Quản lý cơ cấu và lĩnh vực cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 65 - 70)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hoạt động quản lý tín dụng tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát

3.2.4. Quản lý cơ cấu và lĩnh vực cấp tín dụng

3.2.4.1. Đối tượng cấp tín dụng:

Chính sách tín dụng của BIDV Hà Nam hiện nay và thời gian tới sẽ tập trung cho hướng mở rộng cho vay bán lẻ, giảm bớt các khoản cho vay lớn đối với các doanh nghiệp. Hướng này đồng nghĩa với sự mở rộng hơn cơ hội tiếp cận vốn cho các khách hàng nhỏ lẻ, hộ gia đình… Chi nhánh đã tăng đáng kể về dư nợ cho vay tư nhân cá thể, đối tượng khách hàng mà BIDV đang hướng tới. Năm 2014, dư nợ tín dụng với khách hàng tư nhân là 635.442 triệu đồng, tăng 174.216 triệu đồng, tương ứng với tỉ lệ là 37,77 % so với năm 2013. Dư nợ tín dụng vào thời điểm cuối năm 2013 cũng tăng mạnh 60,96% so với năm 2012. Tốc độ tăng của dư nợ cho vay cá nhân cao hơn nhiều tốc độ tăng của tổng dư nợ tín dụng (tốc độ tăng của tổng dư nợ tín dụng lần lượt là 32,42% và 20,44% trong năm 2012 và 2013), đồng thời tỉ trọng của dư nợ tín dụng cá nhân cũng tăng liên tiếp qua các năm (từ 24,92% năm 2012 tăng lên 30,29% năm 2013 và 34,97% trong năm 2014) cho thấy BIDV Hà Nam đang ưu tiên cho phát triển tín dụng bán lẻ, nằm trong định hướng của BIDV là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá nhân đã đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh , tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng và đây là nguồn thu nhập ổn định. Chi nhánh đã áp dụng chính sách lãi suất tiền vay thích hợp cùng với các sản phẩm tín dụng đa dạng dành cho các đối tượng là cá nhân như: Cho vay kinh doanh, cho vay thấu chi, cho vay chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá, cho vay tiêu dùng, cho vay du học…đã nâng cao số dư hoạt động tín dụng đối với các đối tượng khách hàng này.

57

Bảng 3.2. Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế của BIDV Hà Nam Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tuyệt đối Tỉ trọng Số tuyệt đối Tỉ trọng Số tuyệt đối Tỉ trọng Tổng dư nợ 1.149.951 100 1.522.842 100 1.834.165 100

1. Cho vay doanh nghiệp 863.41 75,08 1.061.616 69,71 1.198.723 65,03 2. Cho vay cá nhân 286.54 24,92 461.226 30,29 635.44 34,97

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh của BIDV-CN Hà Nam

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tập trung ở các khu công nghiệp: Khu công nghiệp Đồng Văn 1, Đồng Văn 2 thuộc huyện Duy Tiên, Khu công nghiệp Châu Sơn và Cụm công nghiệp Tây Nam thuộc thành phố Phủ Lý,... Số lượng các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh không nhiều, và đã là các khách hàng truyền thống của các ngân hàng thương mại nhà nước ngay từ ngày đầu thành lập. Chi nhánh hiện tại có quan hệ với 23 khách hàng doanh nghiệp lớn, do phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp trực tiếp quản lý và thực hiện các nghiệp vụ tín dụng. Dư nợ tín dụng của các doanh nghiệp lớn tại thời điểm cuối năm 2012 là 518.439 triệu đồng, chiếm khoảng 45% trong tổng dư nợ; năm 2013 là 593.835 triệu đồng, chiếm 38,9% trong tổng dư nợ. Đến năm 2014, tỉ trọng dự nợ của các doanh nghiệp lớn chỉ còn khoảng 33,4% trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Có thể thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những khách hàng chủ yếu và ngày càng có ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của BIDV Hà Nam. Cùng với định hướng ưu tiên cho tín dụng cá nhân, BIDV Hà Nam cũng tập trung vốn cho việc phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của Chi nhánh. Tỉ trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng tăng lên, từ 30,81% trong năm 2013 lên 31,63% trong năm 2014.

BIDV Hà Nam có xu hướng giảm dần tỷ trọng cho vay trung, dài hạn; tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn để từng bước cải thiện cơ cấu bảng tổng kết tài sản. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn được thể hiện ở một số chỉ tiêu trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Dư nợ tín dụng theo kì hạn của BIDV Hà Nam

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tuyệt đối Tỉ trọng Số tuyệt đối Tỉ trọng Số tuyệt đối Tỉ trọng Tổng dư nợ 1149951 100 1522842 100 1834165 100 1. Dư nợ ngắn hạn 567472 49,35 902827 59.29 1175740 64.10

