Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng nhân lựcvà quản lý nhân lực của Tổng cục Thống kê
3.2.2. Thực trạng quản lý nhân lực của Tổng cục Thống kê
Tổng cục Thống kê với chức năng là thu thập, tổng hợp và phân tích, công bố thông tin thống kê phục vụ cho yêu cầu quản lý của Nhà nước và các yêu cầu sử dụng khác ngày càng tăng đòi hỏi thường xuyên bổ sung và tăng cường nhân lực thống kê cả về số lượng và chất lượng.
a. Thực trạng xác định nhu cầu nhân lực của Tổng cục Thống kê
Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của công tác thống kê của ngành, trên tinh thần thực hiện những quy định của Luật Thống kê, các văn bản dưới luật, và theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Tổng cục Thống kê dự kiến số lượng nhân lực thuộc hệ thống thống kê và có văn bản (qua bộ Kế hoạch Đầu tư gửi Bộ Nội vụ - cơ quan chức năng giúp Chính phủ quản lý cân đối, phân bổ biên chế cho các ngành) để xem xét và đề nghị Chính phủ giao biên chế cho ngành Thống kê. Trên cơ sở biên chế được giao, Tổng cục Thống kê tiến hành điều chỉnh, bổ sung biên chế cho từng khối ở Tổng cục Thống kê và các Cục Thống kê tỉnh, thành phố, các Chi cục Thống kê quận, huyện cũng như cho từng đơn vị thuộc khối các đơn vị hành chính của Tổng cục Thống kê.
Việc xác định số lượng nhân lực của Tổng cục Thống kê chủ yếu vẫn dựa vào số lượng đã có từ các năm trước kết hợp với hướng dẫn của cơ quan chức năng và tham khảo ý kiến của các đơn vị chuyên môn thuộc Tổng cục để phân bổ. Thực tế hiện nay, Tổng cục Thống kê chưa xây dựng được định mức công việc cụ thể, mà vẫn bố trí và phân công nhân lực theo kinh nghiệm và chủ quan.
Hàng năm định mức biên chế là do cơ quan chức năng của nhà nước giúp Chính phủ giao cho các ngành, trong đó có ngành Thống kê để bảo đảm quản lý tập trung của Nhà nước. Tuy nhiên Bộ Nội vụ vẫn phải căn cứ vào yêu cầu và đề nghị của Tổng cục Thống kê có xem xét điều chỉnh trên góc độ cân đối chung.
b. Thực trạng tuyển dụng nhân lực của Tổng cục Thống kê
Điều 37 Luật Cán bộ Công chức quy định: Việc tuyển dụng công chức thông qua thi tuyển… Hình thức, nội dung thi tuyển phải phù hợp với ngành, đảm bảo lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Theo tinh thần đó, căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của ngành Thống kê, Tổng cục Thống kê luôn tổ chức thi tuyển nhân lực một cách nghiêm túc và đúng quy định chung của Nhà nước.
Tổng cục Thống kê dựa vào biên chế được Nhà nước giao ngành Thống kê, đối chiếu với số lượng nhân lực hiện có và dự tính số lượng cần thiết để thay thế cho số người sẽ về hưu trong một vài năm tới để xác định số lượng nhân lực cần tuyển dụng vào từng đợt. Trên cơ sở đó, Tổng cục Thống kê thông báo công khai số lượng công chức, viên chức được tuyển dụng vào làm việc ở Tổng cục Thống kê, trên các phương tiện thông tin của Tổng cục Thống kê như trên trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan, Tạp chí Con số và Sự kiện. Đồng thời kèm theo văn bản hướng dẫn về yêu cầu, tiêu chuẩn của đối tượng được dự thi vào từng đợt.
Trong thời gian 5 năm từ 2010-2014, Tổng cục Thống kê đã tổ chức 2 lần thi tuyển công chức, viên chức cho các đơn vị thuộc Tổng cục vào năm 2011 và 2012. Đối tượng dự thi vào làm nghiệp vụ ở cơ quan Tổng cục Thống kê phải là sinh viên tốt nghiệp Đại học kinh tế, hệ chính quy có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học.
Năm 2010 Tổng cục đã tổ chức thi tuyển nhân lực tập trung vào tháng 2, với khoảng 200 người tham gia thi tuyển và 36 người trúng tuyển.
Năm 2012 Tổng cục tổ chức thi tuyển vào tháng 3, với 300 người tham gia thi tuyển và 53 người trúng tuyển.
Xét duyệt hồ sơ
Hồ sơ dự tuyển sẽ được xét duyệt để loại bỏ những hồ sơ không hợp lệ. Các đối tượng dự tuyển đủ tiêu chuẩn sẽ tiếp tục được thi tuyển.
