủ động, linh hoạt nhuần nhuyễn và sáng tạo hơn.

Khả năng sử dụng, phối hợp các phương pháp, biện pháp, thủ thuật trong quá trình tổ chức hoạt động tìm hiểu và so sánh đảm bảo tính trực quan, lôgic và

thực tiễn. Tức là giáo viên đã biết kết hợp sử dụng quan sát, tìm hiểu vật thật với lời nói gợi mở và hành động thực tiễn, phối hợp cho trẻ, khảo sát đồ vật bằng giác quan và biểu đạt ý đồ của mình, nói ra kết quả tìm hiểu, sử dụng yếu tố truyện, thơ, trò chơi để gây hứng thú và tổ chức hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, được thực hành, được nói, được chơi với các đồ vật trong nhiều hoàn cản khác nhau.

- Đánh giá kết quả hoạt động:

Sau mỗi hoạt động, chúng tôi cùng với giáo viên chú ý đến việc nhận xét, đánh giá quá trình tổ chức hoạt động của giáo viên và biểu hiện về mức độ tìm hiểu và so sánh của trẻ. Ban đầu, giáo viên chủ yếu tập trung đánh giá biểu hiện trên kết quả của hoạt động, chưa quan tâm nhiều đến quá trình hoạt động với đồ vật và thái độ, hứng thú, khả năng nhận thức của trẻ. Nhưng sau một vài lần, giáo viên đã chú ý đến cách thức hoạt động với đồ vật bằng các giác quan của trẻ, thực hiện các thao tác xếp chồng, xếp cạnh, lồng vào, đo bằng thước đo và cả sự hiểu biết về mục đích tìm hiểu và so sánh các đồ vật với nhau. Điều đó, làm cho quá trình nhận xét có ý nghĩa hơn, trẻ hứng thú và tập trung chú ý tham gia hoạt động lâu hơn, tích cực hơn.

Nhìn chung, các giáo viên mầm non tham gia thực nghiệm đều đã biết cách tổ chức môi trường hoạt động kích thích trẻ tìm hiểu và so sánh hơn, biết sử dụng linh hoạt cách tổ chức hoạt động tìm hiểu các đồ vật nhằm phát triển kỹ năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi mà chúng tôi đã xây dựng. Việc đưa ra các biện pháp tổ chức một số hoạt động tìm hiểu trong quá trình thực nghiệm không làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ hiện hành và kết quả nhận thức của trẻ. Các biện pháp và các hoạt động đưa vào thực nghiệm cũng không gây ra những mệt mỏi, phiền phức cho giáo viên hay làm hạn chế năng lực của giáo viên mà ngược lại, giáo viên cho rằng họ quan tâm và hứng thú với các biện pháp đã xây dựng.

Qua thời than thực nghiệm, quan sát các hoạt động của trẻ, chúng tôi nhận thấy hầu hết trẻ ở nhóm thực nghiệm thực hiện tốt kỹ năng so sánh về các đồ vật.

Ban đầu, do trẻ chưa quen với cách khảo sát trên nên trẻ còn tỏ ra lúng túng và chưa tự giác tham gia hoạt động tìm hiểu. Hơn nữa, mức độ phát triển kỹ năng so sánh của trẻ còn thấp, việc thực hiện quy trình khảo sát và các thao tác so sánh còn sai nhiều nên gây khó khăn cho trẻ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khảo sát đồ vật. Nhiều trẻ gặp khó khăn khi dùng ngôn ngữ để biểu đạt kết quả tìm hiểu và so sánh cũng như cách thức hoạt động với đồ vật…Thêm vào đó, cách tổ chức của giáo viên còn khô khan, cứng nhắc, chưa liền mạch nên chưa kích thích được hứng thú của trẻ trong quá trình tham gia hoạt động tìm hiểu và so sánh.

Nhưng sau một thời giant ham gia các hoạt động tìm hiểu do chúng tôi thiết kế, khả năng tìm hiểu và so sánh của trẻ đã tiến bộ hơn, đặc biệt là nhiều trẻ nắm được quy trình hoạt động và biểu đạt kết quả bằng ngôn ngữ mạch lạc, trẻ hứng thú và tự giác tham gia hoạt động tìm hiểu từ đầu giờ đến cuối giờ. Tuy nhiên, một số trẻ còn tỏ ra chậm chạp và thiếu tự giác, nhưng giáo viên đã thường xuyên dùng lời nói gợi mở, hướng dẫn, khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động nên chỉ một thời gian được tham gia vào nhiều hoạt động trẻ đã mạnh dạn, tự tin và nhanh nhẹn hơn. Thâm chí trẻ còn yêu cầu được khảo sát đồ vật theo sở thích và nhu cầu của cá nhân trẻ.

Sự luân phiên thay đổi đối tượng, nội dung, mục đích của hoạt động tìm hiểu và so sánh, tạo cơ hội cho trẻ được tham gia nhiều loại hình tìm hiểu với nhiều cách thức khảo sát khác nhau đã kích thích hứng thú, nhu cầu được trải nghiệm của trẻ. Những hoạt động tìm hiểu các đồ vật thật đã phát huy khả năng phối hợp, sử dụng các giác quan trong quá trình tìm hiểu, so sánh phát hiện bằng mắt và tay của trẻ. Các câu chuyện kể về các đồ vật gây được xúc cảm mạnh mẽ ở trẻ, làm khắc sâu thêm kiến thức của trẻ về các đồ vật. Sự thay đổi của trò chơi góp phần rèn luyện các thao tác so sánh và phát huy được tính chủ động, độc

lập, sáng tạo của trẻ. Sau vài lần tham gia các trò chơi, trẻ biết lựa chọn thao tác so sánh phù hợp với đối tượng và yêu cầu của trò chơi.

Qua việc khảo sát việc tham gia các hoạt động tìm hiểu và so sánh của trẻ chúng tôi thấy, trẻ tích cực, tự giác, hứng thú và đặc biệt tỏ ra hứng thú với các hoạt động tìm hiểu các đồ vật thật như: cái xoong, cái bái, cái cốc…Trẻ tò mò với những hoạt động tìm hiểu quá trình sản xuất đồ vật. Tuy nhiên, khi tham gia khảo sát đồ vật thật trẻ gặp phải một số khó khăn như : khả năng dùng ngôn ngữ để diễn đạt còn hạn chế… nhưng khi được giáo viên gợi ý và hướng dẫn thì trẻ nhanh chóng làm theo. Dần dần việc khảo sát đồ vật bằng các giác quan đi sâu và trở thành kinh nghiệm khảo sát của trẻ. Từ đó, trẻ phần nào hiểu được mục đích của việc khảo sát và nắm được chính xác quy trình tìm hiểu và so sánh đồ vật.

Quan sát trẻ tham gia hoạt động ở các góc: Góc phân vai, góc toán, góc sách truyện chúng tôi thấy, trẻ đã có tâm thế chờ đợi, hưởng ứng và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động tìm hiểu, so sánh biết lựa chọn các đối tượng để khảo sát.

Nhìn chung, quan sát trẻ hoạt động ở lớp thực nghiệm chúng tôi thấy, hầu hết trẻ đã có biểu hiện của quá trình phát triển kỹ năng so sánh. Đồng thời trẻ hứng thú, nhanh nhẹn tham gia các hoạt động nên việc thực hiện kỹ năng so sánh ngày càng đầy đủ và chính xác hơn.

3.7.2. Kết quả mức độ kỹ năng so sánh của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu đồ vật

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng so sánh cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu đồ vật (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)