Thực trạng việc sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi của giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 31 - 36)

biểu tượng bản thân cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi của giáo viên mầm non

1.3.1.1. Mục đích điều tra

Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức và sử dụng trò chơi ĐVTCĐ nhằm hình thành BTBT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi của giáo viên mầm non hiện nay tại một số trường mầm non trên địa bàn thị xã Phú Thọ.

1.3.1.2. Đối tượng, phạm vi, thời gian điều tra

Điều tra được tiến hành trên 30 giáo viên đang giảng dạy lớp 4-5 tuổi tại trường mầm non Hùng Vương, trường mầm non Phong Châu, trường mầm non Lê Đồng và trường mầm non Phú Hộ - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.

Thời gian điều tra: Tháng 12/2015 - 01/2016.

1.3.1.3. Nội dung điều tra

- Nhận thức của giáo viên mầm non về việc hình thành BTBT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.

- Thực trạng việc tổ chức và sử dụng trò chơi ĐVTCĐ nhằm hình thành BTBT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.

- Biểu hiện về BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ.

1.3.1.4. Phương pháp điều tra

- Sử dụng phiếu điều tra Anket.

- Quan sát việc tổ chức trò chơi ĐVTCĐ do giáo viên tổ chức. - Đàm thoại với giáo viên.

- Xử lí số liệu bằng toán thống kê.

1.3.1.5. Kết quả điều tra về nhận thức của giáo viên mầm non trong việc tổ chức trò chơi ĐVTCĐ nhằm hình thành BTBT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

* Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc hình thành BTBT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Kết quả điều tra cho thấy 100% giáo viên đều cho rằng việc hình thành BTBT có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ. Nhiều giáo viên cho rằng nhận thức bản thân cũng giống như nhận thức sự vật hiện tượng xung quanh, tức là quá trình nhận thức trực tiếp bằng các giác quan. Nhưng trên thực tế, không giống như nhận thức sự vật hiện tượng xung quanh, quá trình nhận thức bản thân diễn ra một cách gián tiếp thông qua người khác rồi trẻ mới có thể tự nhận thức. Do đó, có thể thấy nhiều giáo viên chưa hiểu đúng về việc hình thành BTBT cho trẻ.

Vì nhận thức khác nhau nên giáo viên đã có những quan niệm khác nhau về trình tự quá trình hình thành BTBT. Hầu hết giáo viên quan niệm rằng nhận thức bản thân là quá trình diễn ra đồng thời việc nhận thức thông qua người khác và tự nhận thức. Thực tế không phải vậy, bởi nhận thức bản thân được tiến hành một cách gián tiếp thông qua người khác rồi mới đến tự nhận thức. Vì thế, quá trình hình thành BTBT cũng được phát triển theo trình tự đi từ nhận thức thông qua mối quan hệ “mình và người khác” đến mối quan hệ “mình và chính mình”. Kết quả cho thấy, số giáo viên có ý kiến đúng còn ít.

* Nhận thức của giáo viên về các nội dung của BTBT cần hình thành cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Bảng 1.1. Các nội dung của BTBT cần hình thành cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Nội dung BTBT cần hình thành ở trẻ SL %

Biểu tượng về các giác quan và bộ phậncơ thể 24 80 Biểu tượng về cảm xúc, suy nghĩ, hành vi 15 50 Biểu tượng về vị trí xã hội của bản thân 11 36.7

Biểu tượng về cả ba nội dung trên 5 16.7

Về nội dung BTBT cần hình thành cho trẻ, giáo viên cũng có ý kiến khác nhau. Các ý kiến đều tập chung cho rằng nhóm biểu tượng quan trọng nhất cần hình thành ở trẻ là biểu tượng về các giác quan và bộ phận cơ thể (80%), sau đó đến biểu tượng về cảm xúc, suy nghĩ, hành vi (50%), biểu tượng về vị trí xã hội được ít giáo viên lựa chọn nhất (36.7%). Số ít giáo viên cho rằng cần hình thành cho trẻ cả ba nhóm biểu tượng trên (16.7%). Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, bên cạnh những biểu tượng về cơ thể, về cảm xúc,suy nghĩ và hành vi thì những biểu tượng về vị trí xã hội của bản thân như tên, tuổi, biểu tượng về gia đình, lớp học

