Nhóm trò chơi nhằm hình thành biểu tượng về quan hệ xã hội của trẻ với mọi người xung quanh

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 64 - 67)

với mọi người xung quanh

2.3.3.1. Trò chơi “Gia đình của bé” * Mục đích, yêu cầu

- Trẻ thể hiện được đúng vị thế của trẻ trong gia đình qua vai chơi.

- Trẻ biết tên, tuổi của bản thân. Trẻ biết xưng hô đúng với cương vị xã hội của trẻ trong gia đình.

- Không tranh giành đồ chơi, biết lấy và cất đồ chơi vào nơi quy định. - Cô gợi mở để trẻ mở rộng nội dung chơi, phức tạp hóa các hành động chơi phù hợp với nội dung giáo dục hình thành biểu tượng về vị thế của bản thân cho trẻ.

* Chuẩn bị

- Cô trò chuyện với trẻ giúp trẻ kể về gia đình mình có những ai. Có thể trẻ tự kể bố mẹ của mình làm gì.

- Đồ chơi: Bộ đồ chơi gia đình, bác sĩ, cô giáo, ...

* Tiến hành trò chơi

- Thỏa thuận trước khi chơi: Cô hướng dẫn trẻ thỏa thuận với nhau: Ai ở nhóm nào và phân vai chơi.

- Quá trình chơi: Cô đến nhóm “Gia đình” và gợi ý cách chơi giúp trẻ. Ví dụ: Trẻ đóng vai con đúng với gia đình thực của trẻ (đã tìm hiểu). Trẻ biết xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,…Trẻ biết tên tuổi của bản thân, biết mình học lớp nào, trường nào? Trẻ biết mình là con ai, cháu ai, em ai,… Trong khi quan sát trẻ chơi, cô tạo tình huống gia đình đi khám bệnh. Khi đó bác sĩ sẽ hỏi trẻ: Cháu tên là gì? Cháu bao nhiêu tuổi? Cháu là con trai hay con gái? Cháu là con ai? Cháu học lớp nào? Trường nào?... Từ đỏ trẻ có thêm vốn biểu tượng về bản thân mình một cách chính xác, đúng đắn.

Như vậy, vừa tạo điều kiện hình thành biểu tượng về vị thế của bản thân cho trẻ, vừa tạo điều kiện cho các nhóm chơi liên kết với nhau.

- Kết thúc chơi: Cô khen trẻ, đặc biệt là những trẻ có kĩ năng chơi tốt. Động viên những trẻ khác chơi kém, chưa biết cách chơi. Sau đó cô chuyển trẻ sang hoạt động tiếp theo.

2.3.3.2. Trò chơi “Bé vui đến trường” * Mục đích, yêu cầu

- Trẻ biết mình là ai trong nhóm bạn.

- Trẻ biết tên, tuổi của bản thân. Trẻ biết xưng hô đúng với cương vị xã hội của trẻ trong lớp, trường.

- Không tranh giành đồ chơi, biết lấy và cất đồ chơi vào nơi quy định. - Cô gợi mở để trẻ mở rộng nội dung chơi, phức tạp hóa các hành dộng chơi phù hợp với nội dung giáo dục hình thành biểu tượng về vị thế của bản thân cho trẻ.

* Chuẩn bị

- Cô trò chuyện với trẻ về trường mầm non. Có thể nhấn mạnh công việc của cô giáo và hành động của học sinh trong trường mầm non. Cung cấp thông tin cho trẻ về các thành viên trong trường mầm non.

- Đồ chơi: Bộ đồ chơi cô giáo, đồ dùng học tập,…

* Tiến hành trò chơi

- Thỏa thuận trước khi chơi: Cô hướng dẫn trẻ thỏa thuận với nhau về vai chơi và chơi như thế nào.

- Quá trình chơi: Cô quan sát trẻ chơi để khai thác các tình huống nảy sinh trong quá trình chơi đồng thời tạo tình huống chơi mới giúp trẻ có cơ hội thể hiện

bản thân mình. Ví dụ: Cô tạo tình huống có một vị khách đến tham quan lớp học và hỏi trẻ: Cháu tên là gì? Cháu học lớp mấy tuổi? Cô giáo cháu tên là gì? Cháu kể tên các bạn lớp mình được không? …

Cô giáo có thể cho trẻ thay đổi vai chơi để trẻ được trải nghiệm các vị trí của bản thân mình như: Trẻ biết với cô giáo thì mình là học sinh và cách xưng hô như thế nào? Với các bạn thì xưng hô như thế nào? … Từ đó trẻ biết rõ hơn về vị thế của bản thân và có cách ứng xử phù hợp với vị thế của mình ở trường mầm non.

- Kết thúc chơi: Cô cho trẻ nhận xét bạn cùng chơi và tự đánh giá bản thân. Sau đó, cô khuyến khích, động viên, khen ngợi những thành tích mà trẻ đạt được. Cô đọc thơ, kể chuyện những tác phẩm ca ngợi trường lớp hay những bài hát thể hiện tình cảm của cô giáo và học sinh.

2.3.3.3. Trò chơi “Thăm công viên” * Mục đích, yêu cầu

- Trẻ biết tên, tuổi của bản thân. Trẻ biết mình là ai.

- Trẻ biết trả lời được các câu hỏi khi đi thăm công viên và có thái độ nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của công viên.

- Cô gây được hứng thú cho trẻ tham gia tích cực để đạt được mục đích đặt ra.

* Chuẩn bị

- Cô trò chuyện với trẻ về công viên. Bạn nào đã được đi rồi. - Trước khi đi thăm công viên, cô cần khơi gợi hứng thú cho trẻ.

- Đồ chơi: Bộ đồ chơi về công viên như: Các loại con vật, cây cối, mô hình, …

* Tiến hành trò chơi

- Thỏa thuận trước khi chơi: Cô tạo tình huống cho trẻ đi thăm công viên bằng cách nói với trẻ: Hôm nay cô và cả lớp mình sẽ đi thăm công viên, chúng mình có thích không?

- Quá trình chơi: Cô nói với trẻ: Muốn vào được công viên thì trước hết chúng ta phải trả lời các câu hỏi của bác bảo vệ đúng và nhanh nhất. Cô hỏi trẻ: Cháu tên là gì? Cháu bao nhiêu tuổi? Cháu là con trai hay con gái? Cháu là con nhà ai? Cháu có anh, chị hoặc em ruột không? Cháu là em ai? Cháu là anh (chị) ai? Cháu học trường nào? Cháu học lớp nào? Cháu ở tổ nào? Cô giáo nào dạy cháu? Nhà cháu ở đâu? Sau đó cô tổ chức cho trẻ đi thăm công viên và giới thiệu

về công viên cho trẻ. Cô cần gây hứng thú để trẻ tích cực tham gia hoạt động, không bị nhàm chán để mục đích giáo dục đưa ra đạt hiệu quả cao.

- Kết thúc chơi: Cô nhận xét, đánh giá trẻ nào trả lời các câu hỏi tốt nhất. Động viên những trẻ kém hơn. Cho trẻ hát một bài và chuyển hoạt động tiếp theo.

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 64 - 67)