Thực trạng mức độ hình thành biểu tượng bản thân của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổ

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 36 - 43)

Tuy nhiên, rất ít giáo viên có thể phát triển các trò chơi có sẵn và càng ít giáo viên có thể sáng tạo trò chơi mới nhằm mục đích hình thành BTBT cho trẻ. Đặc biệt, việc tổ chức trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ còn có những hạn chế sau: Giáo viên chưa quan tâm đến đặc điểm nhận thức, nhu cầu hứng thú của từng trẻ, chưa tạo được điều kiện và những cơ hội cho trẻ được thử sức, trải nghiệm trong những tình huống khác nhau. Nội dung, hình thức chơi của các trò chơi thì lặp lại dẫn đến trẻ nhàm chán, không hứng thú… Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến hiệu quả của việc hình thành BTBT ở trẻ. Vì thế, việc đề xuất một số biện pháp hợp lí là hết sức cần thiết để góp phần nâng cao hiệu quả của việc hình thành BTBT ở trẻ 4-5 tuổi.

1.3.2. Thực trạng mức độ hình thành biểu tượng bản thân của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tuổi

1.3.2.1. Mục đích đánh giá

Đánh giá mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non Hùng Vương và trường mầm non Phong Châu - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ, lấy đó làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất một số biện pháp nhằm hình thành BTBT cho trẻ.

1.3.2.2. Đối tượng, phạm vi, thời gian đánh giá

Việc khảo sát được tiến hành trên 100 trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi của trường MN Hùng Vương và MN Phong Châu; MN Lê Đồng; MN Phú Hộ - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.

Thời gian khảo sát: tháng 12/2015 - 01/2016.

Đánh giá mức độ hình thành BTBT của trẻ 4-5 tuổi ở từng khía cạnh. Cụ thể: - Biểu tượng về các giác quan và các bộ phận cơ thể.

- Biểu tượng về cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. - Biểu tượng về vị trí xã hội của bản thân.

1.3.2.4. Các tiêu chí và thang đánh giá * Tiêu chí đánh giá

- Tiêu chí 1: Tính chính xác của biểu tượng (4.0 điểm)

Tính chính xác là sự đúng đắn của BTBT. Đó chính là mức độ xác thực của những hiểu biết cụ thể, riêng lẻ về bản thân, mang tính tình huống. Nói cách khác, những BTBT của trẻ phải phù hợp với cái hiện có ở chúng.

- Tiêu chí 2: Sự phong phú của biểu tượng (4.0 điểm)

Sự phong phú của BTBT được thể hiện ở số lượng các hình ảnh riêng lẻ, cụ thể về bản thân mà trẻ có được. Đó là các hình ảnh về các giác quan và bộ phận của cơ thể, về vị trí xã hội của bản thân, về cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của bản thân.

- Tiêu chí 3: Tính khái quát của biểu tượng (2.0 điểm)

Tính khái quát của BTBT là hình ảnh tổng quát về cái tôi, thoát khỏi tình huống cụ thể để xác định những dấu hiệu đặc trưng, mang tính bản chất ở mỗi con người. Trong tự nhận thức của con người, tính khái quát của biểu tượng phụ thuộc vào từng cá nhân và phụ thuộc vào lứa tuổi.

* Thang đánh giá

Dựa vào các tiêu chí trên, chúng tôi xây dựng thang đánh giá gồm 4 mức độ: - Mức độ 1: Cao (8.5 – 10.0 điểm)

+ Hiểu biết về bản thân đúng: Nói đúng tên, vị trí, chức năng của các bộ phận và các giác quan; Biết được vị trí của mình trong gia đình, trong lớp; Biết được cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của mình trong quan hệ với môi trường xung quanh.

+ Hiểu biết về bản thân đầy đủ: Biết về các đặc điểm cơ thể, vị trí xã hội và cảm xúc, suy nghĩ, hành vi.

