Biện pháp 6: Khuyến khích trẻ đánh giá, nhận xét bạn chơi và tự đánh giá bản thân

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 56 - 58)

giá bản thân

2.2.6.1. Mục đích

Đánh giá nhận xét bạn và tự đánh giá bản thân là một trong những điều kiện cơ bản để hình thành và phát triển ý thức về bản thân của trẻ. Từ kết quả nhận xét, đánh giá bạn, trẻ đối chiếu với khả năng của bản thân, từ đó xác định được khả năng của mình, có sự điều chỉnh hành vi và lựa chọn những hoạt động phù hợp trong hoạt động tiếp theo.

Tự đánh giá là cơ hội để trẻ tự khẳng định mình trước tập thể, giúp trẻ phát huy những mặt mạnh, mặt tích cực của bản thân, khắc phục những hạn chế, biết tự điều chỉnh hành vi, hành động cho phù hợp với yêu cầu giáo dục.

2.2.6.2. Ý nghĩa

Chính việc cho trẻ nhận xét, đánh giá bạn chơi và tự nhận xét bản thân mình giúp trẻ hình thành và củng cố những biểu tượng về bản thân, đặc biệt là những biểu tượng về khả năng của bản thân. Nhưng quan trọng hơn trong quá trình nhận xét và đánh giá bạn bè và bản thân, trẻ sẽ tự rút ra cho mình những bài học cần thiết và đây chính là cơ sở để trẻ điều chỉnh hành vi hành động, thái độ ứng xử của mình trong trò chơi và tiến tới là thể hiện những hành vi, thái độ phù hợp trong cuộc sống thực của trẻ.

2.2.6.3. Cách tiến hành

Để khuyến khích trẻ đánh giá, nhận xét bạn chơi và tự đánh giá bản thân đạt hiệu quả cần được tiến hành như sau:

- Trước khi trẻ chơi, cô giáo nên cùng trẻ thảo luận, trao đổi và định hướng cho việc nhận xét, đánh giá bạn chơi với các nội dung

Ví dụ: Việc xác định khả năng của bạn khi lựa chọn vai chơi có phù hợp với khả năng và sở thích không? Khi bạn chọn vai có biết thực hiện những hành động phù hợp với vai chơi không? Có bị nhầm lẫn trong xưng hô khi nhập vai không? Bạn có biết đưa ra và lựa chọn những vai chơi và hành động chơi phù hợp với bản thân không?... Trong khi chơi và sau khi chơi bạn có biết nhận xét, đánh giá bạn chơi không, kết quả đánh giá của bạn có phù hợp và khách quan không?....

- Cô giáo cần nêu rõ yêu cầu mà trẻ cần quan sát để mà nhận xét và đánh giá bạn mình.

Ví dụ: Cô giáo nói: Hôm nay lớp chúng mình sẽ tổ chức một cuộc thi “gia đình hoàn hảo” để thực hiện trò chơi này, chúng mình sẽ đóng vai các thành viên trong gia đình, nhưng để biết gia đình nào đạt giải cao, các con chơi trong nhóm cần quan sát các bạn chơi trong nhóm của mình xem bạn nào chơi giỏi, nhập vai và hành động theo vai hợp lý, biết xử lý các mối quan hệ trong vai chơi và trò chơi, biết thực hiện các hành động của vai trong khi chơi.

- Cô giáo có thể tổ chức cho trẻ tham gia cùng một lúc nhiều nhóm chơi gia đình, nhưng cô giáo cần theo dõi những biểu hiện nhập vai của trẻ trong trò chơi so với địa vị thực tế của trẻ ở gia đình.

Ví dụ: Một trẻ là con thứ nhất trong gia đình, khi chơi cháu đóng vai “con”, trong quá trình chơi cháu có nhầm lẫn xưng hô hay không, nhầm lẫn bao nhiêu lần, nhầm lẫn khi xưng hô và quan hệ với vai nào?... Muốn làm được điều này, cô giáo phải có những thông tin cụ thể của từng trẻ, xem cháu là con thứ mấy, gia đình cháu có những ai, mối quan hệ với những người đó như thế nào?...

- Khuyến khích trẻ tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bằng cách cho trẻ nêu ý kiến về thành tích của mình và của bạn.

Ví dụ: Sau khi trẻ chơi, cô cùng trẻ nhận xét đánh giá về kết quả chơi. Cô hỏi trẻ: “Hôm nay con đóng vai “con” thế nào? Con có vừa lòng với vai mình d

2.2.6.4. Điều kiện thực hiện

Để biện pháp này đạt hiệu quả cao, trong qua trình thực hiện cần đảm bảo một số điều kiện sau:

- Các tiêu chí đánh giá phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu đối với trẻ.

- Phải cho trẻ trình bày ý kiến của mình với giáo viên, xem trẻ đã làm gì, trẻ có thắc mắc gì. Từ đó giáo viên xem xét, đánh giá trẻ.

- Việc đánh giá phải công bằng.

- Trẻ phải có kỹ năng so sánh mình với người khác.

- Số lượng trẻ trong nhóm chơi, trong lớp không quá đông để giáo viên có thể quan sát, nhận xét được từng trẻ và cho từng trẻ nhận xét, đánh giá bạn và bản thân mình.

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)