Nâng cao trình độ, phát triển đội ngũ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 87 - 89)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tín dụng

4.2.2. Nâng cao trình độ, phát triển đội ngũ nguồn nhân lực

Có thể nói nguồn nhân lực là tài sản vô giá của mỗi tổ chức, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã đang trở thành vấn đề cấp bách của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, nhất là yêu cầu của nền kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập. Nghiệp vụ ngân hàng càng phát triển đòi hỏi chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên càng cao để có thể áp dụng những công nghệ tiên tiến vào công việc tác nghiệp hàng ngày. Trong việc nâng cao chất lượng tín dụng thì việc nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định là vấn đề mấu chốt. Chính vì thế phải nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cả về mặt đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ.

Một số tiêu chí đối với cán bộ làm công tác tín dụng (cán bộ tín dung): + Phải có bản lĩnh chính trị vững vàng: Đòi hỏi cán bộ phải nắm bắt kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng; có khả năng am hiểu phân tích kinh tế, nhất là các bộ luật có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của NHTM.

+ Phải có bản lĩnh kinh doanh vững vàng, kiên định với ngành nghề đã chọn. Cán bộ tín dụng cần đánh giá, thẩm định, nhìn nhận khách hàng một cách chính xác; biết tiếp cận, thu hút, sàng lọc các khách hàng tốt để cho vay.

+ Phải có phẩm chất đạo đức tốt, thái độ phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo. Đây là tiêu chuẩn trọng đối với cán bộ tín dụng, quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh

79

+ Phải có trình độ học vấn, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Đây là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của cán bộ tín dụng. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ được thể hiện ở các mặt như: đánh giá, phân tích năng lực tài chính khách hàng một cách chính xác; thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh một cách khoa học; nhanh nhạy trong xử lý nghiệp vụ phát sinh, quản lý các khoản vay trong và sau khi cho vay. Do hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm khác nhau nên đòi hỏi cán bộ tín dụng phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên tìm hiểu các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế để phục vụ công tác tín dụng.

+ Có khả năng giao tiếp với khách hàng. Khả năng giao tiếp thể hiện ở việc tạo dựng được niềm tin nơi khách hàng, để khách hàng bày tỏ được tâm tư nguyện vọng của mình, có thể tư vấn cho khách hàng những sản phẩm phù hợp nhất, thỏa mãn được nhu cầu khách hàng và đem lại nguồn thu cho Ngân hàng. Với khả năng giao tiếp tốt, cán bộ tín dụng cũng sẽ khai thác được nhiều thông tin về khách hàng, phục vụ cho công tác thẩm định, quản lý khoản vay.

+ Có năng lực điều tra, thu thập, xử lý thông tin, tổng hợp, liên kết các thông tin với nhau để có thể thấy được bản chất của nguồn thông tin thu thập. Trước khi ra quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng, cán bộ tín dụng cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để đánh giá khách hàng. Do khối lượng thông tin là rất lớn, từ nhiều nguồn khác nhau, thường xuyên xuất hiện các thông tin trái chiều, nên đòi hỏi cán bộ tín dụng phải xử lý, sàng lọc, tổng hợp để có được các thông tin chính xác nhất phục vụ việc ra quyết định cho vay.

Để nâng cao trình độ, phát triển đội ngũ nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ cán bộ tín dụng nói riêng, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

+ Xây dựng bộ quy chuẩn đạo đức và quy tắc ứng xử, quán triệt toàn thể cán bộ nhân viên thực hiện tốt hai bộ quy chuẩn này. Mục đích là đưa ra các nguyên tắc ứng xử và tài liệu hướng dẫn cán bộ tín dụng xử lý các tình huống

khác nhau trong quá trình từ khi tiếp xúc khách hàng cho đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng, các tình huống trong xử lý nợ, đòi nợ. Đồng thời, cũng quy định rõ những chuẩn mực đạo đức cần phải có của một cán bộ tín dụng, đó là trung thực, công tâm, minh bạch và công khai trong mọi mối quan hệ và quyết định, tuyệt đối chấp hành các quy trình, quy định trong hoạt động tín dụng.

+ Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, thực hiện hiệu quả công tác dự báo cầu về nguồn nhân lực

+ Xây dựng chính sách tuyển dụng và đào tạo hợp lý

+ Tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ nhân viên

+ Đổi mới chính sách đãi ngộ, tạo động lực cho người lao động. Trong điều kiện cơ chế thị trường như hiện nay, chính sách đãi ngộ hợp lý về tiền lương, tiền thưởng ... đối với cán bộ tín dụng có ý nghĩa quan trọng, bởi lẽ đây là đội ngũ cán bộ tạo ra nguồn thu lớn nhất cho hoạt động của Ngân hàng, chịu nhiều áp lực do làm công việc có độ rủi ro cao. Chế độ đãi ngộ hợp lý không chỉ làm cho cán bộ có thể phát huy được hết năng lực, khả năng, lòng nhiệt tình.

Thực hiện được các giải pháp trên sẽ dần xây dựng được đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng vừa có đức vừa có tài, đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao, duy trì lâu dài nguồn nhân lực có chất lượng làm việc tại BIDV Hà Nam và góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa sự suy giảm về đạo đức nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ tín dụng, hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)