CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng hoạt động quản lý tín dụng tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát
3.2.2. Quản lý quy trình cấp tín dụng:
Hiện nay, quy trình tín dụng BIDV Hà Nam hiện đang áp dụng tuân thủ quy trình tín dụng của BIDV được ban hành, trong đó phân biệt rõ quy trình đối với đối tượng khách hàng cá nhân (bản lẻ) và đối tượng khách hàng doanh nghiệp (bán buôn). Cụ thể như sau:
Quy trình cấp tín dụng bán lẻ áp dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh của BIDV Hà Nam (Theo Quyết định số 4599/QĐ-NHBL2 ngày 02/11/2012 của BIDV), cụ thể bao gồm những bước sau:
Bước 1: Tiếp thị tới khách hàng về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của BIDV
Bước 2: Phỏng vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ tín dụng và tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Đánh giá và phân tích hồ sơ tín dụng của khách hàng
Bước 4: Đề xuất và quyết định cấp tín dụng
Bước 5: Ký kết hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý
Bước 6: Đề xuất và quyết định giải ngân/Phát hành bảo lãnh
Bước 7: Giao nhận hồ sơ, cập nhật thông tin vào hệ thống SIBS
Bước 8: Giải ngân
Bước 9: Kiểm tra giám sát khách hàng, khoản vay
Bước 10: Quản lý sau khi giải ngân và thu nợ, lãi, phí
Bước 11: Điều chỉnh tín dụng
Bước 12: Xử lý thu hồi nợ quá hạn
Bước 13: Xử lý khi BIDV phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Bước 14: Thanh lý hợp đồng tín dụng/giải tỏa bảo lãnh và lưu trữ hồ sơ
Quy tring cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp của BIDV Hà Nam (Theo Quyết định số 379/QĐ-QLTD ngày 24/01/2013 của BIDV), cụ thể
bao gồm những bước sau:
51
Bước 2: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ
Bước 3 : Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ
Bước 4: Quyết định cho vay
Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng
Bước 6: Giải ngân
Bước 7: Kiểm tra, giám sát vốn vay
Bước 8 : Thu nợ, thu lãi, phí và xử lý phát sinh
Bước 9 : Kết thúc hợp đồng tín dụng
Quy trình tín dụng của Chi nhánh tuân theo quy trình chung thống nhất trong cả hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, quy định rõ từng bước của một khoản tín dụng, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận có liên quan xuyên suốt quá trình vay vốn. Quy trình được đánh giá là khá chặt chẽ, đầy đủ, các bước thực hiện có liên kết mật thiết với nhau, có tính định hướng khá rõ ràng và cụ thể cho các cán bộ tín dụng.
Tuy nhiên, tín dụng là nghiệp vụ bao gồm nhiều nghiệp vụ cho vay cụ thể, hàm chứa rất nhiều rủi ro, ngân hàng không thể lường trước được những biến động trong suốt quá trình quan hệ tín dụng với khách hàng. Mỗi nghiệp vụ cho vay, mỗi lĩnh vực ngành nghề khác nhau lại có những đặc điểm, những kĩ thuật đặc thù riêng, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu rộng về từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cụ thể, phải áp dụng quy trình tín dụng một cách linh hoạt với các khách hàng vay vốn khác nhau. Hiện nay, tuy quy trình tín dụng của BIDV mặc dù đã khá đầy đủ, chặt chẽ và khoa học nhưng vẫn mang tính chung chung, áp dụng cho tất cả các khách hàng, chưa có những hướng dẫn cụ thể đối với từng lĩnh vực, sản phẩm cho vay đặc thù. Điều này ít nhiều gây khó khăn cho các bộ quản lý khách
hàng trong quá trình thực hiện cấp tín dụng, nhất là đối với những cán bộ mới, có ít kinh nghiệm và sự hiểu biết chưa thực sự đầy đủ.
Ngoài ra, quy trình tín dụng cũng chưa có các quy định thật sự rõ ràng về trách nhiệm của cán bộ trong từng bước thực hiện. Trong thực tế vẫn tồn tại một số cán bộ QHKH hời hợt thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện quy trình, chỉ quan tâm tới các bước đầu đến khi có quyết định cho vay mà không quan tâm các bước sau, đặc biệt là giai đoạn giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và thu gốc thu lãi, làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Vì vậy Chi nhánh cần đề xuất với BIDV tiếp tục hoàn thiện quy trình tín dụng, nâng cao trách nhiệm của cán bộ cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng.