1. Kết luận
Nhận thức bản thân có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của trẻ. Kết quả của quá trình nhận thức đó là sự hình thành nên các BTBT. Có được các BTBT đúng đắn sẽ giúp trẻ biết cách tự mình khám phá thế giới xung quanh, biết điều chỉnh các mối quan hệ, hành động của bản thân cho phù hợp với yêu cầu của người lớn và tham gia một cách có hiệu quả vào các hoạt động thực tiễn. Vì vậy, việc hình thành BTBT cho trẻ là rất cần thiết và phải được thực hiện một cách có kế hoạch, có hệ thống.
Thực tiễn hiện nay cho thấy các nhà giáo dục đã quan tâm đến việc hình thành BTBT cho trẻ. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thực trạng cho thấy: Mức độ hình thành BTBT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi còn yếu và có sự chênh lệch rõ rệt giữa các cá nhân trẻ, trong đó sự hình thành biểu tượng về vị trí xã hội là thấp hơn cả. Phần lớn biểu tượng của trẻ còn lẻ tẻ, độ chính xác và khái quát chưa cao.Về phía giáo viên mầm non, họ đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm hình thành BTBT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, tuy nhiên hiệu quả còn chưa cao.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất được 6 biện pháp và hệ thống các trò chơi ĐVTCĐ được sắp xếp theo từng nhóm biểu tượng cụ thể. Kết quả thực nghiệm cho thấy BTBT của trẻ đã được tăng lên cả về lượng và chất. Giáo viên tổ chức trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ dễ dàng thuận tiện hơn, còn trẻ thì đã thực sự hứng thú, tích cực tham gia trò chơi nên mức độ hình thành BTBT của trẻ cũng đã tăng lên đáng kể.
Tiến hành thực nghiệm các biện pháp tổ chức trò chơi ĐVTCĐ đã được đề xuất và hệ thống các trò chơi ĐVTCĐ nhằm hình thành BTBT cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Hùng Vương và trường mầm non Phong Châu - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của đề tài. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất và chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài là có tính khả thi.
2. Kiến nghị
Xuất phát từ những kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị sau: