3.4. Giải pháp khắc phục tình trạng đói nghèo trên địa bàn huyện Thanh Sơn
3.4.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm giúp các hộ đó
nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo đói.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010- 2015 đã nêu rõ: Cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Sơn là nông nghiệp-lâm nghiệp-tiểu thủ công
nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ. Với mục tiêu đạt tỷ lệ cơ cấu 60% - 20% - 20% hay còn gọi là cơ cấu 6 - 2 - 2.
3.4.1.1 Bố trí sử dụng đất chuyển đổi.
Những căn cứ bố trí sử dụng đất phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông- lâm - ngƣ nghiệp của vùng:
Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh Sơn đến năm 2015.
Căn cứ vào quy hoạch chung xây dựng huyện Thanh Sơn (tỷ lệ bản đồ 1/10.000)
Căn cứ vào rà soát phƣơng án quy hoạch phân bổ sử dụng đất đến năm 2015 của các xã trong huyện.
Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 của Đảng bộ huyện Thanh Sơn.
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực kinh tế xã hội các xã vùng.
Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất và các quỹ đất cho phát triển nông lâm nghiệp.
Dự kiến bố trí sử dụng đất các xã nghèo vùng đến năm 2015 nhƣ sau: Đến năm 2015, diện tích đất nông nghiệp toàn vùng còn 17.887 ha, giảm 103 ha so với năm 2013, chiếm 29 % tổng diện tích tự nhiên toàn vùng. Phần diện tích đất giảm là do chuyển sang đất ở và đất chuyên dùng (đất xây dựng, đất giao thông …)
Đât lâm nghiệp: 29.076 ha, chiếm 47 %, giảm 709 ha đƣợc chuyển sang đất nông nghiệp (trồng cây ăn quả và phát triển trang trại).
Đất chuyên dùng: 5.095 ha, tăng 1.002 ha so với năm 2013 và chiếm 8,2% tổng diện tích tự nhiên (đƣợc tăng ở tất cả các xã trong huyện (chủ yếu là tăng đất xây dựng, mở rộng đƣờng giao thông) …
Đất ở 9.075 ha, chiếm 14,3% tăng 1.108,9 ha so với 2013 Đất chƣa sử dụng: còn 330 ha, giảm 1.898 ha.
Bảng 3.1. Bố trí sử dụng đất vùng
Đơn vị tính: ha
Hạng mục Hiện trạng 2013 Kế hoạch năm 2015
DT Cơ cấu % DT Cơ cấu % Biến động 2013 - 2015 Tổng diện tích tự nhiên 62.063 100,0 62.063 100,0 I. Đất nông nghiệp 17.990 29 17.887 29 -103
II. Đất lâm nghiệp 29.785 48 29.076 47 -709
III. Đất chuyên dùng 4.093 6,6 5.095 8,2 1.002
IV. Đất ở 7.967 12,8 9.075 14,3 1.108
V. Đất chƣa sử dụng 2.228 3,6 930 1,5 -1.298
(Nguồn: Tác giả điều tra tổng hợp)
- Đất nông nghiệp diện tích: 17.990 ha chiếm tỷ lệ 29% tổng diện tích toàn huyện với tổng diện tích đất tự nhiên là 62.063 ha. Bao gồm hai loại đất chủ yếu:
Quan điểm và định hướng sử dụng đất nông nghiệp vùng
Khai thác tốt và sử dụng đất nông nghiệp theo hƣớng tập trung chuyển đôi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đƣa vào sản xuất nhƣng loại cây trồng, giống mới có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai và nhu cầu của thị trƣờng. Đối với những khu vực đang sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn hoặc hiệu quả kinh tế thấp, năng suất chất lƣợng kém thì sẽ chuyển sang những cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn đồng thời bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
Chuyển đổi một phần đất lúa, màu có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây có giá trị cao hơn nhƣ trồng hoa, trồng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản kết hợp.
Tăng hệ số sử dụng đất bằng cách mở rộng cây trồng vụ đông và các cây trồng có giá trị nhƣ trồng rau, cây công nghiệp ngắn ngày.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở một số vùng đất nhƣ: đất lúa úng trũng sang lúa - cá kết hợp, đất vùng cao hạn sang trồng cây ăn quả, đất màu bồi ven sông trồng mía (mía tím ăn tƣơi), trồng rau an toàn, hoa …
Đầu tƣ cải tạo, thâm canh tăng vu trên các loại đất có điều kiện.
Điều chỉnh sử dụng đất nông nghiệp vùng.
Đến năm 2015 toàn vùng dự án có 15.015 ha đất nông nghiệp, giảm 103 ha so với năm 2013, chiếm 24 % tổng diện tích tự nhiên
Diện tích đất trồng cây hàng năm từ 7.450 ha giảm xuống còn 7.035 ha (giảm 415 ha), diện tích giảm chủ yếu chuyển sang đất trồng cây ăn quả và một phần chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở.