rất cần thiết được hình thành. Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy giáo viên chỉ tập trung vào một nội dung hình thành BTBT cho trẻ chứ chưa tập trung vào cả ba nội dung. Để BTBT của trẻ được chính xác, mở rộng và phong phú thì việc hình thành BTBT cho trẻ ở cả ba nội dung là thực sự cần thiết. Nếu chỉ hình thành một nội dung nào đó thì vốn biểu tượng của trẻ sẽ nghèo nàn, không chính xác và trẻ không thể nhận thức đúng đắn bản thân mình.

* Nhận thức của giáo viên về một số biện pháp hình thành BTBT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Bảng 1.2. Biện pháp hình thành BTBT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Biện pháp

Mức độ sử dụng

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

SL % SL % SL % Quan sát 24 80 6 20 0 0 Đàm thoại 17 56.7 13 43.3 0 0 Giải thích 7 23.3 14 46.7 9 30 Trò chơi 13 43.3 16 53.3 1 3.4 Động viên, khuyến khích 6 20 19 63.3 5 16.7 Tổ chức các hoạt động trải nghiệm 4 13.3 20 66.7 6 20 Sử dụng các phương tiện trực

quan

21 70 9 30 0 0

Biện pháp khác 0 0 17 56.7 13 43.3

Nhìn chung, đa số giáo viên đều đã sử dụng các biện pháp mà chúng tôi đưa ra, tuy nhiên mức độ sử dụng là không giống nhau.

Biện pháp được giáo viên sử dụng phổ biến nhất là quan sát, chiếm 80%, chỉ có 20% số giáo viên thỉnh thoảng mới sử dụng. Lí do các giáo viên đưa ra là biện pháp này dễ thực hiện, có thể tiến hành bất cứ lúc nào mà không mất nhiều công chuẩn bị, có thể tận dụng ngay những hoàn cảnh thực tế xung quanh trẻ. Cùng với quan sát, các biện pháp đàm thoại, sử dụng phương tiện trực quan cũng được sử dụng khá thường xuyên, đều chiếm trên 55%. Theo ý kiến của đa số giáo viên, đó là những biện pháp cần thiết, lại tiện sử dụng và phù hợp với trẻ. Tuy nhiên trên thực tế nhận thấy rằng, nhiều giáo viên vẫn chưa có sự đầu tư một cách hợp lí cho việc sử dụng những biện pháp này. Chẳng hạn như quan sát, hầu

như giáo viên chưa linh hoạt trong việc lựa chọn đối tượng, chủ động tạo ra những tình huống, hoàn cảnh có ý nghĩa cho trẻ quan sát nên hiệu quả chưa cao.

Biện pháp sử dụng trò chơi trong việc hình thành BTBT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi cũng đã được sử dụng, song số lượng giáo viên thường xuyên sử dụng biện pháp này vẫn chưa đạt tỉ lệ cao (43.3%). Bên cạnh đó vẫn còn 3.4% giáo viên chưa bao giờ sử dụng. Khi được hỏi thì đa số ý kiến cho rằng họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm trò chơi phù hợp với nội dung hình thành BTBT, với trình độ của trẻ, với điều kiện thực tiễn của nhà trường.

Trong việc hình thành BTBT cho trẻ, trải nghiệm có vai trò rất quan trọng vì thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ nhận thức bản thân mình một cách nhanh chóng. Tuy vậy, chỉ có 13.3% giáo viên thường xuyên sử dụng biện pháp này và có tới 20% giáo viên chưa bao giờ sử dụng. Điều đó cho thấy giáo viên ngại tổ chức cho trẻ các hoạt động trải nghiệm, lí do đưa ra là mất nhiều thời gian và công sức. Nhưng trên thực tế, giáo viên có thể tận dụng những hoàn cảnh thực tế hàng ngày để trẻ được tự trải nghiệm, không những không mất nhiều thời gian mà trẻ còn hứng thú và tích cực hơn.

