Đặc điểm về tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 42)

2.1. Những đặc điểm về tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến đó

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía tây nam của tỉnh Phú Thọ có vị trí địa lý phía đông giáp huyện Thanh Thủy(Phú Thọ), huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình), phía tây giáp huyện Yên Lập, Tân Sơn (Phú thọ), phía bắc giáp huyện Tam Nông, phía nam giáp các huyện Thành phố của tỉnh Hòa Bình.

Thanh Sơn là huyện miền núi có vị trí là nơi chung chuyển giữa khu vực Tây bắc với thủ đô Hà Nội và thành phố Việt Trì 50 km. Có diện tích tự nhiên: 62.063 ha, Dân số khoảng 12 vạn ngƣời bao gồm 14 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 58%, huyện có 23 đơn vị hành chính gồm 22 xã và 01 thị trấn, 21 xã khó khăn, tiềm năng lao động, đất đai, tài nguyên khá dồi dào đã tạo điều kiện cho Thanh Sơn những thuận lợi cơ bản trong xây dựng và phát triển kinh tế, tuy nhiên do đặc thù là huyện miền núi, diện tích rộng, đồi núi, sông suối nhiều chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên, đất canh tác ít, lại chịu nhiều tác động của khí hậu khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế - xã hội nhiều năm qua vẫn là huyện nghèo, trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng, tập quán canh tác chậm đổi mới nên hộ nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao, những khó khăn trở ngại đó đã ảnh hƣởng một phần không nhỏ trong công tác Xóa đói giảm nghèo tại địa phƣơng.

b. Địa hình

xã Đông cửu, Thƣợng cửu, Tân Lập … Đồi núi bát úp nối tiếp nhau kéo dài theo hƣớng Tây Bắc và Đông Nam. Phân bố khá đồng đều trên địa bàn huyện tào thành những thung lũng hẹp, những cánh đồng ruộng bậc thang nên rất khó khăn trong việc xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất. Có một số đỉnh núi cao nhƣ Núi dòng cao 374m, núi Cọ sơn cao 243m, núi Nghè cao 238m....độ cao trung bình của đồi gò từ 50 - 70m, độ dốc bình quân 150

- 200 nơi dốc nhất 450. Đồi có độ dốc dƣới 100

chiếm một diện tích không đáng kể. Thƣợng huyện là xã Văn Miếu, Võ Miếu, Thƣơng Cửu với nhiều đồi núi trùng điệp, đƣờng giao thông nhỏ hẹp gây khó khăn cho việc đi lại. Cuối huyện là các xã Thạch Khoán, Sơn Hùng.. Đây là các xã có tiềm năng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả đặc biệt là cây chè và vải thiều… chăn nuôi lợn rừng lai, gà nhiều cựa… có giá trị kinh tế cao góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo. Nói chung, địa hình huyện Thanh sơn mang lại nhiều thuận lợi nhƣng gặp không ít những khó khăn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của huyện

c. Khí hậu

Thanh sơn là huyện thuộc vùng trung du Bắc bộ, chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thể hiện rõ khí hậu của vùng đồi núi trung du với hai mùa rõ rệt ( mùa mƣa và mùa khô). Các yếu tố khác nhƣ sƣơng muối, bão lụt, lũ ống cũng ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên trong những năm gần đây thƣờng xuất hiện mƣa đá vào tháng 4, tháng 5 gây thiệt hại cục bộ cho một số xã, nhất là các xã ven sông.

d. Thổ nhưỡng

Năm 2008 viện thổ nhƣỡng nông hoá đã tiến hành điều tra khảo sát, phân tích và lập bản đồ thổ nhƣỡng trên địa bàn huyện. Kết quả huyện Thanh Sơn có các loại đất sau:

+ Đất xám. + Đất đỏ.

Đất xám chiếm tỷ lệ 70%. Là huyện miền núi, tài nguyên rừng và đất rừng là thế mạnh của huyện. Cho nên, đất đồi rừng của huyện Thanh Sơn khá tốt, tầng đất dày từ 0,5m đến 1m chiếm tới 50% thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp nhƣ cây chè, cây lâm nghiệp làm nguyên liệu giấy nhƣ bạch đàn, keo, bồ đề, luồng, diễn...Các loại cây ăn quả nhƣ vải thiều, nhãn lồng xã Địch Quả, Giáp lai,Thạch khoán..Rừng đã mang lại giá trị kinh tế cao cho huyện Thanh Sơn.

e. Đất đai

- Đất nông nghiệp diện tích: 17.990 ha chiếm tỷ lệ 29% tổng diện tích toàn huyện Với tổng diện tích đất tự nhiên là 62.063 ha. Bao gồm hai loại đất chủ yếu:

- Đất lâm nghiệp: 29.785 ha chiếm 48% tổng diện tich toàn huyện. Có nơi đất tƣơng đối màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi, nhƣng có nhiều nơi đất cằn cỗi gây nên khó khăn cho sản xuất cũng nhƣ đời sống của cộng đồng các dân tộc trong huyện.

Điều kiện tự nhiên đã mang lại nhiều thuận lợi nhƣng cũng gặp phải nhiều khó khăn không nhỏ. Đó là :

Thuận lợi: Khí hậu và đất đai thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế của huyện.

Những khó khăn: Nắng gay gắt, mƣa lớn, mƣa nhiều gây khó khăn cho sản xuất và đi lại. Lũ lụt thƣờng xảy ra do hệ thống thuỷ lợi, đê kè chƣa ổn định gây hậu quả và thiệt hại về ngƣời và của đối với nhân dân huyện Thanh Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)