Đất ruộng lúa, ruộng màu hiện có 6.088 ha đến năm 2015 sẽ giảm xuống còn 5.495 ha (giảm 593 ha) chủ yếu đƣợc chuyển sang trồng cây ăn quả và một phần chuyển sang đất xây dựng, đất ở nông thôn.
Đất cây hàng năm khác hiện đƣợc trồng chuyên màu và cây công nghiệp hàng năm, đến năm 2015 sẽ giảm 100 ha còn 262 ha để trồng cây ăn quả.
Đất trồng cây lâu năm đến năm 2015 sẽ tăng thêm 415 ha đƣợc trồng cây ăn quả.
Đất chuyên nuôi thả cá kết hợp thuỷ lợi sẽ tăng thêm 234 ha tại xã Thạch Khoán.
Quá trình cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi, cứng hoá kênh mƣơng tƣới sẽ đƣa diện tích đất trồng 3 vụ từ 1.159 ha lên 11.174,8 ha. Diện tích đất 1 vụ lúa (do úng trũng) sẽ cải tạo, khoanh vùng để chuyển một phần sang sản xuất 2 vụ lúa ăn chắc và chuyển một phần sang canh tác 1 vụ lúa 1 vụ cá.
3.4.1.2. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế
Căn cứ vào điều kiện đất đai cụ thể của từng xã, điều kiện thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông sản, dự kiến phát triển ngành trồng trọt trong những
năm tới là tập trung đầu tƣ thâm canh, hƣớng chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá với quy mô vừa và lớn nhằm tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Nâng hệ số sử dụng đất từ 2,26 lần hiện nay của vùng lên 2,49 lần vào năm 2015 và 2,53 lần vào năm 2017.
Diện tích đất canh tác sẽ giảm từ 4.271 ha xuống còn 3.802 ha năm 2015 và 3757 ha vào năm 2017. Do một phần diện tích đất cây hàng năm đó đƣợc chuyển sang trồng cây ăn quả.
Mặc dù diện tích gieo trồng cây lƣơng thực giảm, song bình quân lƣơng thực/ngƣời vẫn tăng từ 285kg/ngƣời/năm hiện nay lên 296 kg/ngƣời/năm (2015) và 315 kg/ngƣời/năm (2017).
Về giá trị sản xuất nông nghiệp: Hiện nay giá trị sản xuất nông nghiệp toàn vùng đạt 99.392 triệu đồng sau khi chuyển đổi cơ cấy kinh tế nông nghiệp sẽ đƣa giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên 135.746 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 5,43%/năm.
Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế sẽ đƣa giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên một đơn vị đất nông nghiệp trong vùng tăng lên từ 17,4 triệu đồng/ha đất nông nghiệp hiện nay lên 28,02 triệu đồng/ha đất nông nghiệp (chỉ tính giá trị sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi).
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ đƣa cơ cấu giá trị một số sản phẩm hàng hoá trong vùng tăng lên.
3.4.2. Quy hoạch chuyển đổi các ngành hàng theo hướng sản xuất hàng hoá.
Quy hoạch sản xuất cây lƣơng thực. Quy mô
Ngoài mục tiêu đảm bảo an ninh lƣơng thực trong vùng, thì bố trí sản xuất cây lƣơng thực cần quan tâm tới việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất lúa sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao. Dự kiến cây lƣơng thực vùng sẽ giảm diện tích gieo trồng nhƣng ở mức độ thấp.
Giải pháp
Đối với cây ngô: tăng diện tích gieo trồng từ 1.175 ha hiện nay lên 1.756 ha năm 2015. Cây ngô đƣợc gieo trồng vụ đồng là chính với diện tích chiếm tới 85% tổng diện tích gieo trồng ngô toàn vùng. Năng suất ngô bình quân dự kiến sẽ đạt 33,2 tạ/ha vào năm 2015 và 35,5 tạ/ha vào năm 2017. Đƣa sản lƣợng ngô từ 4.500 tấn hiện nay lên 6.500 tấn năm 2015 và 6.900 tấn vào năm 2017.
Đối với cây lúa: cây lúa đƣợc trồng ở tất cả các xã trong vùng, tuy nhiên tập trung chủ yếu tại các xã vùng trũng: Giáp Lai, Thạch Khoán,Cự Đồng, Cự Thắng..
Cơ cấu mùa vụ: vụ xuân chiếm 45% và vụ mùa chiếm 55% (chủ yếu là mùa sớm).
