Nguyên nhân nghèo đói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 34)

1.7. Ảnh hƣởng của đói nghèo và chƣơng trình xoá đói giảm nghèo ở

1.7.2. Nguyên nhân nghèo đói

(a)Nguyên nhân chủ quan:

Là do chính hộ nghèo không biết cách làm ăn ,không có hoặc thiếu vốn sản xuất,gia đình đông con ,ít ngƣời làm,do chi tiêu lãng phí bừa bãi,mắc tệ nạn xã hội

.Theo kết quả điều tra xã hội học về nguyên nhân nghèo đói của các hộ gia đình cho thấy các hộ nghèo đói nông thôn chủ yếu là do thiếu vốn,đông con.

(b)Nguyên nhân khách quan

Do điều kiện tự nhiên môi trƣờng gây ra, đó là thời tiết khí hậu khắc nghiệt thƣờng bị thiên tai, lũ lụt ,sâu bệnh, hạn hán, đất canh tác cằn cỗi, diện tích canh tác ít, địa bàn hẻo lánh, giao thông đi lại không thuận lợi, quan hệ thị trƣờng chƣa phát triển, cơ sở hạ tầng thiếu yếu, kém …

Do cơ chế chính sách: Chính sách đầu tƣ cho nông nghiệp và phát triển nông thôn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, một số chính sách chƣa hoàn thiện nhƣ chính sách phát triển sản xuất, tạo việc làm thuế tín dụng ƣu đãi; áp dụng chính sách cứng nhắc thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng, các tổ chức đoàn thể.

Ngoài nguyên nhân trên còn có các nguyên nhân khác nhƣ: Gặp tại nạn rủi ro, mắc bệnh hiểm nghèo, ốm đau lâu ngày phải chữa chạy tốn kém, do chiến tranh, tuy nhiên các nguyên nhân này chiếm không cao ở các hộ nghèo. Trên thực tế các nguyên nhân không tồn tại một cách độc lập mà thƣờng đan xen nhau, quan hệ nhân quả ,làm cho tình trạng nghèo đói càng thêm trầm trọng. Do vậy, hiện tƣợng đói nghèo cần phải xem xét đánh giá theo một hệ thống nhằm có những giải pháp đúng đắn tích cực để xoá đói giảm nghèo.

1.7.3. Chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam

Xây dựng một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh” là mục tiêu của sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá ở nƣớc ta mà xoá đói giảm nghèo là một giải pháp đặc biệt quan trọng để hạn chế sự phân tầng xã hội.

Chủ trƣơng xoá đói giảm nghèo lần đầu tiên đƣợc đề cập tại Nghị quyết Đại hội VII của Đảng là: “ Cùng với quá trình đối mới tăng trưởng kinh tế

phải tiến hành công tác xoá đó giảm nghèo thực hiện công bằng xã hội tránh sự phân hoá giàu nghèo quá giới hạn cho phép”.

Ngày 08/10/2012 Thủ Tƣớng Chính Phủ đã chính thức ký quyết định Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 – 2015 với mục tiêu chung là: Cải thiện và từng bƣớc nâng cao điều kiện sống của ngƣời nghèo, ƣu tiên ngƣời nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, ngƣời nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở các vùng nghèo ; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mƣ́c sống giữa thành thị và nông thô n, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cƣ.

Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, chính phủ nhấn mạnh về công cuộc xoá đói giảm nghèo là: Chính sách xoá đói giảm nghèo phải đi đôi với khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống các thủ tục làm giàu phi pháp, tăng tỷ trọng của tầng lớp trung lƣu ở nông thôn và thành thị, trên cơ sở đó thu hẹp dần khoảng cách thu nhập giữa các vùng và các tầng lớp dân cƣ. Chƣơng trình Xoá đói giảm nghèo phải kết hợp với chƣơng trình giải quyết việc làm và các chƣơng trình phát triển kinh tế mang tính đa chiều vừa phát triển kinh tế và ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội.

