Kiến nghị với Đại học Quốc gia Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 87 - 89)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.2. Kiến nghị với Đại học Quốc gia Hà Nội

- Hoàn thiện các văn bản quản lý tài chính đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các đơn vị thành viên và nâng cao vai trò quản lý của ĐHQG Hà Nội. Hệ thống văn bản quản lý tài chính của ĐHQG Hà Nội cần đƣợc xây dựng và hoàn thiện theo các nguyên tắc sau:

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý tài chính và các lĩnh vực có liên quan; tích cực cập nhật và thực hiện nghiêm túc pháp luật, các chủ trơng, đƣờng lối, chính sách, chế độ của Nhà nƣớc về quản lý tài chính.

+ Đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự phát triển, thƣờng xuyên có sự điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của ĐHQG Hà Nội về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, điều chỉnh nhiệm vụ giữa các đơn vị và tăng khả năng sử dụng nguồn nhân lực - đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên môn cao.

+ Phát huy cao độ tính tự chủ, trách nhiệm xã hội, tính minh bạch, năng động, sáng tạo của các đơn vị trực thuộc trong các hoạt động nói chung và trong kế hoạch tài chính nói riêng.

+ Kết hợp, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý tài chính của ĐHQG Hà Nội với việc hoàn thiện văn bản quản lý tài chính của các đơn vị cơ sở theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội.

- Thực hiện phân cấp quản lý đồng thời với tăng cƣờng năng lực tự chủ của đơn vị cơ sở và vai trò đôn đốc, kiểm tra, giám sát của ĐHQG Hà Nội.

- Đa dạng hoá các nguồn tài chính nhằm phát huy quyền tự chủ. Đa dạng hoá các nguồn tài chính là phƣơng thức tốt nhất nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhƣng cũng là giải pháp nhằm thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn đầu tƣ cho giáo dục đại học, cải thiện khả năng tài chính trong điều kiện nguồn lực từ NSNN tăng thêm có hạn. Mở rộng

nguồn tài chính nhằm tăng cƣờng mức độ tự chủ của các đơn vị thành viên và của ĐHQG Hà Nội, tạo điều kiện để các trƣờng đại học thành viên phát triển bền vững. Một số giải pháp cho vấn đề này là:

+ Tăng cƣờng và đa dạng hóa nguồn thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ đào tạo chất lƣợng cao cho xã hội; có chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo trực thuộc, mở rộng, đa dạng hóa các hoạt động, loại hình, bậc đào tạo phù hợp với định hƣớng phát triển, các quy định của Nhà nƣớc và ĐHQG Hà Nội; tăng cƣờng hợp tác, triển khai các chƣơng trình liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo đại học uy tín nƣớc ngoài, ký các hợp đồng đào tạo theo địa chỉ với các địa phƣơng, doanh nghiệp, các công ty có nhu cầu đƣợc cung cấp nguồn nhân lực có chất lƣợng, phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội.

+ Đẩy mạnh việc khai thác tiềm lực về khoa học công nghệ để tăng nguồn thu; tổ chức thu thập và cung cấp thông tin của thị trƣờng khoa học - công nghệ cho toàn thể các đơn vị của ĐHQG Hà Nội; tạo lập các doanh nghiệp khoa học công nghệ cung cấp các sản phẩm nghiên cứu, ứng dụng cho xã hội; khuyến khích các đơn vị, các nhà khoa học ký hợp đồng cung cấp kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho các công ty, doanh nghiệp lớn có nhu cầu sử dụng các sản phẩm khoa học của ĐHQG Hà Nội; tranh thủ kinh phí từ các đề tài hoạt động nghiên cứu khoa học của thầy hỗ trợ cho sinh viên làm nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án tốt nghiệp.

+ Đổi mới phƣơng thức tài trợ cho sinh viên; xây dựng các quỹ học bổng tài trợ cho sinh viên, mở rộng các hình thức hỗ trợ cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên đƣợc tiếp cận các khoản vay ƣu đãi phục vụ học tập.

+ Có cơ chế khuyến khích thỏa đáng đối với các tập thể và cá nhân có đóng góp hiệu quả cho các hoạt động làm tăng nguồn thu của đơn vị.

Một mặt, kiến nghị với Nhà nƣớc đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho giáo dục đại học, mặt khác ĐHQG Hà Nội cần điều chỉnh phƣơng thức phân bổ kinh phí chi phí thƣờng xuyên dựa trên các nguyên tắc sau:

- Xác định chi phí đào tạo thực tế theo từng ngành nghề đào tạo, từ đó xây dựng hệ số phân bổ ngân sách theo ngành nghề đào tạo.

- Xác định các chỉ số và tiêu chí để định biên nhân lực cho các đơn vị, đảm bảo tƣơng ứng hợp lý giữa chức năng, nhiệm vụ và số nhân lực đƣợc giao.

- Khuyến khích và có hình thức ƣu tiên đầu tƣ cho các chƣơng trình đào tạo chất lƣợng cao, chuẩn quốc tế.

- Từng bƣớc xây dựng các tiêu chí cụ thể đánh giá khối lƣợng, chất lƣợng, mức độ hoàn thành công việc, nhiệm vụ tƣơng ứng với ngân sách đƣợc phân bổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)