Giống lúa: tập trung vào sản xuất bằng các giống lúa đặc sản có giá trị cao tại xã Giáp Lai, Thạch Khoán,Cự Đồng, Địch quả với cơ cấu giống lúa chất lƣợng cao chiếm khoảng 30%. Diện tích còn lại cùng với các xã khác chủ yếu tập trung sản xuất giống lúa năng suất cao (các giống lúa lai), cơ cấu giống lúa năng suất cao chiếm khoảng 65 - 70%. Sử dụng giống lúa bằng các giống cấp I đạt 100% diện tích.
Đối với cây ngô: ngô sản xuất làm lƣơng thực và thức ăn chăn nuôi, đảm bảo hoàn toàn sử dụng bằng các giống ngô lai có các tiềm năng năng suất cao nhƣ các giống LVN 25, SBO99, DK 888, LSB44 … Ngoài ra có thể đƣa vào thử nghiệm giống ngô lai giàu đạm HQ2000
Giải pháp thâm canh tăng năng suất:
Bón phân hợp lý: hƣớng dẫn nông dân thâm canh theo đúng qui trình từng giống để đạt hiệu quả cao, bón phân theo nguyên tắc: đúng thời kỳ, đủ lƣợng, cân đối …
Công tác Bảo vệ thực vật: rất quan trọng để giữ đƣợc năng suất và chất lƣợng sản phẩm, hƣớng dẫn cho nông dân dùng đúng thuốc, đúng bệnh để có hiệu quả cao, an toàn cho ngƣời dùng thuốc, bảo vệ môi trƣờng.
Hƣớng dẫn nông dân cách phơi sấy và cất giữ nông sản để giữ đƣợc chất lƣợng cao. Nhất là các giống lúa thơm nhƣ TBR45, nếp cẩm ĐH 6 hoặc lúa Nhật
Quy hoạch sản xuất cây ăn quả. Quy mô
Toàn vùng hiện chỉ có 76 ha cây ăn quả các loại, dự kiến đến năm 2005 sẽ đƣa diện tích trồng cây ăn quả lên 340 ha và đến năm 2010 sẽ đƣa lên 500 ha, trong đó chuyển đổi từ đất trồng cây hàng năm, đất bờ vùng sau khi cải tạo canh tác lúa + cá kết hợp và cải tạo một phần đất chƣa sử dụng sang trồng cây ăn quả.
Bảng 3.2: Kế hoạch sản xuất cây ăn quả các xã vùng
TT Hạng mục Năm 2013 Năm 2015 Năm 2017
DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) Toàn vùng 234 - 677 - 850 - 1 Xã Địch Quả 45 50 - 65 - 2 Xã Yên sơn 25 60 - 80 - 3 Xã Sơn Hùng 32 80 - 95 - 4 Xã Thục luyện 51 70 - 88 - 5 Xã Tân Minh 22 65 - 87 - 6 Xã Yên Lãng 30 55 - 85 - 7 Xã Tân Lập 15 96 - 120 - 8 Xã Võ Miếu 14 30 - 60 - Còn lại 30 171 170
(Nguồn: Tác giả điều tra tổng hợp)
Giải pháp
Giống cây ăn quả: Các giống cây ăn quả đƣợc trồng chủ yếu là cam, quýt, nhãn, vải, hồng, na dai, táo và một số cây ăn qủa khác.
Để đảm bảo có những giống cây ăn quả và cây giống có chất lƣợng tốt để cung cấp cho nhân dân trong vùng mở rộng diện tích cần phải
Kết hợp chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu giống cây ăn quả của tỉnh, Trung ƣơng để nghiên cứu và ứng dụng các giống cây ăn quả có năng suất cao, chất lƣợng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái, đất đai trong vùng và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.
Tổ chức sản xuất cây giống để cung cấp cho nông dân trong vùng bằng cách mở rộng và xây dựng những trang trại nhân giống cây ăn quả ngay tại địa phƣơng theo kiểu trang trại.
Quy hoạch phát triển sản xuất hoa cây cảnh.
Dự kiến đƣa diện tích trồng hoa các loại toàn vùng lên 10 ha vào năm 2015 và 15 ha năm 2017. Chủ yếu hoa đƣợc trồng tại các xã gần đƣờng quốc lộ, khu và thị trấn để cung cấp hoa tƣơi cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao trong vùng. Diện tích đất trồng hoa không bố trí đất chuyên canh mà chủ yếu trồng đất chuyên màu hoặc đất lúa.
Bảng 3.3: Kế hoạch sản xuất cây hoa, cây cảnh
TT Hạng mục Năm 2013 Năm 2015 Năm 2017
DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) Toàn vùng 6 - 10 - 15 - 1 Thị Trấn 3 - 3 - 2 Xã Hƣơng Cần 1 2 - 2 - 3 Xã Sơn Hùng 2 2 - 2 - 4 Xã Thục luyện 3 - 3 - 5 Xã Thạch Khoán - 1 - 6 Xã Giáp Lai 1 - 1 - 7 Xã Tất Thắng 2 - 2 - 8 Xã Tinh Nhuệ - 1 -
Giống hoa chủ yếu là: các loại hoa hồng, cúc, thƣợc dƣợc và các loại cây cảnh nhƣ: cây sanh, lộc vừng, si, sung..