* Nhận thức của giáo viên về tổ chức và việc sử dụng trò chơi ĐVTCĐ nhằm hình thành BTBT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.

Bảng 1.3. Vai trò của trò chơi ĐVTCĐ đối với việc hình thành BTBT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Vai trò SL %

Củng cố, ôn luyện các tri thức về bản thân 25 83.3 Chính xác hóa các tri thức về bản thân 16 53.3 Hệ thống hóa, khái quát các hóa tri thức về bản thân 6 20

Cung cấp tri thức mới về bản thân 5 16.7

Về vai trò của trò chơi ĐVTCĐ với việc hình thành BTBT, hầu hết giáo viên cho rằng trò chơi ĐVTCĐ có chức năng giúp trẻ củng cố, ôn luyện các tri thức về bản thân (83.3%). Tiếp đó, có 53.3% ý kiến cho rằng trò chơi ĐVTCĐ có vai trò làm chính xác hóa các tri thức về bản thân. Chiếm tỉ lệ thấp hơn là các ý hiến khẳng định trò chơi ĐVTCĐ có vai trò hệ thống hóa, khái quát hóa các tri

thức về bản thân (20%) và cung cấp tri thức mới về bản thân (16.7%). Trên thực tế, các nhà giáo dục học đã khẳng định, trò chơi ĐVTCĐ có vai trò to lớn đối với sự phát triển nhân cách trẻ nói chung và việc hình thành BTBT cho trẻ nói riêng.

Bảng 1.4. Nguồn trò chơi ĐVTCĐ giáo viên sử dụng nhằm hình thành BTBT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Nguồn trò chơi Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ SL % SL % SL %

Trong chương trình đổi mới hình thức

chăm sóc – giáo dục trẻ 30 100 0 0 0 0

Trong các sách tham khảo 6 20 22 73.3 2 6.7 Tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp 8 26.7 19 63.3 3 10

Tự sáng tạo 0 0 17 56.7 13 43.3

Hầu hết giáo viên đã và đang thường xuyên sử dụng trò chơi ĐVTCĐ có trong chương trình để hình thành BTBT cho trẻ. Điều đó cho thấy giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành BTBT và sử dụng một cách tích cực trò chơi có trong chương trình. Ngoài chương trình ra thì còn có rất nhiều nguồn trò chơi khác nhau để giáo viên lựa chọn như trong sách tham khảo hay tự sáng tạo, nhưng giáo viên mới chỉ thỉnh thoảng mới tìm đến các nguồn trò chơi này. Lí do họ đưa ra là trong chương trình có sẵn thì cứ thế mà áp dụng cho nó thông dụng và hiệu quả.

Bảng 1.5. Tình trạng sử dụng các trò chơi ĐVTCĐ nhằm hình thành BTBT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Loại trò chơi Đủ Thiếu Rất thiếu

SL % SL % SL %

Hình thành biểu tượng về các giác quan và bộ phận cơ thể 17 56.7 13 43.3 0 0 Hình thành Biểu tượng về cảm xúc, suy nghĩ, hành vi 6 20 22 73.3 2 6.7 Hình thành biểu tượng về vị trí xã hội của bản thân

7 23.3 20 66.7 3 10

Dựa vào bảng trên ta thấy hiện trạng chung về số lượng các trò chơi ĐVTCĐ nhằm hình thành BTBT cho trẻ hiện nay. Với nhóm trò chơi hình thành

biểu tượng về các giác quan và bộ phận cơ thể, đa số ý kiến cho rằng số lượng trò chơi như hiện nay là đủ (56.7%). Tuy nhiên 43.3% lại cho rằng số lượng trò chơi như hiện nay vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Với các nhóm còn lại, hầu hết ý kiến đều cho rằng số lượng trò chơi như hiện nay là thiếu. Thực tế cho thấy, hầu hết giáo viên đều rất ý thức được việc lựa chọn trò chơi cho trẻ chơi nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

* Nhận xét

Quá trình nghiên cứu thực trạng và kết quả điều tra bằng phiếu đối với giáo viên mầm non, có được nhận xét như sau:

Phần lớn giáo viên đã thấy được vị trí hết sức quan trọng của trò chơi

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)