Đảng bộ, Chính quyền nhân dân huyện Thanh sơn tập trung thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 54)

2.2. Thực trạng Xóa đói giảm nghèo trong những năm qua ở huyện Thanh

2.2.2. Đảng bộ, Chính quyền nhân dân huyện Thanh sơn tập trung thực

hiện Xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua như sau:

Nhân dân huyện Thanh sơn với truyền thống đoàn kết, cần cù lao động, chịu đựng gian khổ khó khăn, một lòng tin Đảng. Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Sơn đã phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, cùng với sự quan tâm đầu tƣ của Trung ƣơng, của Tỉnh, sự giúp đỡ của các ngành, địa phƣơng trong và ngoài tỉnh đã tập trung đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh phát triển

kinh tế-xã hội từng bƣớc xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cả vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân.

Trong suốt thời kỳ xây dựng và phát triển, nhất là từ khi thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng (Nghị quyết Đại hội VI, tháng 12/1986), bằng năng lực, nội lực và trí tuệ của chính mình, phát huy và tranh thủ những thuận lợi, những thời cơ, vƣợt qua những khó khăn, thử thách; đặc biệt năm 2010, thực hiện Nghị quyết giữa nhiệm kỳ về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi xác định cây sơn, cây nguyên liệu giấy, cây chè và con bò lai, con dê, lợn rừng lai là chủ lực. Mặc khác, Thanh Sơn là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Phú Thọ, cầu nối với các tỉnh Tây bắc nhƣ Hòa Bình , Yên Bái, Sơn La … một mắt xích quan trọng của của vùng kinh tế Tây bắc; hệ thống giao thông thuận lợi Quốc lộ 32A, đƣờng thủy sông Bứa, sông Thao tạo điều kiện cho huyện mở rộng giao lƣu, thực hiện một nền kinh tế mở, đón nhận các mối quan hệ sản xuất, dịch vụ và thƣơng mại.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh sơn đã tập trung mọi khả năng để đầu tƣ và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến vào sản xuất; phát triển các vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến; khuyến khích các hộ nông dân, chủ trang trại và các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh. Huy động mọi nguồn lực cho đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, bố trí các nguồn vốn đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm, từng bƣớc mở rộng quy hoạch đô thị và đổi mới bộ mặt nông thôn miền núi. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp, đầu tƣ kết cấu hạ tầng, củng cố và đầu tƣ phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống.Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chƣơng trình, dự án về định canh, định cƣ về an sinh xã hội; đa dạng hóa các nguồn lực, các

phƣơng thức giảm nghèo, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động… đẩy mạnh quá trình xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa-thể thao.

Sự lãnh đạo, điều hành của Đảng bộ, chính quyền cùng với sự nỗ lực của cán bộ, nhân dân ( đặc biệt là nông dân: chủ thể quan trọng trong xóa đói giảm nghèo) huyện Thanh sơn trong hơn 20 năm đổi mới qua đã đạt đƣợc một số thành tựu về kinh tế-xã hội cũng nhƣ mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội đƣợc thể hiện qua một số kết quả chủ yếu sau:

- Diện tích gieo trồng hàng năm bình quân tăng từ 1.000 ha đến 2.200 ha vànăm 2014 là 27.604 ha; trong đó: Cây nguyên liệu giấy: 12.871 ha, cây lúa 2.750 ha, cây sơn 5.100 ha; tổng đàn bò 20.200 con, bò lai chiếm 65% so tổng đàn. Đặc biệt là hiện nay, một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã biết sản xuất cây lúa nƣớc mang lại hiệu quả, góp phần hạn chế tình trạng phát rừng làm nƣơng rẫy trên địa bàn huyện.

