CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh
3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Hà Nam chi nhánh Hà Nam
3.1.2. Môi trường hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Hà Nam tại tỉnh Hà Nam
- Tình hình kinh tế - xã hội
Tỉnh Hà Nam được thành lập lại từ năm 1997 trên cơ sở chia tách tỉnh cũ Nam Hà, diện tích 860 km2, dân số trên 78 vạn người. Từ khi tái lập đến nay, kinh tế - xã hội của Hà Nam đã có những bước tiến vượt bậc và đạt được những thành tựu quan trọng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp -xây dựng và dịch vụ; kĩ thuật hạ tầng giao thông, đô thị, nông thôn được đầu tư phát triển; các lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc. Hà Nam nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, trên trục giao thông quan trọng Bắc - Nam, vị trí thuận lợi nằm ngay cửa ngõ phía Nam cách trung tâm Thủ đô Hà Nội hơn 50km. Vị trí chiến lược quan trọng cùng hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt tạo cho Hà Nam lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa- xã hội, khoa học- kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với Thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ.Hà Nam có nguồn tài nguyên mỏ đá, mỏ sét phong phú, nhiều chủng loại, được phân bố tập trung ở phía tây sông Đáy thuộc hai huyện Thanh Liêm, Kim Bảng, gần trục đường giao thông, thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển và chế biến. Đặc biệt nguồn đá vôi có trữ lượng rất dồi dào là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất xi măng, vôi, bột nhẹ... Với tiềm
43
năng khoáng sản, Hà Nam đã và đang trở thành một trung tâm công nghiệp vật liệu xây dựng lớn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Với tốc độ phát triển kinh tế hàng năm đều đạt trên 13%, Hà Nam đang là điểm thu hút đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Hà Nam hiện có 4 khu công nghiệp cấp Chính phủ quản lý, 5 cụm công nghiệp tập trung cấp huyện tỉnh và 4 cụm quy hoạch tiểu thủ công nghiệp gắn với các làng nghề đã được đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút hàng trăm dự án đầu tư, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như Sữa Cô gái Hà Lan, Bia Sài Gòn, Honda Việt Nam, Nước giải khát Dr Thanh, Tập đoàn Cargill, Sumitomo... Tiềm năng về phát triển kinh tế của tỉnh còn rất lớn, với sự đầu tư mạnh mẽ, khai thác và sử dụng một cách hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng về kinh tế – xã hội trong tương lai. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, việc lựa chọn những dự án tốt, có hiệu quả kinh tế cao, sẽ đem lại những cơ hội sàng lọc khách hàng và nâng cao lợi nhuận cho BIDV Hà Nam.
- Hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh:
Hiện nay tại Hà Nam đã có 4 Chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng TMCP Công thương, Ngân hàng TMCP Ngoại thương; 8 Chi nhánh NHTM cổ phần: NHTM CP Sài Gòn Thương Tín; NHTM CP Hàng hải, NHTM cổ phần Á Châu, NHTM cổ phần Đông Á, NHTM cổ phần Bưu điện Liên việt, NHTM cổ phần Kỹ thương, NHTM cổ phần Quân đội, NHTM Hợp tác xã. Cụ thể:
- Chi nhánh Ngân hàng Công thương (Vietinbank) Hà Nam: Gồm trụ sở Chi nhánh và 7 phòng giao dịch, quy mô và lao động tương đương BIDV Hà Nam, có thế mạnh về tín dụng bán lẻ, phát triển dịch vụ, huy động vốn dân cư đặc biệt là ngoại tệ kiều hối trên địa bàn thành phố Phủ Lý. Hệ thống ngân hàng TMCP Công thương cũng có ưu thế hơn các ngân hàng khác trong lĩnh vực thẻ như miễn phí phát hành thẻ, kết nối Visa, Master, thẻ E-partner có thêm chức
năng thấu chi; trong những năm tới kế hoạch phát triển của Vietinbank là mở rộng Chi nhánh và lắp đặt thêm nhiều máy ATM trên địa bàn.
- Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) Hà Nam: quy mô hoạt động tương đối lớn, lao động hơn 300 người, có nhiều phòng giao dịch, hoạt động khắp các huyện, thành phố. Đây là Chi nhánh ngân hàng có thị phần và mạng lưới lớn nhất trên địa bàn tỉnh, có ưu thế trong công tác huy động vốn và thị phần tín dụng, đặc biệt là ở khu vực các huyện lỵ và nông thôn.
