Tăng cường hạch toán kế toán, giám sát, kiểm tra đi đôi với công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 82 - 84)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chín hở trƣờng Đại học Ngoạ

4.2.4. Tăng cường hạch toán kế toán, giám sát, kiểm tra đi đôi với công

khai tài chính

Tăng cƣờng quản lý tài chính không thể không tính đến công tác hạch toán kế toán. Hạch toán kế toán thực hiện việc thu nhận và xử lý thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính một cách thƣờng xuyên, liên tục, toàn diện và có hệ thống. Trƣờng cần xây dựng chế độ định kỳ báo cáo kế toán, cung cấp những thông tin đã thu nhận và xử lý của đơn vị cho lãnh đạo, cơ quan quản lý các cấp. Thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin phải đáp ứng yêu cầu và chuẩn mực kế toán, nghĩa là công tác ghi chép, hạch toán, phản ánh hoạt động tài chính phải chính xác, kịp thời. Theo hƣớng này, công tác hạch toán kế toán trong trƣờng cần hoàn thiện theo các nội dung sau:

- Nghiên cứu và vận dụng loại hình tổ chức công tác kế toán phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị. Trong công tác hạch toán kế toán, lựa chọn hình thức tổ chức kế toán là công việc quan trọng. Lựa chọn hình thức tổ chức kế toán phù hợp sẽ phát huy đầy đủ vai trò của công tác kế toán, thống kê trong quản lý các hoạt động kinh tế tài chính, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ của nhà trƣờng đã đề ra.

- Tổ chức xây dựng hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức hạch toán ban đầu và tổ chức luân chuyển chứng từ một cách khoa học.

- Lựa chọn hình thức kế toán phù hợp, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo kiểm toán và kiểm tra kế toán. Số liệu trong báo cáo kế toán là số liệu mang tính tổng hợp về tình hình hoạt động của đơn vị theo những chỉ tiêu kinh tế tài chính phục vụ cho công tác quản lý của đơn vị và của các cơ quan quản lý cấp trên.

- Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán, tạo khả năng và điều kiện để đội ngũ cán bộ kế toán học tập nâng cao trình độ.

- Ngoài việc chấp hành các chế độ chính sách của Nhà nƣớc về kế toán thống kê, nhà trƣờng trong thẩm quyền cần ban hành các mẫu chứng từ, biểu mẫu liên quan đến hoạt động quản lý tài chính. Cụ thể đối với nguồn thu ngoài NSNN phải theo dõi từng nguồn thu chi tiết theo từng đối tƣợng, từng lớp học, khóa học để có thể đánh giá đƣợc hiệu quả của hoạt động tài chính. Phải có báo cáo thống kế chi phí theo từng lớp học, khóa học giúp cho nhà trƣờng xác định đƣợc chi phí đơn vị cho từng loại hình đào tạo, trên cơ sở đó cân đối với nguồn thu, đề xuất phƣơng án cân đối tài chính.

Đi đôi với tăng cƣờng công tác hạch toán kế toán, cần chú trọng thực hiện tốt công tác kiểm toán, trong đó có kiểm toán nội bộ, coi công tác kiểm toán là một hoạt động không thể thiếu trong quản lý tài chính của đơn vị. Vì vậy, đối với trƣờng, cần có cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ, hoặc thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, phục vụ quản lý tài chính của trƣờng. Thực hiện đƣợc nhƣ vậy, công tác hạch toán kế toán, báo cáo tài chính và quản lý tài chính của trƣờng sẽ có độ chính xác, tin cậy cao, giúp công tác quản lý, điều hành trong nhà trƣờng đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)