Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 102 - 103)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1 Đối với Chính phủ

Chính phủ cần ban hành cơ chế cho phép và khuyến khích các hoạt động thu hồi nợ ngoài tòa án, linh hoạt trong việc chi hoa hồng, thu hồi mua bán và khai thác tài sản xiết nợ, tránh việc hình sự hóa các hoạt động này. Tạo điều kiện pháp lý tốt cho các công ty xử lý nợ có thể chủ động phát mại tài sản và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, nhất là các cơ chế về đấu giá, phát mại các tài sản cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, phát mại các tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhà nước.

Sửa đổi Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về “Bảo đảm tiền vay của các TCTD” theo hướng: bảo đảm quyền chủ động của các TCTD khi xử lý tài sản đảm bảo, cơ chế chính sách bảo vệ quyền lợi của người cho vay theo nguyên tắc thông thường thì khi người vay không hoàn được nợ, TCTD cho vay được quyền bán tài sản bảo đảm, thế chấp để thanh lý các khoản nợ đó không phải thông bất kỳ cơ quan nào, ngoại trừ hợp đồng tín dụng có tranh chấp.

Đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế đặc biệt, cho phép NHTM hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với các tài sản thế chấp, nhất là bất động sản để thu hồi mua bán và khai thác tài sản xiết nợ, tránh việc hình sự hóa của các cơ quan bảo vệ pháp luật vào các hoạt động này.

Kiến nghị này đã được rất nhiều các nghiên cứu trước đây đã đưa ra tuy nhiên việc xử lý tài sản hiện vẫn chưa có sự thay đổi, khi khách hàng vay vốn mà không thực hiện trả nợ theo cam kết thì việc xử lý tài sản để thu hồi vốn gặp

rất nhiều thủ tục rườm rà và khó khăn vướng mắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)