1.8. Ảnh hƣởng của đói nghèo và sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo

1.8.1. Ảnh hưởng của đói nghèo

Đói nghèo gây ảnh hƣởng xấu tới sự phát triển, kinh tế xã hội. Hiện tƣợng nghèo đói là trong dân cƣ có hộ gia đình đạt mức thu nhập dƣới mức tối thiểu theo qui định của Nhà nƣớc và không đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Đói nghèo liên quan đến thu nhập và mức sống của cộng đồng những ngƣời nghèo trong xã hội đó. Đói nghèo dẫn đến tình trạng bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội. Đói nghèo cũng ảnh hƣởng xấu đối với quá

trình phát triển kinh tế xã hội. Trên thực tế, đói nghèo gây ảnh hƣởng đến các mặt sau:

Thứ nhất: Đói nghèo làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Sự giàu có về vật chất với mức cao sự thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng vật chất và văn hoá tinh thần ở một số nƣớc có trình độ phát triển không che lấp đƣợc sự thật hiển nhiên về đói nghèo, tụt hậu ngày càng xa so với thế giới.

Thứ hai: Đói nghèo ảnh hƣởng tới tăng trƣởng kinh tế. Đói nghèo của dân cƣ đã và đang là lực cản kinh tế xã hội lớn của các nƣớc nghèo, các nƣớc có nền kinh tế chậm phát triển

Thứ ba: Đói nghèo ảnh hƣởng tới chất lƣợng nguồn nhân lực. Trƣớc hết, con ngƣời muốn lao động đƣợc họ phải có đủ sức khoẻ về thể lực và trí lực ảnh hƣởng lớn tới chất lƣợng nguồn nhân lực.

Thứ tư : Đói nghèo về kinh tế luôn luôn dẫn tới sức ép về xã hội, Đói nghèo kéo theo sự gia tăng các tệ nạn xã hội, làm gay gắt thêm những bất bình đẳng về xã hội.

1.8.2. Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo

Đói nghèo là vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. ở nƣớc ta kể từ năm 1992 đến nay thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc phong trào xoá đói giảm nghèo đã lôi cuốn vận động đƣợc mọi tầng lớp nhân dân, các cấp các ngành, cả hệ thống chính trị tham gia có tác dụng thiết thực trong công tác xóa đói giảm nghèo. Sinh thời Bác Hồ vẫn hằng mong ƣớc"ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đƣợc học hành". Đói nghèo có thể coi nhƣ là "căn bệnh kinh niên" của xã hội. Tỷ lệ nghèo đói là chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng cuộc sống và là thƣớc đo xếp hạng cho một xã hội. Bởi vì, thƣớc đo trình độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia đƣợc sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số phát triến con ngƣời HDI. Chỉ số này bao gồm 3 chỉ tiêu thành phần:

- Tuổi thọ bình quân.

- Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh.

Muốn tình hình kinh tế xã hội phát triển, ổn định về chính trị trƣớc hết phải xoá đƣợc nạn đói giảm đƣợc nghèo nâng cao trình độ dân trí, thu nhập đối với ngƣời dân trong xã hội. Đói nghèo chính là việc làm cấp bách và cần thiết, vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụ trọng tâm trƣớc mắt.

- Tính chất lâu dài của công tác xoá đói giảm nghèo đƣợc thể hiện qua một số nội dung sau:

+ Xoá đói giảm nghèo là nội dung và nhiệm vụ cần thực hiện để đảm bảo công bằng xã hội.

+ Phục vụ cho mục tiêu cơ bản của chủ nghĩa xã hội là dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Thực hiện mục tiêu này là cả một quá trình gian khổ và lâu dài.

+ Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, định hƣớng XHCN. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng luôn có xu hƣớng phân hoá hai cực giàu nghèo.Vì vậy, cùng với việc tăng cƣờng sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa thƣờng xuyên và liên tục, lâu dài thì nhiệm vụ Xoá đói giảm nghèo cũng là vấn đề lâu dài và liên tục.

- Xoá đói giảm nghèo là một công việc trƣớc mắt. Bởi vì mỗi bƣớc phát triển kinh tế là một bƣớc cải thiện đời sống của nhân dân.