+ Biết một số đặc điểm chung của con người: Đều có các giác quan và các bộ phận; Biết thể hiện cảm xúc qua giọng nói, cử chỉ điệu bộ, đều có mối quan hệ với người khác (có ông bà, bố, mẹ, anh chị em…).

- Mức độ 2: Tương đối cao (7.0 - <8.5 điểm) + Hiểu biết đúng về bản thân.

+ Hiểu biết về bản thân tương đối đầy đủ.

+ Có thể biết một vài đặc điểm chung của con người. - Mức độ 3: Trung bình (5.0 - <7.0 điểm)

+ Hiểu biết đúng về bản thân.

+ Chỉ biết những đặc điểm cơ bản nhất của bản thân chủ yếu là hiểu biết về các giác quan và bộ phận cơ thể.

+ Không biết những đặc điểm chung của con người. - Mức độ 4: Thấp (<5.0 điểm)

+ Hiểu biết không đúng về bản thân. + Chỉ có một vài BTBT.

+ Không biết những đặc điểm chung của con người.

1.3.2.5. Cách đánh giá

- Quan sát trẻ tham gia các trò chơi. - Trò chuyện, trao đổi với trẻ.

1.3.2.6. Kết quả về mức độ hình thành biểu tượng bản thân của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Bảng 1.6. Thực trạng về mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi (tính theo %)

Số trẻ

Mức độ (%)

Cao Tương đối cao Trung bình Thấp

SL % SL % SL % SL %

100 20 20 26 26 26 46 8 8

Biểu đồ 1.1. Thực trạng mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi (tính theo %)

0 10 20 30 40 50

Cao Tương đối cao Trung bình Thấp

Mức độ

Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy mức độ hình thành BTBT của trẻ 4- 5 tuổi phân bố không đồng đều và còn thấp, chủ yếu tập trung ở mức độ trung bình và tương đối cao, rất ít trẻ đạt được ở mức cao và đặc biệt là vẫn còn nhiều trẻ xếp loại thấp. Điều đó được thể hiện: Tỉ lệ trẻ đạt kết quả trên trung bình (tương đối cao và cao) còn thấp (46%), trong số đó, chỉ có 20% số trẻ đạt loại cao, còn lại là loại tương đối cao. Trong khi đó số trẻ có kết quả trung bình còn chiếm số lượng khá lớn (46%) và vẫn còn tới 8% trẻ xếp loại thấp.

Kết quả này cho thấy mức độ hình thành BTBT của trẻ 4-5 tuổi còn chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục đề ra. Bên cạnh một số ít trẻ có biểu hiện vượt hẳn lên so với bạn khác ( đạt mức độ cao và tương đối cao), BTBT ở trẻ đã hình thành tương đối đầy đủ thì vẫn còn nhiều trẻ vốn BTBT còn nghèo nàn. Những trẻ ở mức độ thấp là những trẻ có rất ít các BTBT và biểu tượng thì thường chưa chính xác, thậm chí có trẻ thỉnh thoảng vẫn còn nhầm lẫn về giới tính của mình. Qua quan sát và qua ba nội dung hình thành BTBT, chúng tôi thấy được:

- Nội dung BTBT về các giác quan và các bộ phận cơ thể: có nhiều trẻ vốn biểu tượng về các bộ phận cơ thể còn chưa đầy đủ và chính xác, trẻ vẫn bị nhầm lẫn hoặc không biết.

- Nội dung BTBT về cảm xúc, suy nghĩ và hành vi: vẫn còn nhiều trẻ chưa biết thể hiện hoặc thể hiện sai trạng thái cảm xúc của vai chơi mà mình tham gia đóng vai, trẻ còn lúng túng khi gặp những tình huống trong khi chơi.

- Nội dung BTBT về vị trí xã hội của bản thân: Nhiều trẻ vẫn chưa thể hiện được mối quan hệ với mọi người xung quanh, chưa biết nhà mình ở đâu hay không biết mình là ai trong nhóm bạn.

Thực trạng này có thể là do giáo viên chưa có phương pháp, biện pháp giáo dục cá biệt phù hợp.

