Quản lý nguồn vốn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 56 - 58)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hoạt động quản lý tín dụng tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát

3.2.1. Quản lý nguồn vốn:

Ý thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, ngay từ khi mới thành lập, Chi nhánh đã rất quan tâm đến vấn đề huy động vốn, nhằm tạo lập một khối lượng vốn lớn, ổn định đảm bảo cho nhu cầu đầu tư mở rộng tín dụng trên địa bàn, hoàn thành chỉ tiêu huy động do ngân hàng cấp trên giao để điều hoà vốn chung trong toàn hệ thống. Cùng với các chi nhánh khác trong hệ thống, BIDV Hà Nam đã đẩy mạnh triển khai các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn đa dạng, đáp ứng nhu cầu và mang lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng như phát hành giấy tờ có giá, triển khai sản phẩm tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm ổ trứng vàng, tiết kiệm rút dần, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang lãi suất luỹ tiến, tiền gửi kết hợp, tiền gửi kỳ hạn lẻ, tiền gửi thặng dư, tiền gửi kinh doanh chứng khoán, tiền gửi ký quỹ...dành cho cả khách hàng tổ chức và cá nhân. Hiện tại ngoài trụ sở chính Chi nhánh đã có 6 phòng giao dịch trong đó 3 phòng đóng tại địa bàn thành phố Phủ Lý nhằm khai thác triệt để nguồn vốn của các khách hàng dân cư và tổ chức, tăng cường khả năng huy động vốn và cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn. Chi nhánh cũng hoàn thành việc kí thỏa thuận hợp tác với một số định chế tài chính lớn về huy động vốn, đa dạng hóa đối tượng khách hàng, tăng cường quảng bá thương hiệu, khẳng định uy tín của BIDV Hà Nam trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, trong những năm gần đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam đã thực hiện ký thoả thuận hợp tác với Kho bạc nhà nước, Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan về thu hộ Ngân sách nhà nước, ký thoả thuận về việc sử dụng dịch vụ thu hộ và điều chuyển vốn tự động đối với Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, Cục đăng kiểm Việt Nam và một số doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, Công ty Honda, ... theo đó Tổng công ty và các đơn vị thành viên mở tài khoản

và duy trì hoạt động tiền gửi (không kỳ hạn, có kỳ hạn, nội tệ, ngoại tệ) tại các Chi nhánh thuộc hệ thống BIDV. Vì vậy, tuy công tác huy động vốn của Chi nhánh trong giai đoạn 2011 - 2014 gặp rất nhiều khó khăn do số lượng ngày càng nhiều các chi nhánh ngân hàng TMCP được thành lập, nhưng với nhiều hình thức huy động mới đã được triển khai, chất lượng phục vụ và công tác chăm sóc khách hàng được chú trọng đổi mới, Chi nhánh đã hoàn thành kế hoạch được giao và tăng trưởng huy động vốn qua các năm khá cao, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn của địa phương. Hiện nay, thị phần huy động vốn của Chi nhánh chiếm khoảng 26,1% trong tổng huy động vốn trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của Chi nhánh được thể hiện một số chỉ tiêu chủ yếu tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn tại BIDV Hà Nam

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tuyệt đối Tỉ trọng Số tuyệt đối Tỉ trọng Số tuyệt đối Tỉ trọng Nguồn vốn huy động 1.443.937 100 1.979.953 100 2.009.068 100 Khách hàng định chế tài chính 454.898 31,50 784.139 39,60 669.062 33,30 Khách hàng doanh nghiệp, TCKT 270.547 18,74 271.568 13,72 360.003 17,91 Dân cư 718.492 49,76 924.246 46,68 980.003 48,79

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh của BIDV-CN Hà Nam

Vốn huy động năm 2014 đạt 2.009.068 triệu đồng. Trong đó: tiền gửi huy động từ các định chế tài chính là 669.062 triệu đồng, chiếm 33,3% trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi từ khách hàng doanh nghiệp là 360.003 triệu đồng, chiếm 17,91%. Tiền gửi từ dân cư luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động trong cả ba năm 2012, 2013, 2014: Năm 2012 là 49,76% ,

49

năm 2013 là 46,68% và chiếm 48,79% với số tiền tuyệt đối là 980.003 triệu đồng trong năm 2014. BIDV nói chung và Chi nhánh nói riêng rất chú trọng tới nguồn vốn huy động có tính an toàn và có tính ổn định cao này, không ngừng đẩy mạnh áp dụng triển khai các sản phẩm tiền gửi mới, linh hoạt dành cho khách hàng cá nhân nhằm khai thác triệt để nguồn vốn từ dân cư và khẳng định thương hiệu, thị phần trên địa bàn tỉnh

Qua quá trình hoạt động, Chi nhánh cũng đã tạo lập được mối quan hệ với các định chế tài chính, thu hút nguồn tiền gửi khá lớn và ổn định, chiếm tỉ trọng khá lớn trong nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp tuy có sự tăng lên về số tuyệt đối trong những năm gần đây nhưng luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh, do các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam nhìn chung quy mô nhỏ, gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây. Vì vậy công tác huy động vốn đối với các doanh nghiệp này gặp rất nhiều trở ngại. Trong năm 2014, Chi nhánh đã thực hiện đẩy mạnh các sản phẩm huy động dành cho khách hàng tổ chức, đặc biệt là gói sản phẩm Reverer Plus nhằm gia tăng lợi ích tối đa cho khách hàng doanh nghiệp, thực hiện chặt chẽ điều khoản chuyển doanh thu về Chi nhánh trong các hợp đồng tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh. Vì vậy trong năm 2014, tuy các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhưng nguồn huy động từ các khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh đã có sự tăng lên cả về tuyệt đối và tỉ trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)