Phân bổ tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 51 - 54)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý tài chín hở trƣờng Đại học Ngoại ngữ ĐHQGHN

3.2.2. Phân bổ tài chính

Trên cơ sở các nguồn thu có đƣợc, căn cứ vào những nhiệm vụ trọng tâm của năm học, nhà trƣờng luôn có kế hoạch để cân đối và thực hiện chính sách ƣu tiên đầu tƣ mũi nhọn hoặc tập trung nguồn kinh phí để giải quyết dứt

điểm một nhiệm vụ nào đó trong năm. Việc đổi mới chƣơng trình, giáo trình; khuyến khích giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sƣ phạm; tăng cƣờng trang thiết bị dạy học và xây dựng phòng học chuẩn đã đƣợc Trƣờng đƣa vào diện ƣu tiên đầu tƣ. Ƣu tiên đầu tƣ cho các thành tố này nhằm mục đích cuối cùng là tạo bƣớc đột phá, nâng cao chất lƣợng đào tạo, phục vụ các mục tiêu chiến lƣợc, giữ vững vị thế của nhà trƣờng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tƣơng lai. Việc ƣu tiên đầu tƣ này có thể khái quát nhƣ sau:

- Phân bổ tài chính cho đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV, cán bộ quản lý và phục vụ đào tạo. Một trong những các thành tố cơ bản của chất lƣợng đào tạo rất đƣợc chú trọng đó là việc bồi dƣỡng đội giảng viên, cán bộ giảng dạy. Hàng năm, nhà trƣờng dành một khoản kinh phí khoảng 10% tổng chi phí thƣờng xuyên cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ; bao gồm chi cho các hoạt động: đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn; bồi dƣỡng chuyên sâu để có đƣợc đội ngũ cán bộ đầu ngành; bồi dƣỡng trong nƣớc, ngoài nƣớc... . Bên cạnh đó, nhà trƣờng còn nhận đƣợc sự hợp tác cả về nhân lực và tài lực trong việc bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy thông qua các chƣơng trình hợp tác đào tạo quốc tế với các đối tác ở các nƣớc Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Niu di Lân... .

- Phân bổ tài chính cho chƣơng trình, giáo trình và đổi mới phƣơng pháp dạy học. Nhà trƣờng chú trọng đầu tƣ kinh phí vào việc xây dựng chƣơng trình, giáo trình, bài giảng cùng với việc đổi mới phƣơng pháp dạy và học ngoại ngữ. Ngoài chƣơng trình, giáo trình đào tạo hệ đại trà, trƣờng đã xây dựng đƣợc 5 chƣơng trình đào tạo hệ cử nhân chất lƣợng cao với hàng trăm giáo trình hiện đại, cập nhật đạt chuẩn quốc tế của 04 thứ tiếng (Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc). Hàng loạt các bài giảng điện tử và giáo trình tham khảo đƣợc bổ sung, hoàn thiện và cập nhật lên mạng phục vụ cho sinh viên

các hệ đào tạo (kinh phí đầu tƣ cho xây dựng và phát triển học liệu hàng năm trung bình khoảng từ 600 triệu đến 700 triệu đồng). Điều kiện học tập của sinh viên nói chung và đặc biệt là hệ chất lƣợng cao càng ngày càng đƣợc nâng cao, đƣợc tiếp cận với phƣơng pháp giảng dạy, trang thiết bị hiện đại, nâng cao tính năng động, sáng tạo trong học tập. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ở hệ đào tạo chất lƣợng cao ra trƣờng tìm đƣợc việc làm đạt tới 100%, hầu hết họ có công việc phù hợp với ngành đào tạo, đƣợc đơn vị sử dụng đánh giá cao, đây là sự khẳng định về chất lƣợng và thƣơng hiệu của nhà trƣờng.

- Phân bổ tài chính cho cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị dạy, học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đặc biệt là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đƣợc xác định là một trong những tiềm lực đào tạo quan trọng đƣợc ƣu tiên đầu tƣ. Việc đầu tƣ này nằm trong việc thực hiện kế hoạch đồng bộ về hoàn thiện cơ sở vật chất trang thiết bị học tập giảng dạy nghiên cứu của trƣờng theo hƣớng hiện đại và chuẩn hoá. Căn cứ để ƣu tiên đầu tƣ cơ sở vật chất là bám sát kế hoạch chiến lƣợc phát triển trung hạn và kế hoạch nhiệm vụ từng năm học của Trƣờng Đại học ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội.

Nguồn thu hợp pháp hàng năm tăng do thực hiện chiến lƣợc khai thác và mở rộng các nguồn thu nhƣ: Mở thêm mã ngành đào tạo, tăng số lƣợng và quy mô hợp đồng đào tạo theo địa chỉ và nhu cầu sử dụng, tăng liên kết đào tạo đặc biệt là liên kết đào tạo với nƣớc ngoài, tăng số lƣợng đề tài nghiên cứu khoa học, thu hút các dự án nghiên cứu và phát triển chuyên ngành ngoại ngữ. Kèm theo đó là điều chỉnh tăng các mức thu học phí trong khung quy định của Nhà nƣớc. Các nguồn thu đều đƣợc tập trung quản lý thống nhất. Nguồn thu ngoài NSNN tăng là một lợi thế và là điều kiện quan trọng thực hiện tự chủ phân bổ và ƣu tiên đầu tƣ cho các thành tố cơ bản của chất lƣợng đào tạo, phù hợp với từng giai đoạn trong chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)