Tổ chức thi tuyển
Tổng cục Thống kê thành lập Hội đồng thi để tổ chức thi, trong đó, các thành viên trong hội đồng là các lãnh đạo và các thống kê viên chính, thống kê viên công tác lâu năm ở Tổng cục Thống kê. Thời gian và địa điểm thi được thông báo cho tất cả các thi sinh để tham dự thi tuyển.
Nội dung thi gồm 3 phần chính là thi kiến thức chuyên môn, thi tiếng Anh, thi Tin học. Khi thi tuyển kết hợp cả ba hình thức thi viết, thi vấn đáp và thi thực hành tùy thuộc vào yêu cầu và đặc điểm của từng môn thi.
Hội đồng thi tuyển sẽ tiến hành chấm điểm, lên bảng điểm của từng cá nhân trình Lãnh đạo Tổng cục và thông báo công khai kết quả kỳ thi. Điểm trúng tuyển sẽ được xét lấy từ cao nhất trở xuống (tối thiểu phải đạt điểm trung bình các môn) cho tới khi hết chỉ tiêu tuyển dụng. Danh sách các thí sinh trúng tuyển được thông báo trên website chính chức của Tổng cục.
Các thí sinh trúng tuyển sẽ được phân công công tác tại các vụ trong Tổng cục, căn cứ vào báo cáo nhu cầu nhân lực của đơn vị và trình độ của thí sinh. Các thí sinh sẽ trải qua thời gian tập sự một năm theo quy định của Nhà nước và sau đó chính thức được vào công tác tại Tổng cục sau khi có nhận xét đánh giá của đơn vị quản lý trực tiếp.
c. Thực trạng sử dụng nhân lực của Tổng cục Thống kê
- P
hân công, bố trí công tác
Cán bộ của các đơn vị hành chính thuộc Tổng cục Thống kê được bố trí làm việc tại các Vụ trong Tổng cục. Tùy theo tính chất của đơn vị, lãnh đạo
các Vụ sẽ phân công làm công việc cụ thể. Do tính chất chuyên môn sâu nên cán bộ làm việc đảm bảo khá ổn định.
- Nâng ngạch
Hàng năm Tổng cục Thống kê thực hiện kịp thời và đều đặn nâng bậc lương (viết gọn là nâng lương) cho công chức đủ tiêu chuẩn về thời gian như đã quy định của Nhà nước. Cán bộ có thành tích xuất sắc được nâng lương sớm hơn với thời gian quy định ở các mức khác nhau tùy thuộc vào kết quả thành tích đạt được.
Các trường hợp đủ tiêu chuẩn được tham gia thi nâng ngạch theo chỉ tiêu phân bổ của Bộ Nội vụ. Trước đây, hàng năm Tổng cục Thống kê của các cán bộ là chuyên viên đi thi nâng ngạch chuyên viên chính do Bộ Nội vụ tổ chức cùng với các Bộ, ngành khác. Nhưng trong những năm gần đây, Tổng cục đã nghiên cứu và đề nghị Nhà nước cho phép tổ chức thi nâng ngạch chuyên viên (nay là thống kê viên) lên chuyên viên chính (nay là thống kê viên chính) cho riêng ngành Thống kê. Năm 2013 Tổng cục thống kê đã tổ chức nâng ngạch cho trên 200 người trong cả ngành từ thống kê viên lên thống kê viên chính, trong đó có 50 người của các đơn vị hành chính.
- Luân chuyển, điều động, quy hoạch
Trong những năm qua, tùy vào điều kiện và nhu cầu thực tế của công việc, Tổng cục Thống kê đã thực hiện điều động, thuyên chuyển các công chức đến công tác tại cơ quan Tổng cục và các cơ quan khác theo đúng quy định của Nhà nước. Năm 2013, căn cứ vào yêu cầu công việc của một số đơn vị trong Tổng cục, cơ quan đã điều động 03 công chức từ các cục Thống kê tới công tác tại cơ quan Tổng cục.
Tổng cục thường xuyên và kịp thời thực hiện quy hoạch, đề bạt cán bộ cấp Vụ và lãnh đạo Tổng cục. Hàng năm Tổng cục quy hoạch đầy đủ và tiến hành bổ nhiệm theo đúng quy trình, quy định của Nhà nước. Năm 2013, Lãnh
Cán sự Đảng bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt 03 cán bộ lãnh đạo quy hoạch nguồn chức danh Tổng cục trưởng và 05 lãnh đạo cấp Vụ vào quy hoạch nguồn chức danh Phó Tổng cục trưởng. Đồng thời trong năm 2013 Tổng cục quy hoạch cấp Vụ trưởng 34 người, trong đó 16 người có trình độ thạc sĩ và 12 người là nữ. Năm 2014, Tổng cục Thống kê đã ký quyết định đề bạt 02 lãnh đạo cấp Vụ.
d.Thực trạng đào tạo và bồi dưỡng nhân lực của Tổng cục Thống kê
Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức là công việc có tính chiến lược của Tổng cục để xây dựng lực lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Đào tạo trong nước
Ý thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo đối với sự phát triển chung của ngành Thống kê, hàng năm Tổng cục Thống kê mở các lớp đào tạo về chuyên môn cũng như về tin học và ngoại ngữ cho các cán bộ, công chức của mình.