2. Dư nợ trung và dài hạn 582479 50,65 620015 40.71 658425 35.90

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh của BIDV-CN Hà Nam

Qua số liệu được thể hiện ở bảng 3.3 cho thấy, dư nợ tín dụng cả ngắn hạn và dài hạn đều có sự tăng trưởng liên tục qua các năm, Dư nợ ngắn hạn tăng 59,1% trong năm 2013 và tiếp tục tăng 30,23% trong năm 2014. Dư nợ trung hạn trong hai năm 2013, 2014 cũng tăng với tỉ lệ là 6,44% và 6,2%. Chi nhánh đã tiếp cận và phần nào đáp ứng được nhu cầu vay vốn tại địa bàn tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, có thể nhận thấy tỉ lệ tăng của dự nợ tín dụng ngắn hạn luôn cao và cao hơn nhiều so với tín dụng trung và dài hạn. Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế những năm gần đây, nhu cầu về đầu tư dự án, mở rộng sản xuất kinh doanh giảm khá nhiều, nhiều dự án thuộc đối tượng cho vay của Chi nhánh bị hoãn, chậm tiến độ nên dư nợ tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh cũng bị ảnh hưởng. Xét về tỷ trọng thi dư nợ cho vay ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 49,35% trong năm 2012, tăng lên 59,29% trong năm 2013 và 64,10 trong năm 2014. Trong khi đó dư nợ trung và dài hạn lại giảm cả về tỉ trọng và tỷ lệ tăng trưởng. Điều này cho thấy Chi nhánh đang ưu tiên phát triển cho tín dụng ngắn hạn và giảm dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ. Điều này

59

cũng phù hợp với Chi nhánh, vì nguồn vốn dài hạn huy động được của Chi nhánh còn khá khiêm tốn.

3.2.4.3. Theo ngành nghề kinh tế:

Dư nợ tín dụng của BIDV Hà Nam ở các ngành nghề kinh tế đều tăng. Trong đó ngành thương mại và dịch vụ tăng nhiều nhất ( tỉ lệ tăng dư nợ của ngành thương mại và dịch vụ trong năm 2013 và 2014 lần lượt là 55,53% và 33,58%). Tỉ trọng ngành này trong tổng dư nợ cũng tăng ở những năm gần đây. Đây là ngành có nhiều điều kiện phát triển và số lượng doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh tham gia ngành dịch vụ, thương mại ngày càng nhiều. Ngành sản xuất và chế biến ở địa bàn Hà Nam tồn tại chủ yếu ở công nghiệp khai thác mỏ và chế biến đá, may mặc, sản xuất bánh kẹo…dư nợ tăng lên qua các năm (tăng 19,53% và 12,37% trong năm 2013 và 2014), nhưng tỉ trọng có xu hướng giảm xuống. Ngành xây lắp chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng dư nợ. Hai năm liên tiếp 2013 và 2014 dư nợ tín dụng đối với ngành xây lắp có tăng nhưng với tỉ lệ thấp nhất, hơn nữa tổng thể, tỉ trọng dư nợ của ngành xây lắp có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây là do sự lắng xuống của thị trường bất động sản, sự tăng giá của vật liệu xây dựng trong 2 năm gần đây. Chi tiết xem Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Dư nợ tín dụng theo kì hạn của BIDV Hà Nam

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tuyệt đối Tỉ trọng Số tuyệt đối Tỉ trọng Số tuyệt đối Tỉ trọng Sản xuất và chế biến 674.944 58,69 806.773 53,98 906.547 49,43 Thương mại và dịch vụ 351.892 30,60 547.296 35,94 731.097 39,86 Xây lắp 59.689 5,19 61.883 4,06 63.976 3,49 Ngành khác 63.426 5,52 106.890 7,02 132.545 7,23 Tổng 1.149.951 100 1.522.842 100 1.834.165 100

3.2.4.4. Theo mức độ sử dụng tài sản bảo đảm:

Bên cạnh việc đạt được tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao qua các năm, Chi nhánh luôn duy trì tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo ở mức cao: năm 2012 là 99.58%, năm 2013 là 98.90%, năm 2014 là 98.12%. Hiện nay ở BIDV Hà Nam chỉ áp dụng vay tín chấp đối với hình thức thấu chi, vay tiêu dùng và thẻ tín dụng. Tuy nhiên, các hình thức này đều có các điều kiện chặt chẽ đi kèm và chỉ áp dụng cho cán bộ BIDV, cán bộ của các sở ban nghành và các doanh nghiệp có uy tín trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2013 và 2014, theo chủ trương của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho cán bộ BIDV và một số cán bộ sở ban ngành, BIDV Hà Nam gia tăng các sản phẩm tín chấp với tổng dư nợ tại thời điểm cuối năm 2014 là khoảng 34.547 tỉ đồng. Vì vậy tỉ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ có giảm đi trong những năm gần đây, nhưng vẫn đảm bảo an toàn về nguồn trả nợ, do các khách hàng đều có uy tín cao đối với Chi nhánh. Cơ cấu dư nợ theo mức độ sử dụng tài sản đảm bảo được thể hiện rõ nét qua bảng 3.5.

Bảng 3.5.Dư nợ phân theo hình thức bảo đảm tài sản

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tuyệt đối Tỉ trọng Số tuyệt đối Tỉ trọng Số tuyệt đối Tỉ trọng Tổng dư nợ 1.149.951 100 1.522.842 100 1.834.165 100

Dư nợ có tài sản đảm bảo 1.145.112 99,58 1.506.084 98.90 1.799.618 98,12 Dư nợ không có tài sản

đảm bảo 4.839 0,42 16.758 1.10 34.547 1,88

61

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)