- Bên cạnh đó, Thanh Sơn là huyện miền núi nghèo tỉnh Phú Thọ, điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn, Địa hình phức tạp, nhiều đồi núi, thiên tai thƣờng xảy ra đe doạ đến đời sống của ngƣời dân và ảnh hƣởng tới phát triển kinh tế. Chính vì vậy, đói nghèo là mối quan tâm của các cấp các ngành, các cơ quan, đoàn thể thuộc địa bàn huyện và là mối lo lắng của ngƣời dân. Kết quả điều tra cho thấy:

Năm Tỷ lệ nghèo đói (%) 2009 28,4% 2010 25,9%. 2011 29,9%, 2012 27,5%. 2013 23,9% 2014 19,8 %

Xoá đói giảm nghèo là một chƣơng trình lớn của huyện Thanh sơn nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung. Công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện là rất cần thiết vì nạn đói nghèo luôn luôn đe doạ, ám ảnh thƣờng trực bên cuộc sống các hộ dân cƣ. Hơn nữa, xoá đói giảm nghèo còn là chƣơng trình lớn của quốc gia (Chƣơng trình Quốc gia về xoá đói giảm nghèo) nhằm xoá đƣợc nạn đói, giảm đƣợc nghèo tiến tới mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh xã hội dân chủ công bằng và văn minh.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Những đặc điểm về tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến đói nghèo trên địa bàn Huyện Thanh Sơn nghèo trên địa bàn Huyện Thanh Sơn

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía tây nam của tỉnh Phú Thọ có vị trí địa lý phía đông giáp huyện Thanh Thủy(Phú Thọ), huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình), phía tây giáp huyện Yên Lập, Tân Sơn (Phú thọ), phía bắc giáp huyện Tam Nông, phía nam giáp các huyện Thành phố của tỉnh Hòa Bình.

Thanh Sơn là huyện miền núi có vị trí là nơi chung chuyển giữa khu vực Tây bắc với thủ đô Hà Nội và thành phố Việt Trì 50 km. Có diện tích tự nhiên: 62.063 ha, Dân số khoảng 12 vạn ngƣời bao gồm 14 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 58%, huyện có 23 đơn vị hành chính gồm 22 xã và 01 thị trấn, 21 xã khó khăn, tiềm năng lao động, đất đai, tài nguyên khá dồi dào đã tạo điều kiện cho Thanh Sơn những thuận lợi cơ bản trong xây dựng và phát triển kinh tế, tuy nhiên do đặc thù là huyện miền núi, diện tích rộng, đồi núi, sông suối nhiều chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên, đất canh tác ít, lại chịu nhiều tác động của khí hậu khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế - xã hội nhiều năm qua vẫn là huyện nghèo, trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng, tập quán canh tác chậm đổi mới nên hộ nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao, những khó khăn trở ngại đó đã ảnh hƣởng một phần không nhỏ trong công tác Xóa đói giảm nghèo tại địa phƣơng.

b. Địa hình

xã Đông cửu, Thƣợng cửu, Tân Lập … Đồi núi bát úp nối tiếp nhau kéo dài theo hƣớng Tây Bắc và Đông Nam. Phân bố khá đồng đều trên địa bàn huyện tào thành những thung lũng hẹp, những cánh đồng ruộng bậc thang nên rất khó khăn trong việc xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất. Có một số đỉnh núi cao nhƣ Núi dòng cao 374m, núi Cọ sơn cao 243m, núi Nghè cao 238m....độ cao trung bình của đồi gò từ 50 - 70m, độ dốc bình quân 150

- 200 nơi dốc nhất 450. Đồi có độ dốc dƣới 100

chiếm một diện tích không đáng kể. Thƣợng huyện là xã Văn Miếu, Võ Miếu, Thƣơng Cửu với nhiều đồi núi trùng điệp, đƣờng giao thông nhỏ hẹp gây khó khăn cho việc đi lại. Cuối huyện là các xã Thạch Khoán, Sơn Hùng.. Đây là các xã có tiềm năng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả đặc biệt là cây chè và vải thiều… chăn nuôi lợn rừng lai, gà nhiều cựa… có giá trị kinh tế cao góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo. Nói chung, địa hình huyện Thanh sơn mang lại nhiều thuận lợi nhƣng gặp không ít những khó khăn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của huyện

c. Khí hậu

Thanh sơn là huyện thuộc vùng trung du Bắc bộ, chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thể hiện rõ khí hậu của vùng đồi núi trung du với hai mùa rõ rệt ( mùa mƣa và mùa khô). Các yếu tố khác nhƣ sƣơng muối, bão lụt, lũ ống cũng ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên trong những năm gần đây thƣờng xuất hiện mƣa đá vào tháng 4, tháng 5 gây thiệt hại cục bộ cho một số xã, nhất là các xã ven sông.

d. Thổ nhưỡng

Năm 2008 viện thổ nhƣỡng nông hoá đã tiến hành điều tra khảo sát, phân tích và lập bản đồ thổ nhƣỡng trên địa bàn huyện. Kết quả huyện Thanh Sơn có các loại đất sau:

+ Đất xám. + Đất đỏ.