Năm 2013, Tổng cục đã cử 11 cán bộ cấp Vụ và tương đương học cao cấp lý luận chính trị hành chính; cử 10 cán bộ tham gia khóa học tiếng Anh kỹ năng luyện thi Ielts do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, cử 05 cán bộ tham dự lớp học về chính sách tài chính, tiền tệ, 9 cán bộ lãnh đạo tham dự khóa đào tạo kỹ năng lãnh đạo cho cán bộ cấp Vụ. Đồng thời Tổng cục mở 05 lớp đào tạo về phân tích và dự báo thống kê với 5 chuyên đề khác nhau cho 20 người tham dự mỗi lớp. Năm 2014, Tổng cục mở 02 lớp nâng cao nghiệp vụ cho 30 người là thống kê viên chuẩn bị thi nâng ngạch lên thống kê viên chính và 50 người làm việc ở Tổng cục nhưng chưa được đào tạo chính thức theo nghiệp vụ Thống kê. Cũng trong năm 2014, Tổng cục đã phối hợp với Trung tâm Anh ngữ British Council tổ chức 03 lớp học tiếng Anh cho các trình độ khác nhau, với 20 người/một lớp.
Trong khuôn khổ các dự án hợp tác với nước ngoài, hàng năm Tổng cục Thống kê đã cử nhiều đoàn đi học tập, khảo sát ở nước ngoài. Năm 2013, Tổng cục đã cử 01 cán bộ học Thạc sỹ nước ngoài theo Đề án 165; 01 cán bộ đào tạo tiếng Anh trong nước để đủ điều kiện học Thạc sỹ nước ngoài. Năm 2014, Tổng cục đã cử 03 cán bộ học Tiếng Anh để chuẩn bị học Thạc sĩ nước ngoài theo chương trình hợp tác của Chính phủ Úc.
Cũng trong năm 2013, Tổng cục đã cử 02 Lãnh đạo Vụ Thống kê Dân số và Lao động tham dự Hội thảo của UNSD tại Hà Nội về “Đánh giá số liệu Tổng điều tra”; 03 công chức tham dự khóa đào tạo trực tuyến của IMF về “Lập trình tài chính và chính sách”, 01 công chức tham dự chương trình của APO và 01 công chức tham gia nhóm công tác của sáng kiến WAVES tại Việt Nam, 01 lãnh đạo cấp Vụ đại diện cho Thống kê Việt Nam kiểm tra năng lực trong chương trình thống kê kinh tế ESCAP.
Ngoài ra, Tổng cục cử 25 lượt cán bộ là lãnh đạo Tổng cục đi học tập, đào tạo và tham dự Hội thảo, hội nghị, khảo sát ở nước ngoài.
Để có thêm căn cứ nhận xét đánh giá về chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo của Tổng cục Thống kê, học viên đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 50 người đang làm việc tại Tổng cục Thống kê (theo mẫu phiếu 01).
Các nội dung trong bảng hỏi lấy ý kiến sẽ lựa chọn để đánh giá theo mức độ từ thấp tới cao (yếu, hơi yếu, trung bình, tốt và rất tốt) tương ứng với thang điểm từ 1 đến 10.
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhân lực Tổng cục Thống kê theo 7 nội dung.
Bảng 3.7. Ý kiến đánh giá về công tác đào tạo tại Tổng cục Thống kê (*) Mức độ đánh giá Hơi yếu (3- 4 điểm) Trung bình (5-6 điểm) Tốt (7-8 điểm) STT Nội dung Số ý kiến Tỷ trọng (%) Số ý kiến Tỷ trọng (%) Số ý kiến Tỷ trọng (%) Điểm bình quân
1 Quan tâm tới công
tác đào tạo 4 8,0 46 92,0 6,92 2 Mức độ chuyên sâu
của các khóa đào tạo
12 24,0 38 76,0 6,88 3 Tác dụng của kiến thức đào tạo đối với công việc đang làm
32 64,0 18 36,0 5,88 4 Sự phù hợp của nội dung đào tạo về trình độ chuyên môn 28 56,0 22 44,0 6,16 5 Sự gắn kết giữa lý luận đào tạo với tình hình thực tế
19 38,0 21 42,0 10 20,0 5,26
6
Cơ hội phát triển trong công việc sau khi được đào tạo
19 38,0 28 56,0 18 36,0 5,88 7 Đánh giá tổng quan về công tác đào tạo của TCTK
28 56,0 22 44,0 6,12
*Ghi chú: Không có nội dung nào có ý kiến đánh giá là rất kém (1-2 điểm) và rất tốt (9-10 điểm).
