STT Tên ngân hàng Tên viết tắt
1 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeaABank
2 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB
3 Ngân hàng TMCP An Bình AnBinhBank
4 Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam MaritimeBank 5 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TechcomBank
6 Ngân hàng TMCP Kiên Long KienLongBank
7 Ngân hàng TMCP Nam Á NamABank
8 Ngân hàng TMCP Quốc Dân (Nam Việt cũ) NCB 9 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB
10 Ngân hàng TMCP Quân đội MBBank
11 Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB
12 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương SaigonBank 13 Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín SacomBank 14 Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex PGBank 15 Ngân Hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam EximBank
17 Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam VietinBank 18 Ngân Hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV 19 Ngân Hàng TMCP Phương Đông Việt Nam OCB
20 Ngân hàng TMCP Bản Việt VietCapitalBank
Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính đã kiểm toán từ ngày 01/01/ 2011 đến hết ngày 31/12/2017 của 20 ngân hàng khảo sát (đơn vị tính là triệu đồng) gồm 140 quan sát, các ngân hàng được lựa chọn theo tiêu thức có quy mô vốn từ lớn đến nhỏ và số liệu được công bố đầy đủ qua các năm.
Đây là loại dữ liệu dạng bảng cân bằng (Balanced panel) do chuỗi thời gian của các đối tượng có độ dài bằng nhau và các đơn vị chéo có cùng số quan sát theo thời gian. Trong đó các biến như tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP), tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR), tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPTA), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LAR) là dữ liệu thứ cấp được tính toán dựa trên các dữ liệu sơ cấp trong bản báo cáo tài chính nhờ sự hỗ trợ của Excel, độ tuổi ngân hàng (AGE) và quy mô tổng tài sản (ASSET) là các dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập trực tiếp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng. Các dữ liệu về kinh tế vĩ mô như tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF) từ năm 2011 - 2017 được trích từ website Ngân hàng phát triển Châu (ADB) và website của Tổng cục thống kê.
3.6 Phương pháp ước lượng
Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng (bao gồm việc ước lượng và kiểm định)
Phương pháp ước lượng được sử dụng trong luận văn này là phương pháp ước lượng cho dữ liệu bảng. đầu tiên tác giả sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu gộp (Pooled OLS), sau đó áp dụng nghiên cứu hai mô hình tác động ngẫu nhiên hai
cố định hai chiều – TWO WAY FEM (Two-way Fixed effects model), so sánh, đánh giá ý nghĩa thống kê của các mô hình nhằm lựa chọn mô hình phù hợp nhất. Đối với mô hình tác động cố định hai chiều và tác động ngẫu nhiên hai chiều, do không có phép toán kiểm định để lựa chọn, tác giả lựa chọn mô hình tối ưu nhất thông qua việc đánh giá đặc tính riêng của chủ thể trên nguyên tắc đảm bảo tính vững của mô hình.
Mô hình đúng
POLS FEM REM
Mô hình lựa chọn
POLS Ước lượng vững Ước lượng không vững Ước lượng vững FEM Ước lượng vững Ước lượng vững Ước lượng vững REM Ước lượng vững Ước lượng không vững Ước lượng vững Mô hình hồi quy gộp chỉ đơn giản là phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS). Tuy nhiên, phương pháp OLS này sẽ thích hợp nếu không có sự tồn tại các đặc điểm riêng. Theo Gujarati (2004), việc sử dụng phương pháp OLS bỏ qua bình diện không gian và thời gian của dữ liệu kết hợp, kết quả ước lượng có thể sẽ bị thiên lệch. Vì thế phương pháp ước lượng tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) sẽ phù hợp hơn vì không bỏ qua các đặc điểm riêng.
Mô hình FEM cho rằng mỗi thực thể (ngân hàng) đều có những đặc điểm riêng biệt, có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, có sự tương quan giữa phần dư của mỗi thực thể (có chứa các đặc điểm riêng) với các biến giải thích. Ngoài ra trong mô hình cũng tồn tại các yếu tố gây ra sự không đồng nhất tại các thời điểm, đây là các yếu tố không đổi theo đối tượng, chỉ thay đổi theo thời gian, mô hình FEM có thể kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian và không đổi theo đối tượng) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực (Net effects) của biến giải thích lên biến phụ thuộc. Các đặc điểm riêng biệt không đổi theo thời gian là đơn nhất đối với 1
thực thể và không tương quan với đặc điểm của các thực thể khác.
Mô hình REM sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (GLS). Phương pháp ước lượng này cho phép xem xét đến cơ cấu tương quan của phần dư trong mô hình REM.
Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, tác giả tiếp tục kiểm định đối với mô hình đã lựa chọn nhằm loại bỏ hiện tượng tự tương quan (kiểm định Wooldrigde test) và phương sai sai số thay đổi (kiểm định Modified Wald test) trong mô hình – đây chính là các khuyết tật làm mô hình mất đi tính hiệu quả của ước lượng và hệ số hồi quy sẽ không còn chính xác.
Hình 3.3 Quy trình ước lượng
3.7 Kết luận chương 3
Trong chương 3, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu hồi quy bội, và tiến hành phân tích đối với 6 biến độc lập nội sinh bao gồm độ tuổi ngân hàng, quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và 2 biến độc lập ngoại sinh là tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát, các biến độc lập này có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng (ROA), phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng dữ liệu dựa trên mô hình hồi quy được xử lý bằng phần mềm STATA 14.
Số liệu mẫu Hàm hồi quy mẫu Hồi quy tổng thể
Lựa chọn mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM
Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình đã lựa chọn
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam
Giai đoạn đầu của thời kỳ 2011-2015, tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, nền kinh tế trong nước bộc lộ nhiều bất ổn vĩ mô, lạm phát tăng cao, kinh tế tăng trưởng chậm lại, thị trường chứng khoán suy giảm mạnh, bất động sản đóng băng, cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt, mặt bằng lãi suất cho vay ở mức cao, tỷ giá biến động và chịu nhiều sức ép, dự trữ ngoại hối nhà nước ở mức thấp, nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) gặp khó khăn về thanh khoản, quản trị yếu kém, nợ xấu gia tăng ở mức báo động, an toàn hệ thống đáng lo ngại, kỷ luật - kỷ cương thị trường tiền tệ bị phá vỡ.
Để vượt qua tình thế khó khăn, trong giai đoạn này Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” theo Quyết định số 254/QĐ-Tgg ngày 01 tháng 03 năm 2012, theo đó tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trong giai đoạn thực hiện đề án NHNN đã có sự đổi mới mạnh mẽ việc điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, dẫn dắt thị trường, từng bước chuyển đổi từ cơ chế điều tiết theo khối lượng sang điều hành theo lãi suất. Cụ thể là, NHNN đã thực hiện công bố định hướng điều hành lãi suất và triển khai đồng bộ các biện pháp để đạt mục tiêu là giảm dần mặt bằng lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ dân, đồng thời tiến hành điều chỉnh linh hoạt các mức lãi suất điều hành, kết hợp với áp dụng biện pháp hành chính phù hợp theo diễn biến thị trường. Cùng với nỗ lực giảm lãi suất huy động, NHNN đã triển khai nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đặc biệt là đối với các lĩnh vực ưu tiên, triển khai hàng loạt chương trình tín dụng với lãi suất ưu đãi.
NHNN đã chỉ đạo toàn Ngành triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, góp phần khơi thông dòng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên
và một số chương trình kinh tế trọng điểm, phù hợp với tính đặc thù về ngành nghề và lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cũng như yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đây là những mắt xích kinh tế quan trọng, từng bước tạo ra sự phát triển đồng bộ và cân đối trong nền kinh tế quốc dân.
Song song với đó, ngành Ngân hàng quyết liệt thực hiện công cuộc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhằm lành mạnh hóa hoạt động và tài chính của các NHTM, thiết lập lại sự an toàn của hệ thống ngân hàng, thiết lập lại kỷ cương, trật tự và nguyên tắc thị trường trong hệ thống ngân hàng. Đặc biệt trong bối cảnh năm 2011, trước khi tiến hành tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng, lạm phát đang ở mức rất cao vào khoảng 20%, lãi suất cho vay lên tới 26%, lãi suất liên NH có thời điểm lên tới 35%. Hệ thống NHTM rơi vào nguy cơ mất thanh khoản, không chỉ đối với các ngân hàng nhỏ. Trong các năm 2011-2012, các NHTM đua nhau tăng lãi suất, doanh nghiệp và người dân hằng ngày chỉ lo đi rút tiền gửi từ ngân hàng này chuyển sang ngân hàng khác. Lãi suất ngắn hạn lại cao hơn lãi suất dài hạn, khiến cho đường cong chuẩn về lãi suất của hệ thống NHTM sụp đổ. Hầu hết các NHTM đều rơi vào tình trạng vô kỷ luật khi lao vào cuộc chạy đua lãi suất.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng NHNN buộc phải vừa tiến hành tái cấu trúc vừa phải đảm bảo, củng cố thanh khoản để lấy lại niềm tin của người gửi tiền, đồng thời xử lý ngay lập tức các Ngân hàng yếu kém và xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa các NHTM nhằm chấn chỉnh quản trị rủi ro, chấn chỉnh kỷ cương – kỷ luật trên thị trường tài chính.
