tượng về bản thân cho trẻ
2.2.2.1. Mục đích
xung quanh và sự tự nhận thức về bản thân mình, giáo viên có thể cung cấp và làm giàu kinh nghiệm cho trẻ bằng các cách khác nhau như trò chuyện với trẻ theo chủ đề, theo nội dung chơi; Tổ chức cho trẻ tham quan, trao đổi và trò chuyện cùng trẻ để chia sẻ kinh nghiệm với trẻ... Từ đó góp phần làm giàu vốn kinh nghiệm cá nhân và BTBT cho trẻ giúp trẻ nhận thức được bản thân đúng đắn và đầy đủ hơn, trẻ đánh giá bản thân chính xác và hợp lí hơn.
2.2.2.2. Ý nghĩa
Việc cung cấp và làm giàu vốn kinh nghiệm cá nhân cho trẻ là một trong những việc làm cần thiết và là điều kiện để làm giàu biểu tượng về bản thân cho trẻ. Nhờ có vốn sống kinh nghiệm cá nhân mà trẻ có thể xác định được sở thích và khả năng của bản thân trong trò chơi ĐVTCĐ, là cơ sở để trẻ nhận xét, đánh giá bạn bè và tự đánh giá bản thân.
2.2.2.3. Cách tiến hành
Việc cung cấp và làm giàu vốn kinh nghiệm cá nhân và BTBT cho trẻ qua trò chơi ĐVTCĐ được tiến hành như sau:
- Tận dụng toàn bộ các hoạt động của chủ đề giúp trẻ khám phá bản thân, tự nhận thức về bản thân để làm cơ sở xác định sở thích, khả năng của bản thân, giúp trẻ thấy được mỗi trẻ là một con người riêng biệt, không giống bất kỳ ai.
Ví dụ: Để giúp trẻ biết chúng có ngoại hình như thế nào (béo, gầy, cao, thấp, trắng, đen, dễ thương,...), chúng giống và khác các bạn khác điểm gì?... Giáo viên tổ chức cho trẻ soi gương, xem ảnh để nhận biết và so sánh mình với bạn bè, cho trẻ tự nói lên sở thích của mình, những điều mình có thể làm được gì và không làm được. Kết quả của việc làm này cho trẻ biểu tượng cơ bản về bản thân và đây là cơ sở giúp trẻ từng bước ý thức về bản thân mình. Đồng thời trẻ nghe bạn khác giới thiệu về bản thân để biết những sở thích và khả năng mà bạn và mình giống và khác nhau.
- Giúp trẻ nhận ra “mình là một đứa trẻ duy nhất” nghĩa là giúp trẻ nhận thức giá trị của bản thân trong một thể toàn diện. Đồng thời, cung cấp cho trẻ biết rằng trong cuộc sống, không ai giống nhau hoàn toàn cả về hình dáng và tính cách.
Ví dụ: Bằng cách nói chuyện với trẻ từ dáng vẻ bề ngoài cho đến tính cách, cho trẻ biết rằng trẻ giống các bạn khác và không giống các bạn khác ở điểm gì?Bên cạnh đó, để trẻ biết được sự phát triển của bản thân, giáo viên tạo
điều kiện trò chuyện trực tiếp với trẻ bằng những câu hỏi như: Hỏi trẻ lớn lên con muốn làm gì? Tại sao con lại muốn làm việc đó? Trao đổi, để trẻ nghĩ đến một số điều trẻ không thể làm bây giờ nhưng có thể làm khi trẻ lớn hơn (giống như có những điều trẻ có thể làm bây giờ, mà khi bé hơn trẻ không làm được).
- Cung cấp thêm cho trẻ những kiến thức mới để trẻ thấy rằng dù là duy nhất nhưng trẻ lại là một phần của gia đình.
Ví dụ: Cô giới thiệu cho trẻ biết có những trẻ được đặt tên theo quy tắc riêng của gia đình và cách đặt tên này lại là quan trọng. Bởi đây là dấu hiệu của thành viên trong gia đình và mỗi thành viên ấy là một phần của gia đình lớn không thể tách rời.
- Cùng trẻ trò chuyện thêm về những công việc cần phải làm trong gia đình. Và nhấn mạnh để trẻ hiểu rằng: Trong gia đình, mỗi người có vai trò, vị trí và trách nhiệm riêng nhưng mọi thành viên cùng sống, làm việc, yêu thương, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau.
Ví dụ: Công việc trong gia đình: Bố làm gì? Mẹ làm gì? Con làm gì? ... - Hướng dẫn cho trẻ biết có nhiều cách thể hiện cảm xúc khác nhau, dạy trẻ biết được mối quan hệ giữa cảm xúc và thái độ của mọi người đối với mình và biết được tại sao mọi người lại có thái độ như vậy.
Ví dụ: Yêu cầu trẻ vẽ những khuôn mặt thể hiện cảm xúc: buồn phiền, lo lắng, tức giận, vui mừng, đau đớn, hạnh phúc... và giải thích khi nào thì mọi người (cô giáo, bạn bè, bản thân) có những cảm xúc như vậy.
- Cung cấp cho trẻ những thông tin liên quan đến giới tính và những hành vi, ứng xử phù hợp với giới tính của trẻ. Có như vậy trong quá trình chơi và trong cuộc sống thực trẻ mới có những hành xử phù hợp.
Ví dụ: Trò chuyện với trẻ để trẻ thấy được đặc điểm của bạn trai và bạn gái khác nhau như bạn trai thì để tóc ngắn, bạn gái thì nuôi tóc dài, ...
2.2.2.4. Điều kiện thực hiện
Để biện pháp này đạt hiệu quả cao, trong qua trình thực hiện cần đảm bảo một số điều kiện sau:
- Trẻ luôn hứng thú tham gia mọi hoạt động do cô tổ chức và tham gia với tâm trạng thích thú, vui vẻ.
- Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ theo các chủ đề phải phong phú, đa dạng. - Giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ phải mới lạ, hấp dẫn để thu hút trẻ tham gia.
- Giáo viên tạo tâm thế cho trẻ chờ đợi đến những hoạt động sau, khi đó trẻ sẽ tự nguyện tham gia và hiệu quả giáo dục đem lại sẽ cao hơn.
- Giáo viên thân mật, gần gũi với trẻ để khai thác ở trẻ những cái trẻ đã biết và cung cấp thêm cho trẻ những cái trẻ chưa biết, chưa có.