thân: tự chọn góc chơi, vai chơi và thay đổi vai chơi
2.2.3.1. Mục đích
Việc tạo cơ hội cho trẻ tự chọn góc chơi, vai chơi theo khả năng và sở thích của bản thân sẽ thu hút sự tham gia đông đảo trẻ chơi và kéo dài hứng thú với trò chơi lâu bền hơn so với sự sắp xếp và phân công của cô giáo. Khi trẻ chọn chơi gì thì trẻ sẽ học được nhiều điều hơn từ trò chơi ấy đồng thời cũng có nhiều cơ hội thể hiện khả năng và sở thích của bản thân hơn. Khi tự mình tham gia vào trò chơi với vai chơi mà mình thích trẻ có cơ hội trải nghiệm những kiến thức mà chúng có vào vai chơi, là cơ hội để trẻ thực hành những quy tắc hành vi xã hội chúng đã nắm được.
Khi được tham gia vào trò chơi với những vị trí và vai chơi khác nhau tạo cho trẻ nhiều cơ hội được chơi, được trải nghiệm với nhiều hoàn cảnh và tình huống chơi khác nhau. Điều đó đáp ứng và thoả mãn nhu cầu được chơi, được tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh và khám phá chính bản thân mình.
Việc thay đổi luân phiên vai chơi, không chỉ làm thay đổi vị thế của đứa trẻ, mà còn làm thay đổi cả các mối quan hệ mà đứa trẻ tham gia vào. Đồng thời qua đó sẽ giúp trẻ ý thức được “thân phận” từng vai, được trải nghiệm với trách nhiệm của từng vai, tình cảm, thái độ của vai chơi từ đó trẻ xác định được khả năng và sở thích của bản thân.
2.2.3.2. Ý nghĩa
Trong quá trình chơi trẻ có cơ hội tham gia vào nhiều vai chơi khác nhau, điều này nâng cao khả năng thể hiện các mối quan hệ đa dạng, phong phú và phức tạp của xã hội người lớn trong trò chơi và vai chơi của mình. Với nhiều loại vai chơi khác nhau trong các nhóm chơi khác nhau, chắc chắn trẻ sẽ gặp không ít các tình huống nảy sinh. Do vậy, chúng cần vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã có để giải quyết những tình huống đó, điều này nâng cao khả năng ứng xử cho trẻ, phát triển tính tích cực xã hội cho trẻ trong nhóm chơi và trò chơi. Đồng thời, đó
là môi trường tốt nhất để trẻ trải nghiệm và tự đánh giá khả năng của bản thân mình.
2.2.3.3. Cách tiến hành
Việc tạo cơ hội cho trẻ thể hiện khả năng và sở thích của bản thân: tự chọn góc chơi, vai chơi và thay đổi vai chơi trong trò chơi ĐVTCĐ hướng trẻ vào nội dung hình thành BTBT được tiến hành như sau:
- Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện khả năng và sở thích của bản thân bằng việc cho phép trẻ được quyền tự chọn góc chơi, vai chơi và thay đổi vai chơi mình thích. Tránh áp đặt trẻ vào trò chơi, vai chơi theo dự kiến của cô.
Ví dụ: Khi tổ chức trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ, giáo viên tránh áp đặt trẻ chơi theo ý đồ riêng của cô và cô phân vai chơi cụ thể cho từng trẻ từ trước như bạn nào đóng mẹ, bạn nào đóng con trong trò chơi “Gia đình”, hay bạn nào đóng cô giáo, bạn nào đóng học sinh trong trò chơi “Cô giáo”, mà ngược lại, cần tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi nhất để trẻ được lựa chọn vai chơi, góc chơi phù hợp với khả năng, nhu cầu và sở thích của trẻ.
- Cần dành một khoảng thời gian ngắn trò chuyện với trẻ về chủ để chơi, nội dung chơi, góc chơi cho trẻ. Giáo viên chú ý lắng nghe sự thoả thuận, phân công và nhận vai của từng trẻ mà từ đó có biện pháp tác động giáo dục phù hợp đồng thời tạo điều kiện tổ chức cho trẻ chơi một cách hiệu quả hơn.
Ví dụ: Cô giáo đặt câu hỏi: “Hôm nay các con đã quyết định chơi trò chơi gì nào? Ai thích chơi trò chơi gia đình? Trò chơi của các con sẽ như thế nào? Ai có thể đóng vai bố, mẹ, con... và vai đó sẽ đóng như thế nào?”... Mặc dù câu hỏi gợi ý là do giáo viên nêu ra nhưng không mang tính áp đặt và câu hỏi của giáo viên phải làm cho trẻ thấy rằng chính chúng là người tự chọn trò chơi, vai chơi theo khả năng và sở thích của chúng. Chính chúng tự thoả thuận với nhau, rồi tự đi đến việc phân công và nhận vai chơi nhau theo khả năng và sở thích của từng trẻ trong trò chơi.
- Quan sát để kích thích trẻ thể hiện khả năng của mình, đặc biệt khuyến khích trẻ khẳng định vai trò và vị trí của mình trong nhóm chơi và vai chơi mà trẻ đảm nhận.
khó và có sự thể hiện tốt trong những buổi chơi khác nhau, đặc biệt khuyến khích những trẻ nhút nhát đã mạnh dạn tham gia tích cực vào trò chơi, đảm nhận những vai chính, vai khó trong trò chơi.
Ví dụ: Đối với những trẻ đóng vai mới cô giáo có sự quan tâm nhiều hơn để giúp đỡ trẻ trong quá trình nhập vai và thể hiện khả năng của bản thân nhưng đồng thời hoàn thành tốt vai chơi mà mình đảm nhận.
2.2.3.4. Điều kiện thực hiện
Để biện pháp này đạt hiệu quả cao, trong qua trình thực hiện cần đảm bảo một số điều kiện sau:
- Trẻ có kỹ năng và khả năng đóng được vai chơi mà mình thích.
- Trẻ xác định được khả năng và sở thích của bản thân một cách tương đối rõ ràng và đúng đắn.
- Giáo viên cần tôn trọng quyền bình đẳng của trẻ trong khi chơi, đảm bảo tính tự do, tự lập của trò chơi.
- Giáo viên phải nắm được nhu cầu, nguyện vọng, khả năng của trẻ đối với các vai chơi.