Nhìn lại kết quả đạt được, hệ thống các TCTD cơ bản được sắp xếp lại với hàng loạt thương vụ hợp nhất, sáp nhập, mua lại nhằm nâng cao chất lượng và tăng quy mô ngân hàng, cũng như thanh lọc các ngân hàng yếu kém. Từ 42 ngân hàng thương mại, đến nay còn 34. Số ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước sở hữu 100% vốn tăng từ một (Agribank) lên bốn sau khi NHNN đứng ra mua lại GP Bank, VNCB và Ocean Bank với giá 0 đồng như một hình thức xử lý bắt buộc. Về cơ bản, Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát được tình hình các ngân hàng yếu kém.
Đến năm 2016 kinh tế có những diến biến tích cực, môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời đây là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 – 2020. Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”, đặt mục tiêu, nhiệm vụ toàn ngành ngành ngân hàng năm 2016 là “Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra (dưới 5%), đảm bảo thanh khoản của các tổ chức tín dụng và nền kinh tế, duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ”.
Theo đó, ngân hàng nhà nước có các chiến lược điều hành chủ động, linh hoạt đối với nghiệp vụ thị trường mở, hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, hỗ trợ ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát tiền tệ, duy trì ổn định các mức lãi suất điều hành, giữ ổn định tỷ lệ dự trữ tỷ lệ bắt buộc bằng VND và ngoại tệ khác, thực hiện các biện pháp tín dụng nhàm tháo gỡ khó khan cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường trên cơ sở duy trì chất lượng tín dụng và thực hiện chủ trương hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.
Các ngân hàng trong nước không ngừng nỗ lực, nâng cao năng lực tài chính, cải thiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn, tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Trong đó hệ số sinh lợi tăng nhẹ so với năm 2015, thanh khoản toàn hệ thống được duy trì ổn định và chất lượng tín dụng được nâng cao. Kế thừa và phát huy những thành quả đạt được trong giai đoạn 2011 – 2015, năm 2016 là năm mở đầu, tạo nền tảng phát triển quan trọng cho giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó số lượng các tổ chức tín dụng tiếp tục được cơ cấu lại theo hướng đảm bảo sự ổn định và an toàn hoạt động của hệ thống. Tính đến cuối năm 2016, hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam gồm 04 ngân hàng thương mại nhà nước, 3 ngân hàng được nhà nước mua lại, 31 ngân hàng thương mại cổ phần, 2 ngân hàng thuộc khối ngân hàng chính sách, 8 ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
thiện và duy trì, chính sách tiền tệ được hoạch định và thực thi chủ động và linh hoạt, vừa ưu tiên duy trì ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ tăng trưởng. Cung ứng tiền được điều hành phù hợp với thực tế thị trường, bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế, tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 14,91%, ổn định tỷ giá hối đoái, giảm nhẹ các lãi suất điều hành 0,25%, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp song cũng ngăn ngừa những rủi ro tiềm ẩn trong trung và dài hạn. Nợ xấu được quan tâm xử lý, vừa bằng cách tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn về pháp lý (Nghị quyết 42 của Quốc Hội về xử lý nợ xấu), vừa thúc đẩy các tổ chức tín dụng đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, lành mạnh hóa về tài chính, chuẩn bị tích cực cho việc tuân thủ đầy đủ hơn các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng.
Hoạt động ngân hàng Việt Nam nhờ kinh tế tăng trưởng cao và môi trường cải thiện, nên nhìn chung có bước chuyển biến tích cực, phục vụ tốt hơn yêu cầu của sản xuất kinh doanh và đời sống; an toàn và hiệu quả cao hơn năm trước.
Thị phần huy động vốn và cho vay chưa có thay đổi đáng kể. Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 49% và 51,8% tỷ trọng về huy động và cho vay, nhóm NHTM cổ phần tương ứng là 42,4% và 41,3%; phần còn lại thuộc về các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, cùng các định chế tài chính khác.
Khoảng 80% dư nợ tín dụng được tập trung cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó những ngành, lĩnh vực trọng điểm được dành tỷ lệ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của hệ thống. Tín dụng cho nông nghiệp nông thôn tăng 22,1% so cuối 2016; công nghiệp và xây dựng tăng 21,5%, trong khi tín dụng cho thương mại dịch vụ tăng 12,94%; tín dụng cho bất động sản, chứng khoán được giữ ở mức tăng thấp, do đó tỷ trọng trong tổng tín dụng tương ứng chỉ là 6,53% và 0,17%. Tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng 53,7%, giảm từ 55,1% năm 2016.
Chất lượng tài sản của cả hệ thống có sự cải thiện. Nợ xấu nội bảng và ngoại bảng, kể cả nợ xấu tiềm ẩn, đến cuối 2017 được NHNN xác định còn 7,91% so với 10,08% cuối 2016; đồng thời việc trích lập dự phòng rủi ro cả hệ thống tăng mạnh,