Kết quả sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 74 - 85)

Sau thời gian TN và đo lại mức độ hình thành BTBT của trẻ. Ta tiến hành so sánh với kết quả này trước TN để kiểm nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, qua đó chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.

Bảng 3.3. Mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm (tính theo%)

Nhóm trẻ

Số trẻ Mức độ hình thành BTBT của trẻ 4-5 tuổi (tính theo %)

Cao Tương đối cao Trung bình Thấp

TN 25 42 36 20 2

ĐC 25 18 28 40 14

Biểu đồ 3.3. Mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm (tính theo%)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Cao Tương đối cao Trung bình Thấp Mức độ

%

TNĐC ĐC

Kết quả chung của nhóm TN và ĐC sau TN cho thấy: Nếu như trước khi tiến hành TN, mức độ hình thành BTBT của cả hai nhóm là tương đương nhau và nhìn chung ở mức trung bình và thấp thì sau TN, mức độ hình thành BTBT của nhóm TN và ĐC đã có sự chênh lệch đáng kể.

Ở nhóm TN, mức độ cao và tương đối cao đã chiếm tỉ lệ lớn, đạt trên 70%. Trong đó, mức độ cao tăng lên đến 42%,tương đối cao tăng lên 36%. Hầu hết trẻ ở nhóm này đã có hiểu biết đúng và tương đối đầy đủ về bản thân. Bên cạnh đó, trẻ cũng đã bắt đầu có những hiểu biết về những đặc điểm chung của con người. Nhưng ở nhóm ĐC, tỉ lệ cao và tương đối cao chỉ đạt dưới 50%. Mức độ trung bình của nhóm TN đã giảm xuống chỉ còn 20% và chỉ còn một tỉ lệ rất nhỏ trẻ ở mức độ thấp (2%), trong khi mức trung bình của nhóm ĐC vẫn là 40% và tỉ lệ thấp là 14%.

Ví dụ: Sự tiến bộ rõ nét trong ý thức về vị thế của bản thân. Trẻ xác định được tên, tuổi, giới tính, khả năng và sở thích của bản thân. Trẻ nhanh nhẹn, chủ động và tích cực hơn nhiều khi tham gia vào hoạt động chơi. Lúc đầu trẻ thảo luận, phân vai theo khả năng và sở thích, sự tranh luận thể hiện rất rõ “cái tôi”

của mỗi trẻ. Trẻ nói: “theo tôi thì trò chơi này nên chọn bạn Duy Hoàng vào vai bố, bạn Phương Huyền vào vai mẹ và bạn Cẩm Linh vào vai con”. Và trẻ giải thích rất rõ ràng và hợp lý sự phân công của mình rằng: “bạn Duy Hoàng đóng vai bố vì bạn ấy cư xử giống bố, bạn Cẩm Linh đóng vai con vì bạn ấy nhỏ con lại hay nhõng nhẽo...;” một số trẻ khác không chờ sự phân công mà tự mình nhận vai theo khả năng và sở thích của bản thân. Tuy lúc đầu sự phân công và nhận vai đối với một số trẻ còn hơi khó khăn, và chưa thực sự hợp lý nhưng càng về sau sự thể hiện “cái tôi” của trẻ ngày càng rõ nét. Trẻ không những luôn thoả thuận cùng nhau để phân vai, nhận vai theo khả năng và sở thích của mỗi cá nhân mà còn đưa ra những trò chơi, vai chơi, rất phù hợp nhất là giai đoạn cuối của quá trình TN.

Sự chênh lệch đáng kể trên đã cho thấy sau TN, mức độ hình thành BTBT của trẻ nhóm TN đã tiến bộ hơn rất nhiều so với trẻ nhóm ĐC. Điều đó khẳng định hiệu quả của các biện pháp hình thành BTBT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ đã đề xuất. Việc tham gia vào trò chơi được tổ chức, hướng dẫn của giáo viên đã giúp trẻ có cơ hội được trải nghiệm bản thân, được

khám phá và mở rộng nhận thức về bản thân. Qua đó, BTBT của trẻ được hình thành và củng cố ngày một chính xác, đầy đủ, bền vững hơn.

Bảng 3.4. Mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm (tính theo tiêu chí)

Nhóm trẻ

Số trẻ Tiêu chí đánh giá X

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3

TN 25 3.2 3.1 1.2 7.5

ĐC 25 2.75 2.75 0.65 6.15

Biểu đồ 3.4. Mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm (tính theo tiêu chí)

Kết quả trên cho thấy sau TN, điểm số của cả ba tiêu chí ở nhóm TN đều cao hơn nhóm ĐC và điểm TB đã tăng lên.

