Công tác phân bổ tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 74 - 79)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chín hở trƣờng Đại học Ngoạ

4.2.2. Công tác phân bổ tài chính

Một trong những yếu tố căn bản, quan trọng nhất để sử dụng hiệu quả nguồn tài chính giáo dục là việc phân bổ tài chính. Nếu nhƣ ở các cơ sở đào tạo có chiến lƣợc nguồn thu tốt, nguồn lực tài chính dồi dào mà việc phân bổ tài chính bị hạn chế ở các tiêu chí nhƣ ƣu tiên đầu tƣ sai, không sát với thực tế và mục tiêu cần đạt thì chắc chắn hiệu quả đầu tƣ của nguồn lực tài chính đối

với việc nâng cao chất lƣợng đào tạo sẽ không đạt đƣợc nhƣ mong muốn, thậm chí gây lãng phí, tốn kém. Vì vậy, hoạt động phân bổ tài chính là hoạt động mang tính định hƣớng cao, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng đào tạo.

Hoạt động phân bổ tài chính phải đƣợc xây dựng dựa trên những định hƣớng mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cần đạt trong chiến lƣợc phát triển của đơn vị, tình hình thực tiễn và những nhiệm vụ ƣu tiên đầu tƣ trong năm và mỗi giai đoạn phát triển. Do vậy, việc phân bổ phải bám sát các căn cứ và tiêu chí mang tính khoa học, phù hợp với cơ cấu thu chi của đơn vị, tập trung ƣu tiên đến các thành phần chính, có ảnh hƣởng quyết định chất lƣợng đào tạo nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra.

Nội dung cơ bản của việc ƣu tiên đầu tƣ phân bổ tài chính tập trung chủ yếu vào những thành tố cơ bản của chất lƣợng đào tạo sau đây:

- Phân bổ tài chính ưu tiên đầu tư cho đào tạo bồi dưỡng giảng viên

Chiến lƣợc đầu tƣ cho con ngƣời là chiến lƣợc không chỉ giải quyết đƣợc những vấn đề của hiện tại mà còn là chiến lƣợc tầm xa của tất cả các đơn vị, cơ quan, là vấn đề cốt lõi của mọi vấn đề. Chất lƣợng đào tạo không chỉ phụ thuộc vào chƣơng trình, giáo trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học mà phụ thuộc đầu tiên vào yếu tố con ngƣời - đội ngũ cán bộ giảng viên và cán bộ quản lý nhà trƣờng. Vì vậy, ƣu tiên đầu tƣ tài chính cho việc củng cố và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ giảng viên là yếu tố then chốt.

Bên cạnh việc xây dựng đội ngũ đủ về số lƣợng cần đặc biệt chú trọng nâng cao chất lƣợng đội ngũ (cả cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý). Cần nhanh chóng bằng các con đƣờng khác nhau xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn đầu ngành, cán bộ chuyên môn sâu ở các đơn vị đào tạo, coi đây là điều kiện then chốt để duy trì và phát huy vị thế trƣờng đầu ngành ngoại ngữ của cả nƣớc. Nhƣ vậy, hƣớng phát triển đội ngũ của nhà trƣờng tập trung chủ yếu

vào vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, với chỉ đạo chung là không tăng nhiều về số lƣợng nhƣng tăng về chất lƣợng đội ngũ, tăng cƣờng hiệu suất lao động của cán bộ giảng dạy.

Để đầu tƣ hiệu quả vào công tác đào tạo và bồi dƣỡng giảng viên, cùng với những chính sách khuyến khích về tài chính hiện có; trong bối cảnh mới nhà trƣờng đã đƣợc giao quyền tự chủ cao hơn về tài chính, Trƣờng cần điều chỉnh theo hƣớng tăng mạnh mức chi và xây dựng thêm một số mức chi cho công tác này, nhƣ: Tăng mức hỗ trợ cho cán bộ đi học sau đại học và nghiên cứu sinh; mở các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn và dài hạn, mời chuyên gia nƣớc ngoài có trình độ giảng dạy; khuyến khích mạnh mẽ cán bộ dự thi giành các suất học bổng du học nƣớc ngoài từ nguồn NSNN cấp. Đồng thời, Trƣờng động viên cán bộ giảng dạy tích cực tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học, đảm nhận các đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm và đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc với các mức tiền chi cho các đề tài tăng gấp hai lần hiện nay. Bên cạnh đó là việc sử dụng hợp lý lực lƣợng giảng viên cơ hữu, thính giảng, giảng viên hợp đồng với chính sách trả lƣơng theo hiệu quả giảng dạy và cống hiến khoa học. Chú trọng đầu tƣ kinh phí cho hoạt động của các nhóm nghiên cứu chuyên sâu để sớm có đƣợc đội ngũ cán bộ đầu ngành về một số lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ có uy tín ở trong nƣớc và quốc tế.

- Phân bổ tài chính cho đổi mới chương trình đào tạo, giáo trình và tài liệu tham khảo

Hiện trạng chƣơng trình đào tạo của Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG nói chung tƣơng đối hoàn thiện, cập nhật và tiên tiến. Trong bối cảnh hội nhập giáo dục đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao đặt ra nhƣ một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển thì một số chƣơng trình đào tạo của nhà trƣờng cũng đã bộc lộ những hạn chế và yếu kém, thiếu đi sự linh hoạt, mềm dẻo, không còn thích nghi với điều kiện

thực tế mà đặc biệt là việc chuyển hình thức từ đạo tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ, sử dụng hệ thống học liệu mở.