- Chi nhánh NHTM CP Ngoại thương (Vietcombank) Hà Nam: mới đi vào hoạt động cuối năm 2012, mục tiêu trong 3 năm đầu là chiếm lĩnh thị phần, quảng cáo tiếp thị tìm kiếm khách hàng, nên thực hiện nhiều chính sách ưu đãi lớn. Đây là một trong những ngân hàng thương mại lớn, có nền tảng vốn tốt, phong cách làm việc chuyên nghiệp, sở trường về tài trợ xuất nhập khẩu và huy động vốn ngoại tệ, có khả năng phát triển nhanh và sẽ là đối thủ cạnh tranh tiềm tàng trên địa bàn trong thời gian tới.
- Các Chi nhánh NHTMCP Sài gòn Thương tín, NHTM CP Hàng hải và NHTM CP Đông Á, Chi nhánh NHTM CP Á Châu, NHTM cổ phần Bưu điện Liên việt, NHTM cổ phần Kỹ thương, NHTM cổ phần Quân đội, NHTM Hợp tác xã: Tất cả đều mới thành lập trong giai đoạn 2010-2014. Các ngân hàng này hiện đang tập trung tiếp thị cho vay đối với hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Phủ Lý và một số khu vực lân cận, có khả năng cạnh tranh mạnh trong huy động vốn dân cư do lãi suất cao và nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Với sự góp mặt của ngày càng nhiều ngân hàng với những tên tuổi lớn, cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn tỉnh Hà Nam ngày càng gay gắt và quyết liệt sẽ khiến cho cơ hội tiếp cận những dự án khả thi, những khách hàng tiềm năng và thị phần của Chi nhánh bị thu hẹp. Do vậy, đòi hỏi Chi nhánh phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động trong mọi mặt nhất là
45 lĩnh vực tín dụng.
3.1.2.Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Hà Nam
- Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Hà Nam là thành viên của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trước năm 1997 là chi điếm khu vực trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà. Sau quyết định tái lập tỉnh Hà Nam của Quốc hội, năm 1997, Hội đồng quản trị BIDV quyết định thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Nam đặt trụ sở tại số 210 đường Lê Hoàn, phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Theo tiến trình cổ phần hóa của BIDV, từ tháng 5/2012, Chi nhánh đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Hà Nam và hoạt động theo hình thức Chi nhánh Ngân hàng TMCP.Từ khi thành lập tới nay, Chi nhánh liên tục hoàn thành các chỉ tiêu của Hội sở chính giao, trở thành một Ngân hàng lớn có uy tín trên địa bàn trong và ngoài Tỉnh.
- Cơ cấu tổ chức:
Bộ máy tổ chức của BIDV Hà Nam do Giám đốc Chi nhánh sắp xếp bố trí trình Tổng Giám đốc phê duyệt trên cơ sở mô hình chi nhánh hỗn hợp theo tư vấn của Dự án hiện đại hoá ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2 (TA2) của Ngân hàng thế giới. Hiện nay, Chi nhánh có tổng số cán bộ công nhân viên là 115 người gồm 6 phòng giao dịch, 10 phòng ban trực thuộc và 01 tổ nghiệp vụ, cụ thể như sau:
+ Khối Quan hệ khách hàng, gồm: 02 phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp và Cá nhân
+ Khối Quản lý rủi ro, gồm: Phòng Quản lý rủi ro. + Khối Tác nghiệp, gồm:
02 phòng Giao dịch khách hàng Doanh nghiệp và Cá nhân.
Phòng Quản lý và Dịch vụ kho quỹ. + Khối Quản lý nội bộ, gồm:
Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, trong đó ghép sinh hoạt Tổ Điện toán
Phòng Tài chính - Kế toán;
Phòng Tổ chức - Hành chính;
+ Khối trực thuộc, gồm: 06 Phòng Giao dịch:
03 phòng giao dịch tại thành phố Phủ Lý: Trần Hưng Đạo, Lương Khánh Thiện, Lê Hồng Phong
Phòng giao dịch Thanh Liêm – huyện Thanh Liêm
Phòng giao dịch Đồng Văn – huyện Duy Tiên
Phòng giao dịch Vĩnh Trụ - huyện Lý Nhân
- Nguồn nhân lực:
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2014, tổng số lao động của Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Nam là 115 người. Trong đó đội ngũ nhân viên trẻ và có trình độ đại học trở lên chiếm tỉ lệ lớn, trên 80%.
Nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Nam trong thời gian qua đã và đang không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, nhất là trong bối cảnh có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, Chi nhánh được tuyển dụng các cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành tài chính – ngân hàng thông qua thi tập trung tại Hội sở chính BIDV. Chi nhánh cũng rất chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ hiện đang công tác, khuyến khích cán bộ tự học và thường xuyên cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo do BIDV tổ chức. Chính vì vậy, Chi nhánh đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có tuổi đời bình quân trẻ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính – ngân hàng, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi và nhạy bén với
47 môi trường kinh doanh ngân hàng hiện đại.