Kết quả trước thực nghiệm

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 71 - 74)

Trước TN, tiến hành đánh giá mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi và thu được những kết quả như sau:

Bảng 3.1. Mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm (tính theo %)

Nhóm trẻ

Số trẻ Mức độ hình thành BTBT của trẻ 4-5 tuổi

(tính theo %)

Cao Tương đối cao Trung bình Thấp

TN 25 10 20 46 24

ĐC 25 10 24 44 22

Biểu đồ 3.1. Mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm (tính theo%)

Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả và biểu đồ trên chúng ta thấy, trước TN mức độ hình thành BTBT của hai nhóm TN và ĐC là tương đương nhau và đều ở mức thấp, sự chênh lệch là không đáng kể. Biểu hiện cụ thể là trẻ đạt loại tương đối cao và cao chưa nhiều (<40%). Đó là những trẻ mà trong vốn biểu tượng của trẻ đã có sự thể hiện của cả ba tiêu chí. Tỉ lệ trẻ đạt loại trung bình của cả hai nhóm chiếm tỉ lệ cao (44 - 46%), hầu hết trẻ đã có hiểu biết đúng về bản thân nhưng mới chỉ hiểu biết những đặc điểm cơ bản nhất của bản thân, chủ yếu là

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Cao Tương đối cao Trung bình Thấp Mức độ

%

TNĐC ĐC

hiểu biết về cơ thể. Ngoài ra, trẻ hầu như không biết về những đặc điểm chung của con người.Trong khi đó, số trẻ xếp loại thấp của cả hai nhóm còn tương đối nhiều (22 - 24%). Những trẻ này hầu như hiểu biết chưa đúng về bản thân và mới chỉ có một vài BTBT, đặc biệt là không biết những đặc điểm chung của con người.

Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy, hầu hết trẻ ở cả hai nhóm TN và ĐC còn lúng túng khi trả lời các câu hỏi bởi vốn biểu tượng của trẻ còn ít ỏi. Chẳng hạn: Ở nhóm ĐC, cháu Quỳnh Anh khi được hỏi “Cháu tên là gì? Cháu có em hay có anh/chị?” thì trẻ trả lời được nhưng khi hỏi “Cháu là con nhà ai? Cháu là con thứ mấy trong gia đình?” thì trẻ lúng túng và thậm chí là không trả lời được. Còn ở nhóm TN, cháu Phương Anh đang cùng bạn chơi trò “Cô giáo” và khi được hỏi “Cháu đang chơi trò gì? Bạn bên cạnh cháu là bạn trai hay bạn gái?” thì trẻ trả lời được nhưng khi hỏi “Cháu thấy mình giống bạn ở điểm gì? thì trẻ không trả lời được và quay đi.

Bảng 3.2. Mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm (tính theo tiêu chí)

Nhóm trẻ

Số trẻ Tiêu chí đánh giá X

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3

TN 25 2.45 2.5 0.55 5.5

ĐC 25 2.5 2.55 0.5 5.55

Biểu đồ 3.2. Mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm (tính theo tiêu chí)

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3

Tiêu chí Điểm

TNĐC ĐC

Mức độ hình thành BTBT của trẻ tính theo điểm thống kê ở hai nhóm là tương đương nhau và đều ở mức độ thấp, sự chênh lệch là không đáng kể. Điểm trung bình của cả hai nhóm đều thấp. Cụ thể:

Tiêu chí 1, tính chính xác của biểu tượng. Cả hai nhóm trẻ đạt mức trung bình là 2.45 và 2.5 điểm. Nhiều trẻ còn nhầm lẫn khi nhận biết các loại cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của con người. Ví dụ: Khi cho chơi trò chơi “Mẹ con”, cháu Thúy Diệu đóng làm người mẹ và lấy một con búp bê để làm con, mặc dù trời đang nóng nhưng cháu lại mặc rất nhiều áo thậm chí là áo khoác cho em búp bê.

Tiêu chí 2, sự phong phú của biểu tượng. Điểm của nhóm TN và ĐC là 2.5 và 2.55 điểm. Hầu như trẻ mới nhận thức được một số đặc điểm cơ bản nhất về ngoại hình, cảm xúc, hành vi và vị trí của mình. Ví dụ: Khi chơi trò “Trường của bé”, cô giáo chơi cùng cháu Thùy Dương. Cô đóng vai là cô giáo, Thùy Dương đóng vai học sinh, khi hỏi: Con tên là gì? Con là trai hay gái? Con học lớp cô nào? thì Thùy Dương trả lời luôn được. Nhưng Thùy Dương lại tỏ ra khá lúng túng khi được hỏi các câu hỏi như: Con bao nhiêu tuổi? Nhà con ở đâu? Con học trường nào?...

Tiêu chí 3, tính khái quát của biểu tượng. Điểm của nhóm TN và ĐC là 0.55 và 0.5 điểm. Có kết quả đó là do hầu hết trẻ chưa biết dùng ngôn ngữ để khái quát các biểu tượng thành nhóm biểu tượng chung nhất. Phần lớn, biểu tượng của trẻ vẫn còn tản mạn, còn gắn liền với hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ: Khi chơi trò chơi “Khám bệnh”, Bảo Trâm rất thích chơi và chơi rất tích cực nhưng khi hỏi: Muốn cầm ống nghe con phải làm gì? Muốn khám được bệnh cho bệnh nhân thì con phải làm gì?... thì Bảo Trâm không trả lời được.

Từ đó có thể thấy rằng, về sự chính xác, phong phú và khái quát của biểu tượng ở cả hai nhóm trước TN là tương đồng nhau và đều chưa cao. Vì thế, điểm trung bình của cả hai nhóm đều chưa cao, chỉ đạt 5.5 và 5.55 điểm. Điều đó cho thấy mức độ hình thành BTBT của trẻ trước TN còn thấp và chưa đồng đều. Trong đó, những tiêu chí có điểm trung bình cao hơn và đồng đều hơn là tính chính xác và tính phong phú của biểu tượng. Tính khái quát của biểu tượng ở cả hai nhóm còn rất thấp và có sự chênh lệch đáng kể, có những trẻ được điểm tuyệt đối, song cũng có những trẻ không được điểm nào. Điều đó phần nào phản ánh mức độ khó của các tiêu chí đối với khả năng của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.

Như vậy, qua kết quả đo đầu vào của cả hai nhóm TN và ĐC, ta có thể rút ra được một số kết luận như sau:

- Sự hình thành BTBT của trẻ ở cả hai nhóm TN và ĐC đều đã đạt được những kết quả nhất định nhưng mới tập trung chủ yếu ở mức độ trung

bình và thấp. Vì thế, điểm trung bình của cả hai nhóm đều ở mức thấp.

- Mức độ hình thành BTBT của cả hai nhóm là không đồng đều giữa các trẻ, có trẻ đạt kết quả khá cao (9 điểm) song cũng có trẻ đạt kết quả rất thấp (4 điểm).

- Mức độ hình thành BTBT của cả hai nhóm TN và ĐC không có sự chênh lệch đáng kể (gần tương đương nhau).

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 71 - 74)