Để khắc phục những tồn tại trên, trong thời gian sớm nhất có thể, nhà trƣờng cần phải ƣu tiên đầu tƣ tài chính để thực hiện kế hoạch chuyển đổi khung chƣơng trình, xây dựng các chƣơng trình chi tiết cho từng ngành đào tạo, đề cƣơng môn học, phù hợp với hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Trƣớc tiên cần ƣu tiên xây dựng đề cƣơng môn học ở các môn dạy bằng tiếng Việt, dạy lý thuyết ở các ngành dạy tiếng; tiếp đó chuẩn bị cho việc chuyển đổi, xây dựng đề cƣơng môn học ở các môn tiếng theo hƣớng tiếp tục khẳng định hội nhập dần với các chuẩn quốc tế đi liền với việc áp dụng chƣơng trình đào tạo cử nhân chất lƣợng cao. Nhân rộng chƣơng trình đào tạo cử nhân chất lƣợng cao cho hệ đại trà.

Song song với việc đầu tƣ tài chính để đổi mới chƣơng trình là đổi mới giáo trình, xây dựng hệ thống bài giảng điện tử và tài liệu tham khảo cho phù hợp, tăng nhanh nguồn học liệu đa phƣơng tiện. Với đặc thù là trƣờng đào tạo các ngành ngôn ngữ và văn hoá nƣớc ngoài nên việc xây dựng chƣơng trình và giáo trình cần phải có sự khảo sát từ thực tế nƣớc sở tại, nhu cầu của xã hội cũng nhƣ năng lực của sinh viên theo học. Tài liệu tham khảo cần đầu tƣ để mua đƣợc từ nƣớc bản xứ, có nhƣ vậy, kiến thức tham khảo về ngôn ngữ và nền văn hoá đó sẽ thực tiễn hơn rất nhiều.

- Phân bổ tài chính cho đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới phƣơng pháp dạy học đã, đang và sẽ là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu đối với tất cả các cơ sở đào tạo. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin thì phƣơng pháp dạy học, công nghệ dạy học cũng phải đƣợc thay đổi theo hƣớng tiến bộ là một đòi hỏi tất yếu. Trong nhiều năm qua, Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội đã tiến hành thực hiện lộ trình đổi mới phƣơng pháp dạy học

theo hƣớng lấy ngƣời học làm trung tâm, biến quá trình đào tạo (giảng viên chủ động, sinh viên thụ động) thành quá trình tự đào tạo (sinh viên chủ động, giảng viên đóng vai trò hƣớng dẫn và giúp đỡ). Các hợp đồng đổi mới phƣơng pháp dạy học đã đƣợc tiến hành ở tất cả các môn học.

Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vẫn bộc lộ những hạn chế trong công tác đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. Đối với những giảng viên trẻ thì việc nắm bắt các xu hƣớng mới, tiếp cận với những phƣơng tiện tiên tiến là rất hào hứng và tham gia một cách nghiêm túc. Ngƣợc lại, đối với những giảng viên đã có tuổi thì việc khắc phục thói quen tâm lý và sức ỳ là rất lớn, việc tiếp cận với các phƣơng phƣơng tiện mới là khó khăn hơn. Bên cạnh đó là cơ chế, chế độ thù lao đối với giảng viên chƣa thực sự tạo đƣợc sự hứng khởi và nhiệt huyết với nghề nghiệp của đội ngũ này. Để khắc phục đƣợc những hạn chế kể trên, việc đầu tƣ vào các hợp đồng đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và tổ chức thực hiện một mặt phải mang tính bắt buộc nhƣ một quy định phải thực hiện đối với mọi giảng viên, mặt khác phải có chế độ trả công thoả đáng thì sẽ thu hút đƣợc đông đảo giảng viên và chắc chắn sẽ là động lực để nâng cao chất lƣợng đào tạo.

- Đầu tư tài chính cho xây dựng phòng học chuẩn và hiện đại hoá trang thiết bị dạy học ngoại ngữ

Để nâng cao chất lƣợng đào tạo thì điều kiện về cơ sở vật chất là không thể thiếu. Với đặc thù là trƣờng đào tạo các ngành ngoại ngữ thì việc đầu tƣ các trang thiết bị để xây dựng những phòng học chuẩn là vấn đề đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong công tác cơ sở vật chất. Việc đầu tƣ xây dựng phòng học chuẩn phải đƣợc cụ thể hoá theo từng tiêu chí. Ngoài những tiêu chuẩn chung của một phòng học, phòng học ngoại ngữ còn có những tiêu chuẩn riêng nhƣ: có độ cách âm cao, các thiết bị đƣợc trang bị đồng bộ và hiện đại, thuận lợi trong sử dụng, đáp ứng nhu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ

thông tin: máy tính có cấu hình đủ mạnh, kết nối mạng Internet tốc độ cao, tai nghe chuẩn, màn chiếu và máy projector hiện đại, thuận lợi cho việc trình chiếu. Hiện nay nhà trƣờng mới có 13 phòng học chuẩn ƣu tiên dành cho hệ đào tạo chất lƣợng cao, 26 phòng học đƣợc gắn các thiết bị nghe nhìn hiện đại. Tiến tới, nhà trƣờng sẽ ƣu tiên kinh phí nhiều hơn để xây dựng các phòng học chuẩn tiến tới phục vụ cho tất cả các hệ đào tạo, các sinh viên đƣợc sử dụng phòng học hiện đại đa phƣơng tiện, đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

Trong điều kiện ĐHQG Hà Nội đang thực hiện việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị thành viên, đặc biệt là tự chủ về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ƣu tiên nguồn tài chính cho các thành tố cơ bản của chất lƣợng đào tạo, tạo bƣớc đột phá về nâng cao chất lƣợng đào tạo, duy trì vị thế trƣờng đầu ngành ngoại ngữ của cả nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)