Tính chính xác của biểu tượng tăng từ 2.75 lên 3.2 điểm. Điều đó chứng tỏ biểu tượng của trẻ nhóm TN có tính chính xác cao hơn nhóm ĐC. Nếu như trẻ nhóm ĐC sau TN khi chơi trò chơi “ Chuyển nhà” thì trẻ thỉnh thoảng còn không nhớ nhà mình ở đâu hoặc nhầm lẫn nhưng ở nhóm TN thì không còn trẻ nào là không nhớ và nhầm lẫn nữa. Nhiều trẻ nhóm TN khi phân biệt các loại xúc cảm đã chỉ ra và giải thích được chính xác đâu là vui, đâu là buồn,… Trong khi đó ở

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí

Điểm

TNĐC ĐC

nhóm ĐC, nhiều trẻ vẫn còn nhầm lẫn các trạng thái xúc cảm. Hay như cháu Anh Thư ở nhóm TN, khi chơi trò chơi “ Cửa hàng bách hóa” người khách yêu cầu bán cho tôi hai cái mặt cười thì trẻ đã lấy đúng hai cái mặt cười ra đưa cho khách. BTBT của trẻ ở nhóm TN cũng phong phú hơn so với nhóm ĐC (điểm tăng từ 2.75 lên 3.15 điểm). Trẻ nhóm TN sau TN đã có vốn BTBT tương đối đầy đủ và đồng đều nhau hơn, cả biểu tượng về cơ thể, cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và biểu tượng về vị trí xã hội. Chẳng hạn chơi trò chơi “Cửa hàng đồ lưu niệm” và trẻ sẽ là người bán, cô đóng vai là người đi mua. Khi được người mua hỏi “Búp bê có đặc điểm gì?” thì cháu Trung Kiên ở nhóm TN đã miêu tả rất tỉ mỉ hình dáng,đặc điểm bên ngoài của búp bê, nhưng cháu Kiều Dung ở nhóm ĐC chỉ miêu tả được ít đặc điểm bên ngoài của búp bê. Điều đó chứng tỏ biểu tượng về các giác quan và bộ phận cơ thể của cháu Trung Kiên đã hình thành và phát triển đầy đủ hơn rất nhiều so với cháu Kiều Dung.

BTBT của trẻ ở nhóm TN cũng mang tính khái quát cao hơn, biểu hiện là điểm của tiêu chí này tăng lên đáng kể (từ 0.65 lên 1.2 điểm). Trẻ nhóm TN đã biết cách phân nhóm các loại BTBT, biết dùng ngôn nhữ để miêu tả và khái quát thành các đặc điểm chung của con người. Như cháu Hồng Anh ở nhóm TN, khi chơi trò chơi “Cửa hàng bách hóa” cháu đã mua một chiếc mặt cười, khi được hỏi “Vì sao cháu mua mặt cười?” thì cháu trả lời là vì cháu thích vui và và cháu muốn mọi người ai cũng vui vẻ; Nhưng cháu Hà An ở nhóm ĐC cũng đến cửa hàng và mua mặt cười nhưng khi được hỏi “Vì sao cháu mua mặt cười?” thì Hà An lại không trả lời được … Như thế, biểu tượng của cháu Hồng Anh đã phong phú và mang tính khái quát hơn nhiều so với biểu tượng của cháu Hà An.

Điểm trung bình của nhóm TN sau TN đã cao hơn nhiều so với nhóm ĐC. Nếu như nhóm ĐC chỉ đạt 6.2 điểm thì nhóm TN đạt 7.5 điểm. Có nhiều trẻ ở lớp ĐC sau TN vẫn chỉ đạt điểm ở mức trung bình là 5,6 điểm. Trong khi đó ở nhóm TN, có nhiều trẻ đã đạt điểm cao là 8,9 điểm, thậm chí có trẻ còn đạt điểm tối đa là 10 điểm như cháu Anh Dũng, Hồng Anh, Hoàng Minh,… Điều đó đã khẳng định hiệu quả của các biện pháp TN nhằm hình thành BTBT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.