Bảng 1.7. Thực trạng về mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi (tính theo tiêu chí)

Tiêu chí đánh giá 𝑋

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 6.15

Biểu đồ 1.2. Thực trạng về mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi (tính theo tiêu chí)

Kết quả trên cho thấy khi đánh giá theo các tiêu chí, điểm của cả hai trường đều chưa cao, chỉ đạt ở mức trung bình (6.15/10 điểm). Điều đó chứng tỏ sự phát triển của tính chính xác, sự phong phú và tính khái quát trong vốn biểu tượng của trẻ cũng chỉ ở mức trung bình. Cụ thể: Tiêu chí 1 trẻ đạt 2.75 điểm, tiêu chí 2 đạt 2.75 điểm, tiêu chí 3 đạt 0.65 điểm.

Có thể thấy được rằng những tiêu chí trẻ có kết quả tốt hơn, đạt ở mức trung bình khá nhiều hơn là tiêu chí 1 và tiêu chí 2 (tính chính xác và tính phong phú của biểu tượng). Có kết quả đó là do hai tiêu chí này dễ thực hiện hơn đối với trẻ 4-5 tuổi. Biểu hiện là nhiều trẻ đã có biểu tượng về cơ thể mình và về cảm xúc, suy nghĩ tương đối phong phú và chính xác. Biểu tượng về vị trí xã hội thì còn hạn chế, nhiều trẻ còn nhầm lẫn khi nhận biết các loại hành vi và cảm xúc của con người, thậm chí có trẻ thỉnh thoảng còn nhầm lẫn cả giới tính của mình.

Qua quan sát chúng tôi nhận thấy những cháu có BTBT ở mức độ cao có vai trò và vị trí khá đặc biệt trong nhóm chơi. Các cháu thường là những người giữ vai trò “thủ lĩnh” thường xuyên lãnh nhiệm vụ phân công các bạn vào những vai phù hợp, giải quyết những mâu thuẫn và vướng mắc xảy ra trong quá trình chơi. Trong quá trình phân công giao nhiệm vụ và vai chơi cho các bạn các cháu còn giải thích khá rõ ràng vì sao lại phân công bạn nào vào vị trí, vai chơi nào.

Ví dụ: Cháu Bảo An nói: “Bạn Thu Hà hay cáu gắt lắm không đóng vai mẹ được đâu, vì mẹ thì phải dịu dàng và nhẹ nhàng cơ”. Quả thật khi quan sát và tiếp

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3

Tiêu chí Điểm

cận cháu Thu Hà chúng tôi nhận thấy cháu không chỉ hay cáu gắt mà còn rất hay giận dỗi, hễ không theo ý cháu là cháu không chơi nữa, bỏ đi tìm trò chơi khác. Cháu không thể hoàn thành một vai chơi nào cả.

Hay, cháu Gia Bảo biết rõ giới tính của mình và có những hành động phù hợp với giới tính, cháu nói “Cháu là con trai, cháu có tóc ngắn và cháu không bắt nạt con gái”. Gia Bảo còn biết bản thân có thể chơi được những trò gì và tự đánh giá là biết chơi giỏi. Qua quan sát chúng tôi thấy cháu Gia Bảo luôn lựa chọn và đưa ra những trò chơi mới, và đóng những vai chính trong trò chơi. Cháu nhận xét và đánh giá các bạn khá hợp lý và khách quan. Cháu Gia Bảo nói “Bạn Việt Anh chơi trò chơi xây dựng rất giỏi, bạn ấy biết lên kế hoạch chơi, xây đẹp. Cho nên để bạn Việt Anh đóng vai kỹ sư xây dựng là tốt nhất”.

