Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 101 - 102)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tín dụng

4.2.8. Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng không chỉ quan tâm đến việc mở rộng tín dụng mà còn phải quan tâm đúng mức tới công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm làm giảm các khoản nợ xấu. Công tác kiểm tra, kiểm soát được đề cập không chỉ đơn thuần kiểm tra khách hàng mà quan trọng hơn là phải kiểm tra, giám sát việc làm của các cán bộ lãnh đạo nhằm giúp cho họ tuân thủ đầy đủ theo đúng quy trình, quy chế nghiệp vụ, đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả theo đúng pháp luật.

Phải đẩy mạnh và tăng cường công tác kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới. Đặc biệt là cấp trên phải kiểm tra các khoản tín dụng lớn, kiểm tra việc chuyển nợ quá hạn có kịp thời không, kiểm tra việc phân cấp quyền phán quyết để tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.Tăng cường công tác kiểm tra đối với các mặt hoạt động của ngân hàng. Hàng năm nên thuê các công ty kiểm toán lớn, có uy tín để kiểm toán vì có như vậy thì chất lượng tín dụng mới dược thể hiện một cách rõ nét và chính xác hơn.

Chính vì vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng là một biện pháp quan trọng vì thông qua hoạt động này có thể phát hiện, ngăn ngừa những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng phát hiện và ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra. Để hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, Chi nhánh cần thực hiện một số biện pháp sau:

+ Hoạt động kiểm tra nội bộ cần được thực hiện định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện các dấu hiệu sai phạm. Việc giám sát rủi ro tín dụng cần thực hiện giám sát đến từng khoản vay và danh mục tín dụng trên cả phương diện hồ sơ và

93

thực tế khách hàng, tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm, qua đó kiểm chứng lại chất lượng và tính chính xác của thông tin tín dụng của khách hàng.

+ Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tủy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)