Quản lý khách hàng vay vốn tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hoạt động quản lý tín dụng tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát

3.2.3. Quản lý khách hàng vay vốn tín dụng

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn của ngân hàng và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngân hàng có thu hồi được gốc và lãi hay không phụ thuộc vào quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Vì vậy, hiệu quả kinh doanh của khách hàng là nhân tố quyết định đến chất lượng tín dụng cũng như công tác quản lý tín dụng:

 Năng lực thị trường của khách hàng

Được thể hiện qua chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, chu kì sống của sản phẩm, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, vị thế của khách hàng trên thị trường, vị trí và tương lai phát triển của ngành kinh tế mà khách hàng đang hoạt động... Năng lực thị trường cho biết khả năng thích ứng của doanh nghiệp với thị trường, đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của sản phẩm. Khách hàng có năng lực thị trường cao thì rủi ro đối với ngân hàng càng thấp.

 Năng lực sản xuất của khách hàng

Nghiên cứu năng lực sản xuất của doanh nghiệp cho biết quy mô sản xuất của doanh nghiệp, sự phù hợp của quy mô đó với thị trường, cơ cấu và việc làm chủ giá thành sản phẩm. Biểu hiện rõ ràng nhất của năng lực sản

53

xuất là doanh nghiệp phải sản xuất ổn định và có lợi nhuận cho chủ sở hữu, đồng thời tạo đủ nguồn trả nợ ngân hàng.

 Năng lực tài chính của khách hàng

Năng lực tài chính là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng. Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiên ở khả năng độc lập tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và trả nợ của khách hàng.…Các doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ là mục tiêu phát triển khách hàng của ngân hàng. Một doanh nghiệp quản lý kinh doanh và tài chính không tốt sẽ dẫn tới thất thoát, thua lỗ, phá sản, không thể thanh toán được các khoản nợ ngân hàng, từ đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng

 Năng lực quản lý

Năng lực quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở trình độ của bộ máy quản lý và khả năng thích nghi của bộ máy quản lý doanh nghiệp trước những biến động của cơ chế thị trường. Một doanh nghiệp có bộ máy quản lý tốt sẽ định hướng tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp, phân bố kế hoạch sản xuất hợp lý, tiết kiệm được các chi phí hoạt động, sử dụng hợp lý các nguồn lực, là cơ sở để doanh nghiệp làm ăn có lãi và trả được nợ cho ngân hàng.

 Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp

Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu doanh nghiệp trung thực trong các báo cáo tài chính, các phương án kinh doanh/dự án đầu tư, sử dụng vốn vay đúng mục đích, có ý thức và thiện chí trả nợ cho ngân hàng thì chất lượng tín dụng sẽ được nâng cao và ngược lại.

Quá trình hội nhập quốc tế đặt ra rất nhiều thách thức lớn đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, trong đó một vấn đề đáng quan tâm là việc phản ánh đúng chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Đứng trước vấn đề làm thế nào để

đưa phương pháp phân loại nợ của Việt Nam tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế, BIDV đã quyết tâm thực hiện và trở thành ngân hàng thương mại tiên phong triển khai xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) từ Quý IV/2006. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra đời từ tháng 4/2005 đã có sự thay đổi căn bản phương thức phân loại nợ tại các TCTD, trong đó các TCTD có thể phân loại nợ theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 của Quyết định. Phân loại nợ theo Điều 6 có nghĩa là NHTM phân loại nợ chủ yếu dựa vào yếu tố định lượng là thời gian quá hạn của khoản nợ. Yếu tố định tính tuy đã được đề cập trong quyết định nhưng mới chỉ dựa trên chủ quan của người đánh giá chứ hoàn toàn chưa đặt ra tiêu thức cụ thể nào. Việc phân loại nợ chỉ dựa trên dữ liệu tại thời điểm đánh giá mà chưa tính đến dữ liệu của khách hàng vay vốn xét trong cả một quá trình dẫn đến kết quả phân loại nợ phản ánh chưa sát với mức độ rủi ro của các khoản nợ.

Với sự phối hợp của Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới E&Y, BIDV đã xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trên cơ sở loại bỏ những nhược điểm của Điều 6 - Quyết định 493 và tuân theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Hệ thống XHTDNB của BIDV được xây dựng theo 35 ngành kinh tế và phân thành 3 mô hình cho ba loại khách hàng chính là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, khách khách hàng cá nhân. Hệ thống sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của từng khách hàng, kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. Mỗi khách hàng được đánh giá trên 54 chỉ tiêu (14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính) và được xếp vào các hạng AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Hệ thống này giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu về khách hàng, xem xét khoản vay, đánh giá phân tích, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng. Ngoài ra, thông qua Hệ thống XHTDNB, BIDV quản lý được chất lượng tín dụng theo ngành nghề kinh tế, nhóm khách hàng; bước đầu xác định mức độ tập trung rủi ro và xu hướng phát triển của từng ngành, từng nhóm khách hàng trong môi trường kinh tế vĩ

55

mô chung để đưa ra biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả theo thông lệ quốc tế. Đặc biệt, chất lượng tín dụng còn được quản lý đến từng khoản nợ được cơ cấu một cách thường xuyên và sát sao, từ đó xác định trước được những tiềm ẩn rủi ro có thể xảy ra đối với những khoản nợ cơ cấu. Hệ thống XHTD theo thông lệ quốc tế là tiền đề giúp BIDV hoàn thiện các quy trình, chính sách cấp tín dụng qua đó nâng cao chất lượng tín dụng của toàn hệ thống, trợ giúp cho BIDV trong việc kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách

Tại BIDV Hà Nam trong nhưng năm gần đây đặc biệt từ sau khi triển khai thực hiện Quyết định về xếp hạng tín dụng nội bộ thống nhất của BIDV thì các khách hàng đều được thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, đặc biệt là đối với những khách hàng là tổ chức kinh tế, qua đó ngân hàng có những chính sách cụ thể đổi với từng khách hàng, đối với những khách hàng có uy tín và năng lực tốt ngân hàng có thể tăng hạn mức tín dụng và xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm, ngược lại đối với những khách hàng có mức tín nhiệm thấp thì áp dụng nâng cao các điều kiện vay vốn như: Tăng giá trị vốn tham gia dự án, thực hiện đảm bảo bằng 100% tài sản cho khoản vay thậm chí từ chối cho vay đối với những khách hàng có mức tín nhiệm quá thấp, giúp cho ngân hàng có những quyết định đúng đắn đối với từng khách hàng.Ngoài ra dựa vào việc thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ BIDV Hà Nam cũng dần từng bước thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro dựa trên các chỉ tiêu định tính, giúp cho việc phản ánh đúng chất lượng tín dụng theo thông lệ quốc tế hơn. Qua đây có thể thấy công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng đã bước đầu phát huy được nhưng ưu điểm. Tuy nhiên qua thực tế vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập như thông tin thường không chính xác, dẫn đến kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hang nhiều khi chưa chuẩn xác. Có nhiều nguyên nhân nhưng có thể tập trung vào các nguyên nhân sau: khách hàng cũng chưa hiểu rõ, hệ thống kế toán còn chưa rõ ràng nên khách hàng cung cấp thông tin thiếu chính xác trong các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của mình, một số khách hàng cung cấp

thông tin không trung thực, mà cán bộ tín dụng không kiểm tra được đầy đủ các thông tin đầu vào dẫn đến kết quả chấm điểm thiếu chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)