Tăng cường quản lý thu – chi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 79 - 82)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chín hở trƣờng Đại học Ngoạ

4.2.3. Tăng cường quản lý thu – chi

Tăng cƣờng quản lý các nguồn thu cần thực hiện các giải pháp cả đối với nguồn NSNN và nguồn ngoài NSNN.

- Đối với nguồn NSNN

Trƣờng cần lập dự toán theo tháng, quý, dựa vào nhu cầu chi tiêu của đơn vị làm căn cứ để tiếp nhận ngân sách do cấp trên cấp. Kiến nghị với Nhà nƣớc chuyển việc cấp phát NSNN quá chi tiết theo nhiều mục hiện nay sang việc cấp phát tổng hợp theo hƣớng ít mục hơn. Cụ thể nhƣ sau:

+ Chi tiền lƣơng và các khoản chi cho cá nhân: tiền lƣơng, tiền công, phụ cấp, học bổng, tiền thƣởng, phúc lợi tập thể, các khoản thanh toán cho cá nhân.

+ Chi về hàng hóa dịch vụ: thanh toán dịch vụ công cộng, vật tƣ, văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, công tác phí, chi thuê mƣớn, sửa chữa thƣờng xuyên, bảo dƣỡng định kỳ tài sản cố định.

+ Chi cho đào tạo: đào tạo tập trung, đào tạo tại chức.

+ Chi cho nghiên cứu khoa học: nghiên cứu khoa học theo các đề tài, hội thảo.

+ Chi hỗ trợ: công tác xã hội, chi viện trợ.

+ Chi đầu tƣ phát triển: mua sắm tài sản cố định dùng cho công tác chuyên môn, trang thiết bị chuyên ngành.

Việc quản lý các khoản chi nguồn NSNN phải đảm bảo đúng định mức, chế độ, tiêu chuẩn và theo luật NSNN.

- Đối với nguồn ngoài NSNN

Tiếp tục thực hiện quản lý tập trung về phòng Kế hoạch – Tài chính đối với tất cả các khoản thu liên quan đến hoạt động đào tạo, dịch vụ và các hoạt động khác thuộc trách nhiệm quản lý trƣờng.

Các giải pháp hoàn thiện công tác chi tiêu tài chính

- Hoàn thiện cơ chế và tổ chức quản lý tiền lƣơng, chế độ thanh toán cho đội ngũ cán bộ, giảng viên

Thứ nhất, thống nhất một hệ thống, chế độ thanh toán tiền lƣơng cho cán bộ, giảng viên không phân biệt nguồn thu, hay cụ thể không phân biệt là khóa chính quy hay khóa tại chức. Xây dựng định mức chi hợp lý cho giảng viên và cán bộ quản lý, cƣơng quyết không để xảy ra tình trạng giảm tiền giờ giảng của giảng viên để chi thêm cho công tác quản lý.

Thứ hai, có chính sách chế độ quy định cụ thể đối với cán bộ giảng dạy làm công tác kiêm nhiệm. Quy định về hệ số lƣơng, phụ cấp, tỷ lệ đảm nhận các công việc giảng dạy, quản lý để có thể thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ, tiến tới chuyên nghiệp hóa công tác quản lý.

Thứ ba, tuyển dụng tăng thêm đội ngũ giáo viên để giảm việc chi trả tiền vƣợt giờ quá lớn hiện nay (tăng biên chế cho các bộ môn giáo dục theo định mức chung nhƣng phải tính toán là đơn vị có tính đặc thù), mặt khác

phải có chính sách, chế độ thù lao khuyến khích giảng viên tham gia công tác nghiên cứu khoa học.

Thứ tƣ, đối với những đối tƣợng hợp đồng lao động ngắn hạn làm công tác phục vụ đã ổn định nhiều năm, đề nghị đƣợc chuyển sang hợp đồng không xác định thời hạn để đƣợc hƣởng chế độ thang bậc lƣơng theo năm và đƣợc tham gia bảo hiểm theo đúng quy định của Nhà nƣớc, giảm thiệt thòi cho những đối tƣợng này.

- Giải pháp hoàn thiện cơ chế chi trả học bổng cho sinh viên: chi trả học bổng theo tháng, quỹ phúc lợi cho sinh viên diện hoàn cảnh khó khăn, xây dựng cơ chế khen thƣởng thích hợp.

- Giải pháp đối với khoản chi văn phòng phẩm, điện nƣớc, điện thoại, công tác phí: một mặt quản lý chi theo định mức của Nhà nƣớc, mặt khác cần quản lý theo cơ chế khoán chi để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Kiến nghị với Bộ tài chính thống nhất định mức khoán chi trong trƣờng, kiến nghị với Nhà nƣớc sửa đổi các chế độ, định mức đã không còn phù hợp với tình hình hiện nay.

- Giải pháp đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn có giá trị cao: quy định phải đấu thầu thì cần thuê tƣ vấn trong lập dự án, tổ chức đấu thầu xét thầu, theo dõi, giám sát thi công để đảm bảo tính hiệu quả của công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản. Kiến nghị với cơ quan Bộ tài chính tăng mức đầu tƣ cho sửa chữa lớn, tài sản cố định có giá trị.

- Giải pháp trong công tác quản lý mua sắm tài sản cố định: cùng với việc chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nƣớc về thủ tục thì trong quá trình thực hiện cần tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, chuyên gia và xem đó nhƣ là thủ tục trong việc mua sắm, đảm bảo cho đầu tƣ có hiệu quả. Thực hiện đầy đủ quy trình đấu thầu, trong đó chú trọng đấu thầu rộng rãi để có nhiều cơ hội lựa chọn nhà thầu trong mua sắm tài sản cố định.

- Giải pháp về quản lý trong quá trình khai thác sử dụng tài sản cố định: xây dựng chế độ tiêu chuẩn về tài sản cố định cho từng bộ phận, trên cơ sở đó có kế hoạch trang bị tài sản, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ở từng bộ phận. Quá trình quản lý tài sản bắt đầu từ khi mua sắm cho đến khi tài sản không còn sử dụng đƣợc phải thanh lý, trong đó quản lý quá trình sử dụng tài sản là khâu quan trọng. Đầu tƣ trang thiết bị đúng, nhƣng sử dụng không hợp lý, không phát huy hết hiệu quả của tài sản đó chính là sự lãng phí. Do vậy, đi đôi với quản lý mua sắm tài sản cố định cần theo dõi, quản lý quá trình sử dụng của tài sản cố định, đảm bảo phát huy hiệu suất cao nhất của tài sản cố định trong quá trình hoạt động của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)