Chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về nghèo đói và Xoá đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 31)

giảm nghèo

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định nghèo đói cũng là một thứ “giặc” nhƣ giặc dốt, giặc ngoại xâm...”, vì vậy phải “làm cho ngƣời nghèo đủ ăn, ngƣời đủ ăn thì khá, giàu, ngƣời khá giàu thì giàu thêm”.

Thực hiện tƣ tƣởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà Nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách tạo điều kiện cho ngƣời nghèo tiếp cận việc làm, tiếp cận với dịch vụ xã hội nhƣ giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ ...nhất là đối với phụ nữ, trẻ em, đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa. Cùng với việc đẩy mạnh cải cách, đổi mới kinh tế, tạo động lực để thúc đẩy kinh tế. Chính phủ Việt Nam đã có những chủ trƣơng khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo.

Từ Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng cộng sản Việt Nam (01/1994) đã chỉ rõ : “ Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển. Công bằng xã hội thể hiện cả ở khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết qủa sản xuất cũng như ở điều kiện phát triển năng lực của mọi thành viên trong cộng đồng.

Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi dôi với xoá đói giảm nghèo. Coi việc một bộ phận dân cư làm giàu trước là cần thiết cho sự phát triển. Đồng thời có chính sách ưu đãi hợp lý về tín dụng, về thuế, đào tạo nghề nghiệp để tạo điều kiện cho người nghèo có thể tự mình vươn lên làm đủ sống và phấn đấu trở thành khá giả. Các vùng giàu, vùng phát triển trước phải cùng Nhà nước giúp đỡ, lôi cuốn các vùng nghèo, vùng phát triển sau để cùng vươn lên, nhất

là những vùng đang có rất nhiều khó khăn, nghèo hơn các vùng khác như các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng trước đây”.

Và đến Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu tổng quát là "Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau".

Các Nghị quyết Đại hội của Đảng các ký xác định „‟Xoá đói giảm nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế – xã hội vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài” và nhấn mạnh, phải thực hiện tốt chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng ,vùng đồng bào dân tộc. Xây dựng và phát triển quỹ xoá đói giảm nghèo bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nƣớc; với mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo đói trong tổng số hộ nghèo cả nƣớc từ 20-25% hiện nay, xuống còn khoảng 10% vào năm 2000, bình quân mỗi năm giảm 300 nghìn hộ / năm trong 2-3 đầu của kế hoạch 5 năm, tập trung xoá cơ bản hộ đói kinh niên.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại IX của Đảng chúng ta đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Đất nƣớc thoát khỏi tình trạng nƣớc nghèo, kém phát triển, bƣớc vào nhóm nƣớc đang phát triển có thu nhập trung bình. Thể chế kinh tế thị trƣờng cơ bản đƣợc hình thành, các loại thị trƣờng từng bƣớc phát triển thống nhất trong cả nƣớc, gắn kết ngày càng tốt hơn với thị trƣờng thế giới. Quy mô giáo dục và đào tạo tăng nhanh, chất lƣợng nguồn nhân lực có bƣớc cải thiện đáng kể. Cải cách hành chính mà trọng tâm là cải

cách thủ tục hành chính đƣợc triển khai mạnh mẽ và đạt đƣợc những kết quả tích cực, tạo thuận lợi cho ngƣời dân và doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, thực hiện các giao dịch, giúp hộ nghèo và thành phần thế yếu khác của xã hội có cơ hội nhiều hơn.

Với những quan điểm và chủ trƣơng trong những năm qua, Chính phủ đã cụ thể hoá bằng những chính sách cơ chế, chƣơng trình dự án và kế hoạch hàng năm nhằm tập trung phát triển nông nghiệp - nông thôn; xây dựng các công trình thuỷ lợi để phục vụ sản xuất và đời sống; hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, đảm bảo an ninh về lƣơng thực.

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu xoá đói giảm nghèo, Chính phủ đã đƣa ra nhiều chƣơng trình, chính sách lớn để hỗ trợ phát triển kinh tế, trợ giúp ngƣời nghèo, nhƣ chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm (Quyết định 71/2005/QĐ-TTg.

Tháng 10 /2012 Chính Phủ quyết định 1489/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015 - Mục tiêu của Chƣơng trình:

+ Mục tiêu chung: Cải thiện và từng bƣớc nâng cao điều kiện sống của ngƣời nghèo, ƣu tiên ngƣời nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, ngƣời nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ , toàn diện về công tác giảm n ghèo ở các vùng nghèo ; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mƣ́c sống giữa thành thị và nông thôn , giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cƣ.

+ Mục tiêu cụ thể:

Thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ nghèo cả nƣớc tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011 (riêng các hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tăng gấp 2,5 lần); tỷ

lệ hộ nghèo cả nƣớc giảm bình quân 2%/năm (riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011 - 2015.

Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của ngƣời nghèo, trƣớc hết là về y tế, giáo dục, văn hoá, nƣớc sinh hoạt, nhà ở; ngƣời nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện , xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn đƣợc tập trung đầu tƣ đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới , trƣớc hết là ha ̣ tầng thiết yếu nhƣ: giao thông, điê ̣n, nƣớc sinh hoa ̣t…

Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt đƣợc đến năm 2015:

Phấn đấu 10% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (sau đây viết tắt là Nghị quyết 30a); 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo và 30% số xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo tiêu chí do Thủ tƣớng Chính phủ quy định.

Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh và dân sinh phù hợp quy hoạch dân cƣ và quy hoạch sản xuất, kinh doanh. Phấn đấu đến năm 2015:

85% xã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông - Vận tải;

60% thôn, bản có đƣờng trục giao thông đƣợc cứng hoá theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông - Vận tải;

100% trung tâm xã có điện; trên 90% thôn, bản có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh;

Các công trình thủy lợi nhỏ đƣợc đầu tƣ đáp ứng 80% nhu cầu tƣới tiêu cho diện tích cây trồng hằng năm.

Thu nhập của hộ nghèo tham gia mô hình tăng 15 - 20%/năm; bình quân mỗi năm có 10% hộ tham gia mô hình thoát nghèo.

100% cán bộ, công chức xã, trƣởng thôn, bản và cán bộ đoàn thể đƣợc tập huấn về: kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chƣơng trình, chính sách, dự án; lập kế hoạch có sự tham gia của ngƣời dân; phát triển cộng đồng.

Điều đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nƣớc nhằm giúp đỡ các cộng đồng nghèo, đƣa kinh tế ở các xã này nhanh chóng phát triển kịp với các xã khác, vùng khác, nhằm đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng kinh tế công bằng, giảm sự chênh lệch quá mức về trình độ phát triển kinh tế và phân phối tổng thu nhập giữa các hộ, các xã, các vùng trong cả nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)