Để thấy rõ hơn hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi đưa ra kết quả riêng của từng nhóm trước và sau TN. Cụ thể như sau:

Bảng 3.5. Mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm ĐC trước và sau TN (tính theo %)

Thời điểm

Số trẻ Mức độ hình thành BTBT của trẻ 4-5 tuổi (tính theo %)

Cao Tương đối cao Trung bình Thấp

Trước TN 25 10 24 44 22

Sau TN 25 18 28 40 14

Biểu đồ 3.5. Mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm ĐC trước và sau TN (tính theo %)

Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta có thể nhận thấy mức độ hình thành BTBT của trẻ ở nhóm ĐC sau TN có cao hơn trước TN nhưng không đáng kể. Trẻ đạt loại tương đối cao và cao còn thấp, tỉ lệ tăng lên không đáng kể (cao tăng thêm 8%, tương đối cao tăng thêm 4%). Mức độ trung bình vẫn còn chiếm tỉ lệ lớn(40%), trẻ ở mức độ thấp tuy đã giảm nhưng vẫn chiếm một tỉ lệ không nhỏ (14%). Hầu hết trẻ ở cả hai nhóm đều đã hiểu biết đúng về bản thân nhưng vốn biểu tượng vẫn chưa phong phú, đầy đủ và đặc biệt là trẻ vẫn chưa biết được nhiều đặc điểm chung của con người. Chẳng hạn: Cháu Đức Cường vẫn không biết mình bao nhiêu tuổi trong trò chơi “ Gia đình của bé”, chứng tỏ biểu tượng về

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Cao Tương đối cao Trung bình Thấp Mức độ

%

Trước TN

tuổi vẫn chưa được Đức Cường xác định rõ ràng. Điều đó cho thấy sau TN, kết quả của nhóm ĐC tuy có tăng lên nhưng vẫn không khác nhiều so với trước TN.

Bảng 3.6. Mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm ĐC trước và sau TN (tính theo tiêu chí)

Thời điểm

Số trẻ

Tiêu chí đánh giá X

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3

Trước TN 25 2.5 2.55 0.5 5.55

Sau TN 25 2.75 2.75 0.65 6.15

Biểu đồ 3.6. Mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm ĐC trước và sau TN (tính theo tiêu chí)

Kết quả trên cho thấy ở nhóm ĐC sau TN, cả tính chính xác, phong phú và khái quát đều đạt được kết quả cao hơn, tuy nhiên sự gia tăng đó không nhiều. Cụ thể:

Tiêu chí 1, tính chính xác của biểu tượng đã tăng từ 2.5 lên 2.75 điểm nhưng nhìn chung vẫn ở mức chưa cao. Trẻ sau TN nhiều khi vẫn còn nhầm lẫn trong việc nhận biết các BTBT, đặc biệt là các biểu tượng về cảm xúc, hành vi và vị trí của bản thân. Có nhiều trẻ sau TN vẫn chưa biết nhà mình ở đâu trong trò chơi “ Chuyển nhà” như: cháuThanh Bình, Linh Chi, Thái Dương, Minh Đức, Việt Hoa,…

Tiêu chí 2, tính phong phú của BTBT cũng tăng không đáng kể, từ 2.55 đến 2.75 điểm. Điều đó cho thấy, tuy biểu tượng của trẻ đã phong phú hơn so với trước TN nhưng nhìn chung vẫn còn chưa thực sự đầy đủ, trẻ hầu như mới chỉ có được những biểu tượng điển hình nhất về bản thân. Đa số trẻ mới chỉ kể được những đặc điểm về cơ thể mình, còn khi nói về vị tí xã hội hay cảm xúc, suy nghĩ và hành vi thì trẻ còn gặp khó khăn. Khi chơi trò chơi “ cửa hàng đồ lưu niệm” khi được hỏi về đặc điểm của búp bê, trẻ chỉ nói được búp bê có mắt, mũi,

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí

Điểm

Trước TN

miệng, tay, chân; Khi được gợi ý: Tay để làm gì? Mắt để làm gì? Mũi để làm gì?… thì trẻ nghĩ một lúc rồi mới trả lời được. Điều đó chứng tỏ biểu tượng về các giác quan của trẻ cũng chưa được đầy đủ. Như cháu Việt Cường, tiêu chí này trước TN đạt 2 điểm nhưng sau TN cũng chỉ tăng lên 1 điểm.

Tiêu chí 3, tính khái quát của biểu tượng được cái thiện từ 0.5 đến 0.65 điểm. Nhìn chung so với hai tiêu chí trên thì đây vẫn là tiêu chí có điểm số thấp nhất. Điều đó chứng tỏ biểu tượng của trẻ còn tản mạn, rời rạc, chưa có sự khái quát cao. Trẻ hầu như chỉ kể ra được các BTBT một cách đơn lẻ mà chưa biết xếp chúng vào các nhóm biểu tượng, thành các dấu hiệu chung cho con người. Hầu như điểm số của tiêu chí này ở các trẻ lớp ĐC đều còn thấp, sự gia tăng là không đáng kể.

Vì vậy, điểm TB của nhóm ĐC sau TN có tăng lên nhưng tăng không nhiều, chỉ tăng từ 5.55 lên 6.15 điểm. Điều đó cho thấy sau TN, điểm số trung bình của nhóm ĐC vẫn ở mức thấp.

Bảng 3.7. Mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm TN trước và sau TN (tính theo %)

Thời điểm

Số trẻ Mức độ hình thành BTBT của trẻ 4-5 tuổi (tính theo %)

Cao Tương đối cao Trung bình Thấp

Trước TN 25 10 20 46 24

Sau TN 25 42 36 20 2

Biểu đồ 3.7. Mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm TN trước và sau TN (tính theo %)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Cao Tương đối cao Trung bình Thấp

Mức độ %

Trước TN

Kết quả trên cho thấy sau TN, mức độ hình thành BTBT của trẻ ở lớp TN đã có sự tiến bộ rõ rệt. Cụ thể: Trẻ đạt loại cao và tương đối cao chiếm tỉ lệ khá lớn (78%). Có trẻ trước TN còn chưa có biểu tượng đầy đủ về bản thân, chưa biết những đặc điểm chung của con người thì sau TN, biểu tượng của trẻ đã đầy đủ hơn và đã biết một vài đặc điểm chung của con người, biểu hiện là điểm số ở tiêu chí 2 và 3 đã tăng lên. Tỉ lệ trẻ đạt loại trung bình giảm đi trông thấy, chỉ còn 20% so với trước đây (46%). Đặc biệt, trẻ đạt loại thấp cũng giảm đi rõi rệt, từ 24% xuống chỉ còn 2%.

Chẳng hạn: Cháu Anh Đào biết tên mình là tên một loài hoa ở Đà Lạt; Cháu biết mình 4 tuổi và giới tính của mình là nữ. Hơn nữa, cháu biết con trai hay con gái có những đặc điểm riêng ở hình thức bên ngoài như con trai tóc ngắn, con gái tóc dài,.... Ngoài ra, nhiều trẻ cũng biết vị trí, vai trò của mình trong trò chơi. Trẻ biết phải có những hành động phù hợp với giới tính của mình. Chẳng hạn, cháu Quang Dũng biết mình là con trai thì không bắt nạt các bạn gái.

Bảng 3.8. Mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm TN trước và sau TN (tính theo tiêu chí)

Thời điểm

Số trẻ

Tiêu chí đánh giá X

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3

Trước TN 25 2.45 2.5 0.55 5.5

Sau TN 25 3.2 3.15 1.2 7.55

Biểu đồ 3.8. Mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở nhóm TN trước và sau TN (tính theo tiêu chí)

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí

Điểm

Trước TN

Kết quả trên cho thấy sau TN, nhóm TN đã có sự tiến bộ hơn hẳn so với trước TN về cả ba tiêu chí. Cụ thể:

Tiêu chí 1, BTBT của trẻ sau TN đã chính xác hơn so với trước TN. Biểu hiện bằng điểm số của tiêu chí này đã tăng từ 2.45 lên 3.2 điểm. Điều đó được thể hiện bằng việc sau TN, vốn BTBT của trẻ ngày càng phù hợp với biểu tượng vốn có của bản thân trẻ. Trẻ đã biết chính xác tên gọi, vị trí, chức năng của các giác quan và các bộ phận cơ thể mình. Biểu tượng về vị trí xã hội, về cảm xúc, suy nghĩ và hành vi cũng ngày càng được phù hợp hơn, trùng với sự đánh giá của mọi người xung quanh. Chẳng hạn, khi tham gia trò chơi “Mẹ con” trẻ đã biết mặc trang phục đúng với thời tiết hiện tại.

Tiêu chí 2, BTBT của trẻ sau TN cũng phong phú, đầy đủ hơn (điểm tăng từ 2.5 lên 3.15 điểm). Lúc này, hầu như mọi biểu tượng về cơ thể trẻ đã được

Một phần của tài liệu Hình thành biểu tượng bản thân cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 74 - 85)