Những thành tựu cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 60 - 64)

2.3. Đánh giá chung về công tác Xóa đói giảm nghèo tại huyện Thanh Sơn

2.3.1. Những thành tựu cơ bản

Nhờ có định hƣớng, mục tiêu đúng đắn, công tác xóa đói giảm nghèo ở Thanh sơn đã đạt đƣợc những chỉ tiêu cơ bản nhƣ mục tiêu đã đề ra; các chính sách về giảm nghèo đƣợc triển khai đồng bộ, hiệu quả, bao phủ hầu hết số ngƣời nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, xã ĐBKK trong toàn huyện. Ngƣời nghèo, hộ nghèo ngày càng đƣợc hỗ trợ trực tiếp và có hiệu quả hơn các phƣơng tiện, cách thức, điều kiện sản xuất, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội một cách đầy đủ, công bằng và toàn diện hơn.

Chính sách xóa đói giảm nghèo và các chính sách có liên quan đến xóa đói giảm nghèo ở Thanh sơn đƣợc thực hiện theo hệ thống chính sách về xóa đói giảm nghèo đƣợc Chính phủ ban hành trên toàn quốc. Tuy nhiên do biết khai thác tốt lợi thế riêng có của huyện, biết vận dụng một cách có sáng tạo hệ thống chính sách về xóa đói giảm nghèo phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của huyện của tỉnh. Thanh Sơn đã thực hiện tốt và đảm bảo nội dụng, yên cầu của chính sách xóa đói giảm nghèo và các chính sách liên quan đến xóa đói giảm nghèo.

Chính sách hỗ trợ tín dụng ƣu đãi hộ nghèo thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), đƣợc thực hiện ở 23/23 xã, thị trấn trong huyện đã góp phần giúp hầu hết các hộ nghèo vay thoát ngƣỡng nghèo, thu hút đƣợc nhiều lao động có việc làm; học sinh, sinh viên nghèo đƣợc vay vốn để học tập; hàng ngàn ngƣời lao động xuất khẩu đƣợc vay vốn. Ngân hàng Chính sách xã hội đã xây dựng đƣợc mạng lƣới giao dịch tại hầu hết các xã, điều này đã tạo điều kiện cho ngƣời nghèo, các hộ vay chính sách giảm bớt đƣợc thời gian đi lại, họ đƣợc tiếp cận với Ngân hàng chính sách xã hội ngay tại xã. chính vì vậy nó đã mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần phát huy vai trò Nhà nƣớc trong xóa đói giảm nghèo. Dự án trồng cây, chăm sóc và quản lý rừng giai đoạn 2007 - 2014 đã tạo đƣợc nhiều chỗ làm việc cho ngƣời lao động.

Bảng 2.7: Nguồn vốn và số lao động đƣợc giải quyết việc làm thông qua dự án 120 Năm Số DA Vốn đầu tƣ (Tr.Đ) Số LĐ đƣợc GQVL 2007 13 1.593 399 2008 10 1.810 351 2009 8 1.620 260 2010 9 1.670 392 2011 7 1.510 260 2012 9 1.780 220 2013 8 1.850 215 2014 8 1.910 208 Tổng 72 13.743 2305

Nguồn: Phòng Lao động-Thương binh xã hội, Ngân hàng CSXH huyện Thanh Sơn

Thông qua dự án 120, từ năm 2007 đến năm 2014 giải quyết đƣợc 2.305 lao động có việc làm của 72 dự án với tổng nguồn vốn đầu tƣ là 13.743 triệu đồng, Cho vay hộ nghèo phát triển sản xuất của Ngân hàng Chính sách Xã hội đạt: 108.430 triệu đồng với tổng số hộ đƣợc thụ hƣởng: 7.642 hộ, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đạt: 26.040 triệu đồng, tổng số hộ đƣợc thụ hƣởng 3.255 hộ… góp phần đắc lực vào thắng lợi cho công tác xoá đói giảm nghèo.

Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nƣớc sạch sinh hoạt cho hộ nghèo dân tộc thiểu số , đã mang lại những điều kiện sinh hoạt tốt hơn về điều kiện nhà ở, đất sản xuất, nƣớc sinh hoạt của các hộ dân tộc thiểu số nghèo, từ đó làm cho họ yên tâm lao động sản xuất, giảm bớt đói nghèo.

Chính sách hỗ trợ dạy nhề, tạo việc làm cho ngƣời lao động nghèo, là một chính sách hết sức quan trọng trong chiến lƣợc giảm nghèo của Thanh Sơn.

Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xã theo quyết định số 135/1998/QĐ-TTg (gọi tắt là

Chƣơng trình 135) ổn định dân di cƣ tự do, chính sách trợ giá, trợ cƣớc, Chƣơng trình 173, Chƣơng trình 186, Nghị quyết 30a/2008/ NQ- CP ... Những chính sách đó đã giúp ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc xóa đói, giảm nghèo .

Các dự án, chính sách tạo điều kiện cho ngƣời nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội nhƣ: Hỗ trợ y tế, giáo dục cho ngƣời nghèo; trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo… Từ đó nâng cao thêm trình độ dân trí cho ngƣời nghèo, góp phần đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Năm Tổng số hộ đói, nghèo(Hộ) Tỷ lệ đói nghèo( % ) 2009 9.113 28,4 2010 8.920 25,9 2011 9.210 29,9 2012 8.701 27,5 2013 8.210 23,9 2014 7.710 19,8

Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo ở Thanh Sơn đã đạt đƣợc những thành quả nhất định. Tỷ lệ hộ nghèo không ngừng giảm qua các năm, năm 2007 (38,4%), năm 2008 (35,5%); năm 2009 (28,4%); năm 2010 giảm xuống còn 25,9%. tính bền vững của chƣơng trình xóa đói giảm nghèo ngày càng đƣợc khẳng định. Tổng số hộ thoát nghèo giai đoạn 2006- 2009 là 1.618 hộ, các chủ trƣơng về xóa đói giảm nghèo đƣợc cụ thể hóa bằng các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân huyện đã đƣợc tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc.

Tiếp tục thực hiện chủ trƣơng xóa đói giảm nghèo của huyện trong giai đoạn mới, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành chƣơng trình xóa đói giảm

nghèo huyện Thanh Sơn giai đoạn 2010- 2015 đồng thời kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, cấp xã và phân công trách nhiệm cụ thể của từng thành viên trong ban chỉ đạo, xây dựng quy chế hoạt động và kế hoạch hằng năm phù hợp với từng địa bàn xã, thị trấn.

Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả là một khâu hết sức quan trọng trong chu trình quản lý các chính sách, chƣơng trình, dự án xóa đói giảm nghèo.

Qua công tác kiểm tra , giám sát, Ban chỉ đạo giảm nghèo đã phát hiện nhiều sai sót trong qua trình thực hiện công tác Xóa đói giảm nghèo ở các xã đồng thời cũng phát hiện ra những bất cập trong chính sách Xóa đói giảm nghèo của nhà nƣớc, Từ đó kịp thời uốn nắn và có những kiến nghị nhằm ngày càng hoàn thiện hơn các chính sách về Xóa đói giảm nghèo và các chính sách có liên quan.

Công tác rà soát, quản lý hộ nghèo đƣợc Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện chỉ đạo thực hiện đúng quy định, Tuy nhiên việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo vẫn còn nhiều bất cập, rà soát có nơi còn thiếu khách quan còn khoán cho trƣởng thôn, thiếu kiểm tra giám sát, hệ thống mẫu biểu điều tra phức tạp cũng gây nhiều khó khăn cho cán bộ thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)