Quy hoạch sản xuất cây rau thực phẩm
Quy mô
Đƣa diện tích gieo trồng rau vùng từ 338 ha hiện nay 530 ha vào năm 2015, trong đó tích cực chuyển đổi từ sản xuất rau bình thƣờng sang sản xuất rau an toàn, rau sạch đạt 155 ha vào năm 2015 và 175 ha vào năm 2017, rau an toàn đƣợc phát triển trong tất cả các xã trong toàn vùng trong đó tập trung chủ yếu tại các xã Địch Quả: 30 ha, Văn Miếu: 20 ha, Lƣơng Nha: 20 ha ..
Ngoài ra chú trọng đến việc sản xuất một số loại rau, quả phục vụ cho chế biến cung cấp thực phẩm cho các huyện, thành thị trong tỉnh và tỉnh lân cận nhƣ: Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La... nhƣ dƣa chuột, rau cải lƣơng, ngô bao tử, ngô ngọt, ớt hành, cà chua, dƣa lê, dƣa chuột, khoai sọ … đƣợc trồng chủ yếu tại xã Địch Quả, Lƣơng Nha và một số xã ven sông. Năng suất bình quân rau các loại đạt 119 tạ/ha năm 2010 và 128 tạ/ha năm 2013 (rau các loại ở đây tính cả khoai tây và khoai sọ).
Giải pháp:
Giống rau: cần chọn các giống rau có năng suất cao, chất lƣợng tốt phù hợp với thị hiếu tiêu thụ của thị trƣờng (nhất là thị trƣờng trong huyện, Thành phố Việt Trì, Hà Nội). Kết hợp đầu tƣ mô hình sản xuất rau giống, sản xuất rau sạch và mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn, rau trái vụ nhằm nâng cao giá trị sản xuất của rau.
Tiêu thụ rau: hiện tại dân tự tiêu thụ, thị trƣờng tiêu thụ: nội thành Hà Nội trong huyện, các huyện lân cận … Trong những năm tới sản xuất nhiều đề nghị Công ty rau quả, các nhà máy tiêu thụ giúp nông dân.
Đầu tƣ nâng cấp, phát triển hệ thống chợ, nhanh chóng hình thành những trục, những tụ điểm giao lƣu hàng hoá trên địa bàn nông thôn, phát
triển các thị trấn, thị tứ, các trung tâm cụm xã, trung tâm “công nghiệp - dịch vụ nông thôn” gắn liền với các trục giao thông chính.
Quy hoạch sản xuất nhóm cây công nghiệp.
Gồm, cây chè, lạc, đậu tƣơng, mía (mía tím) đƣợc xem là nhóm cây có thế mạnh và truyền thống trong vùng (đƣợc trồng ở tất cả các xã, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở các xã vùng gò đồi và vùng giữa (Địch Quả, Cự Thắng, Thắng Sơn, Tất Thắng) tuy nhiên hiện nay năng suất cây công nghiệp trong vùng còn thấp. Trong thời gian tới việc mở rộng diện tích không nhiều, chủ yếu đầu tƣ thâm canh áp dụng các giống mới, giống TBKT để tăng năng suất chất lƣợng nhƣ: sử dụng các giống chè cho nhiều búp, lạc sen, giống đậu tƣơng DT 84, DT 99, XX 22 …cung cấp thị trƣờng trong vùng và có thể xuất khẩu ( Chè Phú Đa, chè Minh Đài)
Cây chè: trồng ở tất cả các xã, chủ yếu tập trung ở các xã Địch Quả, Cự Thắng, Thắng Sơn, Tất Thắng, Võ Miếu, Thắng Sơn… Dự kiến năm 2015 diện tích toàn vùng là 8.912 ha, năng suất 24,4 tạ/ha.
Cây đậu tƣơng, cây lạc tuy diện tích trong vùng không nhiều, song đƣợc trồng tập trung chủ yếu tại xã Thục Luyện, Yên Lãng, Tinh Nhuệ, đây là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế khá cao (đạt từ 55 - 70 triệu đồng/ha) với thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu là Thành Phố Việt Trì, các huyện lân cận và Hà Nội. Trong thời gian tới duy trì ổn định diện tích 30 ha tại xã Thục Luyện, đầu tƣ thâm canh đƣa năng suất Đậu tƣơng: 10,4 tạ/ ha, Lạc: 14,4 tạ/ ha vào