Trong 7 nội dung khảo sát có 5 nội dung chỉ có ý kiến đánh giá loại trung bình (5-6 điểm) và tốt (7-8 điểm), có 2 nội dung có thêm một số đánh giá hơi yếu (3-4 điểm). Tất cả đều không có ý kiến đánh giá nào là yếu (1-2 điểm) và rất tốt (9-10 điểm).
Về mức độ quan tâm tới công tác đào tạo, có tới 46 ý kiến (chiếm 92%) cho điểm 7-8, bình quân đạt 6,92 điểm (gần được loại tốt). Kết quả này là do trong những năm gần đây, Lãnh đạo Tổng cục rất quan tâm tới công tác đào tạo để bồi dưỡng, phát triển nhân lực, bù đắp lượng lớn những người có trình độ chuyên môn tốt đến tuổi về hưu.
Về mức độ chuyên sâu của các khóa đào tạo cũng được đánh giá tương đối cao, với 38 ý kiến cho điểm 7 và 8 (chiếm 76%) và 12 ý kiến cho điểm 5 và 6 (chiếm 24%), bình quân đạt 6,88 điểm (gần được loại tốt). Nội dung giảng dạy của các lớp đào tạo tương đối chuyên sâu, đi vào các lĩnh vực chuyên môn cụ thể như giá cả, tài khoản quốc gia, dân số, môi trường .v.v..
Tác dụng của kiến thức đào tạo đối với công việc đang làm được đánh giá ở mức trung bình với 32 ý kiến (chiếm 64%) cho điểm 5 và 6; 18 ý kiến (chiếm 36%) cho điểm 7 và 8; điểm bình quân đạt 5,88 điểm (loại trung bình). Do trình độ thống kê của Việt Nam vẫn còn hạn chế, các kiến thức đào tạo rất chuyên sâu, nên hiệu quả áp dụng kiến thức vào thực tế chưa cao.
Sự phù hợp của nội dung đào tạo về trình độ chuyên môn có 28 ý kiến (chiếm 56%) cho điểm 5 và 6,22 ý kiến (chiếm 44%) cho điểm 7 và 8; bình quân đạt 6,16 điểm. Tiêu chí này được cho điểm bình quân ở mức khá vì có nhiều lớp học khác nhau với trình độ khác nhau, học viên được cử đi đều phải đáp ứng yêu cầu của ban tổ chức lớp học.
Sự gắn kết giữa lý luận đào tạo với tính hình thực tế có 19 ý kiến (chiếm 38%) cho điểm 3 và 4, 21 ý kiến (chiếm 42%) cho điểm 5 và 6; 10 ý kiến (chiếm 20%) cho điểm 7 và 8; bình quân đạt 5,26 điểm (loại trung bình).
Nội dung này được cho điểm không cao vì đối với thống kê, giữa thực tế và lý thuyết có nhiều khác biệt, đặc biệt là ở Việt Nam có nhiều trường hợp đặc thù không thể áp dụng nguyên xi lý thuyết mà phải có sự linh hoạt trong thực hiện.
Về cơ hội phát triển công việc sau khi đào tạo, có 19 ý kiến (chiếm 38%) cho điểm 3 và 4; 28 ý kiến (chiếm 56%) cho điểm 5 và 6; 18 ý kiến (chiếm 36%) cho điểm 7 và 8; bình quân đạt 5,88 điểm. Các lớp học bồi dưỡng thường là các lớp ngắn ngày, do đó việc tham gia các lớp đào tạo chưa hẳn là sẽ có thêm cơ hội phát triển công việc.
Đối với đánh giá tổng quan về công tác đào tạo của Tổng cục Thống kê, có 28 ý kiến (chiếm 56%) cho điểm 5 và 6; 22 ý kiến (chiếm 44%) cho điểm 7 và 8. Điểm bình quân đạt 6,12 điểm (loại trung bình).
Qua kết quả trên, có thể thấy Tổng cục Thống kê đã có sự quan tâm tới công tác đào tạo nhân lực, nhưng kết quả vẫn còn hạn chế.
e. Thực trạng đánh giá nhân lực của Tổng cục Thống kê