- Qua 03 năm, triển khai và tổ chức thực hiện Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, đến nay đã có 02 xã đạt từ 09 đến11 tiêu chí , các xã còn lại đạt từ 04 đến 08 tiêu chí . Phấn đấu đến cuối năm 2015, sẽ đạt chuẩn nông thôn mới đối với 02 xã điểm là Thị trấn Thanh sơn, Thạch Khoán, và hoàn thành Chƣơng trình bê tông hóa đƣờng giao thông nông thôn theo Nghị quyết số: 75/2013/NQ-HĐND, của HĐND Tỉnh với trên 52 km bê tông hóa đƣờng giao thông nông thôn các loại trên địa bàn huyện. - Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện thông suốt từ huyện đến thôn, buôn với 346 km. Trong đó: Quốc lộ 32A nối liền với các tỉnh Tây Bắc chạy ngang qua huyện là 43 km, đƣờng tỉnh lộ 62 km và 151 km đƣờng thuộc huyện quản lý; giao thông nông thôn đã đƣợc bê tông hóa.

- Về giáo dục và đào tạo, có 01 Trƣờng Trung cấp nghề Thanh niên dân tộc, 1 Trƣờng phổ thông Trung học, 01 Trƣờng Trung học cơ sở và phổ thông Trung học, 01 Trƣờng Dân tộc nội trú và 25 đơn vị trƣờng học trực thuộc

Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện;từ năm 2008, huyện Thanh sơn đã đƣợc công nhận đạt chuẩn Quốc gia về Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Hiện nay, đã có 03 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia và phấn đấu đến cuối năm học 2014-2015, nâng số trƣờng đạt chuẩn Quốc gia lên 5 trƣờng.

- Về mạng lƣới y tế, có 01 Bệnh viện Đa khoa, 01 Trung tâm y tế, và 23 Trạm y tế xã, thị trấn. Toàn huyện hiện có 42 bác sỹ, đạt tỷ lệ 5,67 bác sỹ/1 vạn dân và 8/23 Trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia.

- Công tác đền ơn đáp nghĩa đƣợc quan tâm, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ ƣu đãi đối với ngƣời có công; thƣờng xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tƣợng chính sách. Công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo đƣợc gắn liền và lồng ghép có hiệu quả với các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội; số lao động đƣợc giải quyết việc làm mới hằng năm từ 1.560 đến 1.900 lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 3,5 đến 6%, tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 giảm xuống còn 15%.

Với những lợi thế và tiềm năng về kinh tế của một huyện miền núi, trong thời gian tới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Sơn tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội theo một số định hƣớng nhƣ sau:

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp , dịch vụ theo hƣớng tăng tỷ trọng trong cơ cấu giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn ; thúc đẩy nông -lâm nghiệp phát triển gắn với công nghiệp chế biến ; khuyến khích, tạo môi trƣờng thuận lợi, để các doanh nghiê ̣p vào đầu tƣ các dự án trên đi ̣a bàn huyện , trong đó đă ̣c biê ̣t ƣu tiên các ngành công nghiê ̣p chế biến và công nghiệp khai khoáng.

- Tập trung xây dựng, khai thác tiềm năng vùng phía Tây, phía Bắc của huyện để phát triển kinh tế nông-lâm-công nghiệp, quy hoạch diện tích các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao để có cơ sở đầu tƣ các nhà máy chế biến.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh; kêu gọi vốn đầu tƣ cho các điểm du lịch: Khu du lịch sinh thái Hƣơng Cần, thác Mơ, kết hợp du lịch tâm linh Đền Hùng, sinh thái Xuân sơn.

- Giải quyết có hiệu quả những vấn đề an sinh xã hội, tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động, giảm tỉ lệ hộ nghèo; đẩy mạnh quá trình xã hội hóa trong các lĩnh vực văn hóa-xã hội, đặc biệt là trong ngành giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục-thể thao; chăm lo và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, nâng cao mức sống dân cƣ. Thực hiện tốt chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, thực hiện tốt quy chế công khai hóa, dân chủ hóa ở cấp cơ sở. Đấu tranh phòng ngừa có hiệu quả các tệ nạn xã hội. Gắn kết mục tiêu phát triển kinh tế với chiến lƣợc xoá đói giảm nghèo. Một số kết quả thể hiện ở số liệu nhƣ sau:

Bảng 2. 3 dƣới đây cho thấy kết quả về tỷ lệ đói nghèo qua các năm từ 2009 đến năm 2014:

Bảng 2.3. Tỷ lệ đói nghèo giai đoạn 2009-2014

Năm Tổng số hộ đói, nghèo(Hộ) Tỷ lệ đói nghèo( % ) 2009 9.113 28,4 2010 8.920 25,9 2011 9.210 29,9 2012 8.701 27,5 2013 8.210 23,9 2014 7.710 19,8

Nguồn: Phòng Lao động-Thương binh xã hội huyện Thanh Sơn Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh qua các năm từ năm 2009 đến năm 2010 nhƣng lại tăng lên vào thời điểm điều tra tháng 3 năm 2011 và từ năm 2012 đến năm 2014 lại giảm dần, Năm 2010 hiện có 15/23 xã, có tỷ lệ đói nghèo trên 20%, năm 2011 có 20/23 xã, năm 2012 có 13/23 xã thị trấn và năm 2013 có 10/23 xã, năm 2014 có 9/23 xã có tỷ lệ đói

nghèo trên 20%, xã có tỷ lệ đói nghèo cao nhất là xã Thƣợng Cƣủ 39,2%. Thị trấn Thanh Sơn có tỷ lệ đói nghèo thấp nhất chiếm tỷ lệ 6,9%. Nếu tính đến hết năm 2010 thì những kết quả đó là điều đáng mừng đối với Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Sơn. Nhƣng riêng năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo đói tăng lên là do có sự điều chỉnh của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội. Do tiêu chí mới quy định cho chuẩn nghèo đói quy định mức thu nhập đối với hộ nghèo cao hơn so với quy định cũ dẫn đến số hộ đói nghèo tăng lên, nhiều nên. Vì vậy tỷ lệ đói nghèo năm 2011 cao hơn so với năm 2009 và năm 2010. Cho nên số xã có tỷ lệ đói nghèo từ 20% trở lên đã tăng 5 xã so với năm 2010 và 7 xã so với năm 2009.

So với năm 2009 thì số hộ đói nghèo năm 2010 giảm đƣợc 193 hộ, số hộ đói nghèo năm 2011 tăng lên 97 hộ làm cho tỷ lệ đói nghèo tăng từ 25,9% năm 2010 lên 29,9% vào năm 2011. Có thể thấy tỷ lệ đói nghèo của huyện Thanh Sơn có giảm qua các năm tính từ năm 2006 đến năm 2010. Kết quả này cũng thực hiện đƣợc mục tiêu của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII (2005-2010) đề ra. Tính đến hết năm 2010 tỷ lệ hộ đói nghèo giảm tƣơng đối nhanh từ 45% năm 2005 còn dƣới 30% vào năm 2010.

Hiện tại tỷ lệ đói nghèo của huyện vẫn là vấn đề mà toàn xã hội quan tâm, lo ngại. Để phấn đấu đến hết năm 2015 và những năm sau đó tỷ lệ đói nghèo còn dƣới 20% (ở mức 15% ) trƣớc hết cần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, tranh thủ mọi nguồn lực trong và ngoài nƣớc, kết hợp với sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phƣơng.

So với toàn tỉnh, tỷ lệ đói nghèo của huyện Thanh Sơn cao đứng thứ 9 toàn tỉnh, Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm khoảng 7,8%/năm là thuận lợi không nhỏ giúp cho công tác xoá đói giảm nghèo triển khai và thực hiện tốt, giúp các hộ nghèo có điều kiện tự vƣơn lên vƣợt qua cảnh nghèo, nạn đói mà hàng ngày họ phải trải qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)