Số trẻ có biểu hiện BTBT ở mức độ trung bình lại chiếm tỷ lệ khá cao . Những trẻ này biết mình là ai, nhưng chưa có những ứng xử thực sự phù hợp với vị thế của bản thân mình. Hơn nữa trẻ chưa có khả năng đưa ra và lựa chọn những trò chơi, vai chơi phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân. Nguyên nhân chủ yếu do biểu tượng về bản thân của trẻ chưa rõ ràng vì vậy trẻ chưa xác định được khả năng của mình. Đặc biệt, số trẻ có biểu hiện BTBT ở mức thấp còn khá nhiều. Những trẻ này có biểu tượng về bản thân còn hạn chế, trẻ chưa xác định được một cách chính xác và rõ ràng khả năng và sở thích của bản thân. Chính vì vậy việc nhận xét đánh giá bạn chơi và tự đánh giá bản thân của trẻ thường không phù hợp. Ví dụ: Cháu Hoài Anh tự đánh giá là mình chơi trò chơi “bán hàng” giỏi, nhưng khi quan sát cháu chơi chúng tôi nhận thấy cháu nhập vai chưa tốt, chưa biết mở rộng nội dung chơi, chưa phát triển các mối quan hệ chơi trong trò chơi mà chỉ biết bán những món đồ trên bàn rồi tính tiền.

* Nhận xét

Qua nghiên cứu thực trạng chúng tôi có nhận xét như sau:

Đa số trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi đã nhận thức chính mình và có những biểu tượng về bản thân.Tuy nhiên, mức độ biểu hiện của BTBT ở mỗi trẻ là khác nhau và hầu hết chỉ đạt ở mức trung bình. Phần lớn trẻ đã có biểu tượng về cơ thể mình và về cảm xúc tương đối chính xác và phong phú. Nhưng biểu tượng về vị trí xã hội của trẻ thì còn rất nhiều hạn chế. Vốn biểu tượng của trẻ chưa đầy đủ cho nên nhiều khi trẻ vẫn nhầm lẫn thậm chí là không biết. Kết quả này có thể là do giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ tham gia chưa hướng tới việc hình thành BTBT cho trẻ hoặc đã hướng tới nhưng chưa nhiều. Do vậy, việc đề xuất các biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động nhằm hình thành BTBT cho trẻ là thực sự cần thiết.

Kết luận chương 1

Việc hình thành BTBT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi là rất quan trọng và cần thiết. Quá trình này không diễn ra một cách đơn giản mà cơ chế tâm lí của nó tương đối phức tạp. Việc hình thành BTBT của trẻ được kết hợp bởi hai quá trình đan quyện với nhau đó là dựa trên những đánh giá của mọi người xung quanh và tự đánh giá, nhìn nhận của chính bản thân đứa trẻ. Quá trình này chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan liên quan đến bản thân trẻ. Trong đó, trò chơi ĐVTCĐ là một trong những hoạt động có ưu thế để giúp trẻ hình thành BTBT. Vì vậy, giáo viên cần khuyến khích, tạo mọi cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, được hoạt động một cách tích cực và tối ưu nhất là thông qua các trò chơi, đặc biệt là trò chơi ĐVTCĐ.

Trên thực tiễn hiện nay, số lượng các trò chơi ĐVTCĐ nhằm hình thành BTBT cho trẻ trong chương trình và các tài liệu tam khảo còn ít. Hơn nữa, do điều kiện thực tế như số trẻ trong lớp quá đông, không gian chật hẹp, thời gian dành cho các nội dung còn ít,… nên việc sử dụng trò chơi ĐVTCĐ nhằm hình thành BTBT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi còn hạn chế.

Mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi còn chưa cao và có sự chênh lệch rõ nét giữa các cá nhân. Việc trẻ tự nhận thức bản thân mình chưa đạt hiệu quả tốt sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức thế giới xung quanh của trẻ và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của trẻ.

Việc đề xuất một số biện pháp nhằm hình thành BTBT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ là thực sự cần thiết. Đặc biệt là những trò chơi có nội dung phong phú, đa dạng, hấp dẫn thu hút trẻ tham gia. Hơn nữa cần trang bị cho giáo viên cách thức tổ chức, tạo môi trường chơi hấp dẫn, kích thích hứng thú của trẻ để trẻ tham gia chơi nhằm đạt được mục đích đề ra.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)