Xử lý và hạn chế nợ xấu, nợquá hạn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 99 - 101)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tín dụng

4.2.7. Xử lý và hạn chế nợ xấu, nợquá hạn:

- Thực hiện triệt để và có hiệu quả việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bằng phương pháp định tính.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 v/v “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” đã có quy định đối với việc phân loại nhóm nợ theo phương pháp định tính. Tuy nhiên, hầu hết các quy định nội bộ của một số NHTM trên địa bàn tỉnh Hà Nam về việc ban hành qui định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng chỉ mới căn cứ vào yếu tố định lượng là chủ yếu. Theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng dựa vào kết quả xếp hạng khách hàng tín dụng nội bộ, tức dựa vào các yếu tố định tính, qua đó xác định chính xác mức độ rủi ro cũng như, phản ánh nhóm nợ kịp thời và chính xác, ngay cả khi khoản nợ đó vẫn trong hạn vay đã thỏa thuận.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xử lý thu hồi nợ có vấn đề

Muốn làm tốt công tác xử lý, thu hồi nợ xấu cần phải giải quyết tốt ba vấn đề cơ bản như sau:

91

+Một là, phân loại chi tiết loại nợ xấu

Thực hiện đánh giá, phân tích để phân loại nợ xấu thành các nhóm như khách quan, chủ quan, có thái độ hợp tác với ngân hàng trong việc thực thi kế hoạch trả nợ, chây ỳ trong việc trả nợ, có tài sản đảm bảo tiền vay, không có tài sản đảm bảo tiền vay... để từ đó tìm ra các nguyên nhân và có những biện pháp xử lý thu hồi có hiệu quả.

+Hai là, có kế hoạch cụ thể xử lý nợ xấu

Từng Chi nhánh, từng phường giao dịch cần chủ động xây dựng phương án xử lý, có kế hoạch, chương trình cụ thể đến từng món nợ để xử lý thu hồi. Thành lập các Tổ xử lý nợ thu hồi nợ, trong đó lãnh đạo phụ trách tín dụng làm tổ trưởng. Hàng tuần, tổ xử lý nợ họp để đánh giá kết quả xử lý trong tuần và thống nhất chương trình hoạt động của tuần tới. Hàng tháng tại cuộc họp giao ban tại chi nhánh, các đơn vị trực thuộc báo cáo kết quả xử lý thu hồi nợ xấu để giám đốc chi nhánh giao nhiệm vụ xử lý tiếp theo. Thực hiện phân công giao nhiệm vụ, giao trách nhiệm, giao khoán thu nợ như một chỉ tiêu chính của hoạt động tín dụng. Đồng thời gắn trách nhiệm đối với CBTD để nợ quá hạn phát sinh trong quá trình quản lý hoạt động tín dụng.

+Ba là, tranh thủ sự hỗ trợ và phối kết hợp chặt chẽ trong xử lý nợ xấu Tranh thủ mạnh mẽ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các sở, ban ngành địa phương, đặc biệt là các cơ quan pháp luật để xử lý kiên quyết đối với các đối tượng chây ỳ, khó thu. Đối với nợ quá hạn, trường hợp khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan bất khả kháng như thiên tai, biến động bất lợi của giá cả hàng hóa, ốm đau đột xuất. cần phải xử lý bằng kỹ thuật nghiệp vụ để tháo gỡ khó khăn như: gia hạn nợ, cho vay lại để khách hàng tiếp tục sản xuất để tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng. Cán bộ tín dụng phải là người gần gũi với khách hàng để đề xuất các biện pháp nghiệp vụ, tư vấn cho khách hàng kể cả về phương diện quản lý, tiêu thụ sản phẩm, giá cả để giúp khách hàng vượt qua khó khăn. Khi trả nợ, nếu khách hàng vẫn tiếp tục gặp khó khăn có thể thực hiện

miễn giảm lãi trong khuôn khổ và khả năng cho phép để thể hiện thiện chí của BIDV Hà Nam. Làm tốt được công tác này, mối quan hệ gắn bó giữa ngân hàng với khách hàng ngày càng khăng khít hơn, người có nợ quá hạn ý thức được trách nhiệm của mình trong việc trả nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)