2.2.1.1. Mục đích
Nội dung chơi thường xuất phát từ những lĩnh vực đời sống gần gũi với trẻ, phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng thì nội dung chơi càng phong phú. Khi chơi trong nhiều chủ đề khác nhau với những nội dung khác nhau trẻ sẽ
thâm nhập vào cuộc sống trong lĩnh vực đó. Do vậy, trẻ sẽ có những kinh nghiệm sống phong phú, cung cấp thêm vốn biểu tượng cho bản thân.
Khai thác các nội dung liên quan đến BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua các chủ đề nhằm củng cố, chính xác, mở rộng các nội dung liên quan đến BTBT trong chủ đề đó.
2.2.1.2. Ý nghĩa
Trò chơi ĐVTCĐ có điểm riêng biệt so với những trò chơi khác là trong khi chơi trẻ phải thiết lập mối quan hệ giữa các vai mình đóng và các vai khác sao cho giống như thật để biểu thị được nội dung chơi mà mình đang chơi. Việc khai thác, phát triển nội dung chơi giúp trẻ phản ánh được đầy đủ các nội dung hình thành BTBT thông qua các chủ đề chơi. Từ đó, vốn biểu tượng của trẻ mà đặc biệt là BTBT của trẻ được củng cố, hình thành và phát triển. Cho nên, việc khai thác, phát triển nội dung chơi sẽ giúp trẻ mở rộng các mối quan hệ xã hội và phản ánh đời sống xã hội một cách sinh động, BTBT của trẻ được hình thành đầy đủ, chính xác.
2.2.1.3. Cách tiến hành
Việc khai thác, phát triển nội dung chơi hướng trẻ vào nội dung hình thành BTBT qua trò chơi ĐVTCĐ và căn cứ vào nội dung từng chủ đề cụ thể trong chương trình giáo dục mầm non, giáo viên có thể xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động cho chủ đề lớn và triển khai ở từng chủ đề nhánh. Sau đó, lựa chọn từng nội dung cụ thể để lên kế hoạch tổ chức các trò chơi ĐVTCĐ tương ứng trong từng tuần, từng ngày.
- Lựa chọn và sử dụng những nội dung chơi phù hợp trong mỗi chủ đề cụ thể. Ví dụ: Chủ đề “Bản thân”
* Mạng nội dung:
Từ mạng nội dung trên, chúng tôi lựa chọn nội dung chơi tại góc đóng vai nhằm hình thành BTBT cho trẻ qua các trò chơi ĐVTCĐ bản thân như sau:
+ Nhóm gia đình: Thăm họ hàng; Gia đình của bé; Tổ chức tiệc sinh nhật; Chăm sóc em bé; Tắm rửa cho em;…
+ Nhóm bác sĩ: Phòng khám: tai, mũi, họng, mắt,…; Điều trị một số bệnh phổ biến; Kiểm tra sức khỏe; Bác sĩ giỏi;…
+ Nhóm bán hàng: Siêu thị của bé (Bán các đồ dùng cá nhân như quần áo, giày dép, đồ chơi, đồ dùng học tập,…); Cửa hàng bách hóa; Cửa hàng rau sạch; Cửa hàng đồ lưu niệm;…
+ Nhóm dạy học: Cô giáo giảng bài; Học sinh mới;… - Mở rộng, phát triển chủ đề chơi:
+ Cho trẻ tiếp xúc nhiều với cuộc sống của người lớn qua các buổi tham quan và trò chuyện với người lớn ở các ngành nghề trong xã hội. Khi đó nội dung chơi của trẻ được phản ánh trong trò chơi sẽ phong phú hơn.
Ví dụ: Tổ chức cho trẻ tham quan doanh trại bộ đội và trò chuyện với trẻ về công việc của chú bộ đội. Hay vói chủ đề “Gia đình”, cô hướng trẻ tham gia trong các vai chơi: Ông, bà, bố, mẹ, em bé, anh chị,… giống như trẻ đã quan sát - Cơ thể có nhiều bộ
phận khác nhau. - Đặc điểm cá nhân của bản thân (Tay, chân, đầu, ngực,…) - Tác dụng của các bộ phận trên cơ thể - Tác dụng của các giác quan và cách chăm sóc chúng - Luyện tập để cơ thể khỏe mạnh… - Bản thân (Tên họ, ngày sinh,…) - Đặc điểm hình dáng, diện mạo bên ngoài - Khả năng và sở thích riêng
- Cảm xúc của bản thân đối với môi trường xung quanh - Tự hào về bản thân và tôn trọng mọi người…
- Tôi được sinh ra và lớn lên - Những người chăm sóc tôi - Sự an toàn của bản thân trong gia đình và trong lớp mẫu giáo
- Dinh dưỡng hợp lí, giữ gìn sức khỏe để cơ thể khỏe mạnh
- Môi trường sống trong lành. - Đồ dùng cá nhân và đồ chơi của bản thân…
Tôi là ai? Cơ thể tôi Tôi cần gì để lớn
lên và khỏe mạnh ? BẢN THÂN
thấy trong gia đình mình hàng ngày và bắt trước theo những hoạt động khác diễn ra quanh gia đình như: Đi chợ, đi cắt tóc, đến cửa hàng ăn, đi làm, đi du lịch, học bài,…
+ Cho trẻ xem nhiều tranh ảnh, tivi, phim tài liệu về hoạt động của người lớn. Ví dụ: Trong chủ đề “Nghề nghiệp” cô cho trẻ xem công việc của các nghề khác nhau trong xã hội.
+ Kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích hay chuyện thật, việc thật. Giúp cho vốn biểu tượng của trẻ càng phong phú, dồi dào bao nhiêu thì nội dung chơi của trẻ càng được mở rộng và phong phú, đa dạng bấy nhiêu.
Ví dụ: Để hình thành biểu tượng về giác quan và các bộ phận cơ thể thì cô có thể kể cho trẻ nghe câu chuyện như: “Chân, tay, tai,mắt, miệng”; “Đôi dép”,…
2.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Để biện pháp này đạt hiệu quả cao, trong qúa trình thực hiện cần đảm bảo một số điều kiện sau:
- Phải lựa chọn chủ đề phù hợp.
- Trẻ có vốn hiểu biết về thể giới xung quanh, về các mối quan hệ giữa người với người, giữa người với thế giới tự nhiên. Hơn nữa, trẻ có khả năng tự nhận thức để hình thành BTBT cho chính mình khi tham gia nhập vai nhằm phản ánh lại cuộc sống của người lớn.
- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia trò chơi theo sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Biết phát hiện cái mới để làm phong phú nội dung chơi.
- Giáo viên lựa chọn trò chơi có nội dung phong phú, mang tính giáo dục cao và phù hợp với mục đích đặt ra để tổ chức cho trẻ chơi.
- Giáo viên thường xuyên thay đổi nội dung chơi cho trẻ để vốn biểu tượng của trẻ ngày càng phong phú, đầy đủ và chính xác hơn.
Như vậy, việc khai thác, phát triển nội dung chơi theo chủ đề giúp cho trẻ được trải nghiệm, khám phá thế giới xung quanh. Qua đó, BTBT của trẻ được hình thành dễ dàng hơn và phát triển đầy đủ, chính xác hơn.