Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của Tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực của tổng cục thống kê (Trang 93 - 97)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của Tổng

Tổng cục Thống kê

4.2.1. Giải pháp về xác định nhu cầu nhân lực

Tiếp tục nghiên cứu để xác định rõ hơn về vị trí việc làm ở các nghiệp vụ của các đơn vị trong Tổng cục Thống kê, nghiên cứu chuẩn hóa các chức danh công chức của cán bộ tương ứng với mỗi vị trí việc làm (yêu cầu về trình độ và ngành nghề đối với từng loại chức danh cụ thể; công việc của thống kê viên, thống kê viên chính và thống kê viên cao cấp…) từ đó cân đối với vị trí việc làm, tính ra mỗi nội dung công việc cung như nội dung công việc của từng Vụ thuộc các đơn vị hành chính của Tổng cục hàng năm cần có bao nhiêu thống kê viên, bao nhiêu thống kê viên chính và bao nhiêu thống kê viên cao cấp. Chỉ có xác định rõ được vị trí công việc và chuẩn hóa được các chức danh công chức, viên chức thì mới có căn cứ khoa học để xác định hợp lý số lượng biên chế cho mỗi công việc, mỗi đơn vị, cũng như căn cứ để phân công, phân nhiệm đảm nhận công việc được hợp lý và làm việc có hiệu quả.

4.2.2. Giải pháp về tuyển dụng nhân lực

Thứ nhất, Tổng cục Thống kê phải sớm xác định nhu cầu nhân lực, xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ các thủ tục để tổ chức thi tuyển đúng theo kế hoạch đề ra.

Thứ hai, Tổng cục Thống kê tăng cường liên kết để xác định nguồn lực ra trường của các trường đại học kinh tế có đào tạo chuyên ngành thống kê và các trường đại học khác có liên quan, đặc biệt là với khoa Thống kê của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, khoa Toán và Thống kê trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh để có sự kết hợp hài hòa giữa các đơn vị đào tạo và các đơn vị sử dụng sinh viên thống kê.

Tổng cục Thống kê nên tổ chức thi tuyển hàng năm, không nên để hai hay nhiều năm mới tổ chức thi tuyển một lần như trước đây. Vì làm như thế

vừa không có cán bộ liên tục kế tiếp nhau, vừa khó chọn được sinh viên học tốt (mỗi năm học xong không tuyển dụng thì sinh viên học tốt sẽ thi vào các ngành khác, số còn lại dự thi ở các năm sau thường học kém hơn.

Thứ ba, tuyển dụng theo hướng chú ý những người được đào tạo theo chuyên ngành thống kê về làm nghiệp vụ ở Tổng cục Thống kê bằng cách mỗi lần thi tuyển cần xác định rõ tổng số người cần tuyển có bao nhiêu được đào tạo theo chuyên ngành thống kê. Sau đó ra bài thi và tổ chức thi riêng cho nhóm được đào tạo theo chuyên ngành thống kê, như vậy sẽ luôn bảo đảm chọn được số lượng người được đào tạo chuyên ngành thống kê theo kế hoạch.

Đối với những người có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ được đào tạo theo chuyên ngành thống kê thời gian qua rất ít so với nhiều ngành kinh tế khác, vì thế cần có quy chế ưu tiên cộng điểm hoặc xét tuyển (miễn thi) trong những trường hợp đặc biệt.

Thứ tư, mỗi khi tổ chức tuyển dụng cần công bố rộng rãi hơn và sớm hơn các thông tin về yêu cầu và điều kiện tuyển dụng tới sinh viên các trường kinh tế, đặc biệt sinh viên của các trường đại học có đào tạo về chuyên ngành thống kê ở trình độ đại học.

4.2.3. Giải pháp về sử dụng nhân lực

Thứ nhất, để sử dụng có hiệu quả nhân lực cần phải đánh giá đúng người để phân công đúng công việc và có thể phát huy tốt nhất năng lực của họ. Ngoài ra cần phải tạo môi trường để mỗi cá nhân có thể phát huy tốt khả năng, đóng góp công sức vào sự phát triển của đơn vị.

Thứ hai, cần phân tích, đánh giá, rà soát một cách kỹ lưỡng đội ngũ nhân lực đang công tác tại cơ quan Tổng cục Thống kê để sắp xếp, bố trí, luân chuyển công việc cho phù hợp với vị trí công việc. Trong khối hành chính của Tổng cục Thống kê, mỗi đơn vị có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, chuyên sâu về một mảng khác nhau và có mức độ phức tạp của công việc là rất khác

nhau. Do đó cần ưu tiên bổ sung những cán bộ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất cho những đơn vị quan trọng và có chuyên môn khó để có thể đảm bảo hoàn thành tốt công việc chung của cơ quan.

4.2.4. Giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực

- Thứ nhất, đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, cập nhật những kiến thức mới cho cán bộ thống kê, trong đó có cán bộ của các đơn vị hành chính thuộc TCTK.