Đất xám chiếm tỷ lệ 70%. Là huyện miền núi, tài nguyên rừng và đất rừng là thế mạnh của huyện. Cho nên, đất đồi rừng của huyện Thanh Sơn khá tốt, tầng đất dày từ 0,5m đến 1m chiếm tới 50% thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp nhƣ cây chè, cây lâm nghiệp làm nguyên liệu giấy nhƣ bạch đàn, keo, bồ đề, luồng, diễn...Các loại cây ăn quả nhƣ vải thiều, nhãn lồng xã Địch Quả, Giáp lai,Thạch khoán..Rừng đã mang lại giá trị kinh tế cao cho huyện Thanh Sơn.

e. Đất đai

- Đất nông nghiệp diện tích: 17.990 ha chiếm tỷ lệ 29% tổng diện tích toàn huyện Với tổng diện tích đất tự nhiên là 62.063 ha. Bao gồm hai loại đất chủ yếu:

- Đất lâm nghiệp: 29.785 ha chiếm 48% tổng diện tich toàn huyện. Có nơi đất tƣơng đối màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi, nhƣng có nhiều nơi đất cằn cỗi gây nên khó khăn cho sản xuất cũng nhƣ đời sống của cộng đồng các dân tộc trong huyện.

Điều kiện tự nhiên đã mang lại nhiều thuận lợi nhƣng cũng gặp phải nhiều khó khăn không nhỏ. Đó là :

Thuận lợi: Khí hậu và đất đai thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế của huyện.

Những khó khăn: Nắng gay gắt, mƣa lớn, mƣa nhiều gây khó khăn cho sản xuất và đi lại. Lũ lụt thƣờng xảy ra do hệ thống thuỷ lợi, đê kè chƣa ổn định gây hậu quả và thiệt hại về ngƣời và của đối với nhân dân huyện Thanh Sơn.

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - Xã hội

Thanh sơn là huyện có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, lƣu thông hàng hoá, là đầu mối giao thông quan trọng với 3 tỉnh phía Bắc. Song do điều kiện địa hình phức tạp, nên việc cải tạo đất chống sói mòn do

mƣa lũ và lũ lụt đặc biệt là lũ ống hàng năm gây ra ảnh hƣởng rất lớn tới sản xuất và đời sống của nhân dân địa phƣơng.

a. Tăng trưởng kinh tế

Với đặc điểm tự nhiên nhƣ đã phân tích ở trên, ngƣời dân Thanh Sơn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trồng trọt và chăn nuôi có thể nói chiếm tới 95% dân số là sản xuất nông nghiệp. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm có tăng nhƣng ở mức chậm ( khoảng 5,8% mỗi năm). Đời sống và thu nhập của ngƣời lao động trên địa bàn huyện còn thấp dao động trong khoảng từ 350.000 đồng/ ngƣời/ tháng đến 850.000 đồng/ ngƣời/ tháng. Kết quả này cho thấy, nền kinh tế của huyện đang dần dần chuyển biến. Tình hình phát triển kinh tế có nhiều mặt thuận lợi xong cũng còn gặp nhiều khó khăn do ngoại cảnh mang lại tác động không nhỏ tới quá trình giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. An ninh chính trị cơ bản đƣợc giữ vững ổn định. Đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng có nhiều thay đổi.

Về sản xuất nông-lâm nghiệp:

Nhìn chung sản xuất nông-lâm nghiệp đạt đƣợc bƣớc chuyển biến khá rõ nét.. Bình quân lƣơng thực quy thóc hàng năm tính theo đầu ngƣời không ngừng tăng lên. Số liệu bảng 2.1 biểu thị kết quả đó:

Bảng 2.1. Sản lượng lương thực quy thóc bình quân đầu người qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)