Công tác thống kê đòi hỏi người làm việc không chỉ có kiến thức lý thuyết mà còn cần nắm vững tình hình thực tế vì lý thuyết mang tính chất khái quát chung còn thực tế mang tính chất cụ thể cho nhiều trường hợp đa dạng khác nhau. Do đó, cần tăng cường đào tạo thực tế cho cán bộ thống kê, đặc biệt là cán bộ trẻ. Sau thời gian tập sự, Tổng cục sẽ cử những người mới trúng tuyển đi thực tế tại các Cục Thống kê tỉnh, thành phố hoặc các Chi cục Thống kê quận, huyện trong một khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm, trực tiếp tham gia công tác thống kê để trực tiếp tham gia thu thập, tổng hợp thông tin từ những nguồn số liệu ban đầu, có nhiều điều kiện để tiếp xúc với các đối tượng cung cấp thông tin, làm quen với hoạt động thống kê ở cơ sở, nắm bắt được những kiến thức thực tế. Nếu thực hiện được điều này sẽ giúp cho các cán bộ trẻ thu nạp được cả kiến thức về lý thuyết và thực tiễn, từ đó giúp tiếp cận công việc chuyên môn nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Cần tăng thời lượng của các lớp đào tạo nghiệp vụ để học viên có đủ thời gian để lĩnh hội khối lượng kiến thức thống kê lớn của các lớp đào tạo ngắn ngày. Đối với lớp học dành cho học viên đã học qua chuyên ngành thống kê thì không nên soạn bài giảng theo chuyên đề và đặc biệt chú ý đến các nội dung mà thực tế ngành thống kê còn rất yếu như điều tra chọn mẫu trong thống kê và phân tích thống kê.

Các đơn vị trong Tổng cục cử cán bộ đi học theo từng chuyên đề cụ thể tùy vào vị trí việc làm và yêu cầu của đơn vị. Cách làm đó sẽ tạo điều kiện cho người đi học tập trung hơn chuyên sâu hơn và mặt khác giảm bớt được thời gian và áp lực về công việc đối với các đơn vị có người đi học.

Chất lượng của lớp học phụ thuộc rất nhiều vào người trình bày, do đó cần chọn lựa những giảng viên vừa am hiểu sâu sắc, hệ thống và bản chất về phương pháp luận thống kê, vừa có kinh nghiệm thực tế cùng với có phương pháp truyền đạt hấp dẫn.

-Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ

Căn cứ vào yêu cầu công việc và thực trạng trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nhân lực, Tổng cục Thống kê mở các lớp đào tạo và bồi dưỡng ngoại ngữ cho phù hợp. Trước khi mở lớp, thông báo và khuyến khích tất cả các đối tượng tham gia kiểm tra tự do, không nên chỉ định người đi học dẫn tới tình trạng cử không đúng người và tốn kém chi phí. Sau đó tổ chức kiểm tra đầu vào để chọn được một nhóm ít người có kết quả cao nhất (khoảng 7-10 người) để tập trung đào tạo trong thời gian dài, có thể là 6 tháng đến 1 năm.

Về vấn đề giáo viên, cần chọn giáo viên trên cơ sở mục tiêu của đào tạo, ví dụ nếu mục tiêu là để nâng cao khả năng ngữ pháp thì nên mời giáo viên người Việt giỏi sẽ hiệu quả hơn học các giáo viên nước ngoài, ngược lại, để nâng cao kỹ năng nghe và nói thì thuê các trung tâm ngoại ngữ có uy tín tổ chức lớp học.

- Thứ ba, đào tạo tin học

Tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức tin học nâng cao, đào tạo về sử dụng các phần mềm thống kê thông dụng thường được dùng cho công tác nghiên cứu, phân tích số liệu. Các phần mềm này thường rất phức tạp, để hiểu và sử dụng được thì người học cần được đào tạo một cách kỹ lưỡng và sử dụng thường xuyên. Do đó các lớp đào tạo tin học cần phải thực hiện theo

chuyên đề, từ đơn giản tới phức tạp và người được đào tạo sâu phải được tham gia từ đầu tới cuối, tránh tình trạng mỗi lần cử một người tham gia, dẫn tới hiệu quả học tập không cao và tốn kém.

Thứ tư, có chính sách hỗ trợ về thời gian và tài chính cho các cán bộ học nâng cao lên thạc sĩ, tiến sĩ đúng chuyên ngành thống kê để khuyến khích đội ngũ nhân lực trẻ phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

4.2.5. Giải pháp về đánh giá nhân lực

Xây dựng các tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả hoàn thành công việc của các cán bộ, công chức. Để kết quả đánh giá được khách quan, thiết thực thì việc xây dựng các nội dung, tiêu chí đánh giá phải được quy định cụ thể và hướng dẫn rõ ràng. Để đánh giá đúng đắn mức độ hoàn thành công việc của các cá nhân, cần dựa vào kết quả thực hiện công việc cụ thể về thời gian, mức độ hoàn thành và kết hợp đánh giá qua nhiều kênh thông tin, không nên đánh giá một cách chung chung, mang tính hình thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực của tổng cục thống kê (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)