Trong chương 3, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu hồi quy bội, và tiến hành phân tích đối với 6 biến độc lập nội sinh bao gồm độ tuổi ngân hàng, quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và 2 biến độc lập ngoại sinh là tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát, các biến độc lập này có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng (ROA), phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng dữ liệu dựa trên mô hình hồi quy được xử lý bằng phần mềm STATA 14.
Số liệu mẫu Hàm hồi quy mẫu Hồi quy tổng thể
Lựa chọn mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM
Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình đã lựa chọn
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam
Giai đoạn đầu của thời kỳ 2011-2015, tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, nền kinh tế trong nước bộc lộ nhiều bất ổn vĩ mô, lạm phát tăng cao, kinh tế tăng trưởng chậm lại, thị trường chứng khoán suy giảm mạnh, bất động sản đóng băng, cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt, mặt bằng lãi suất cho vay ở mức cao, tỷ giá biến động và chịu nhiều sức ép, dự trữ ngoại hối nhà nước ở mức thấp, nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) gặp khó khăn về thanh khoản, quản trị yếu kém, nợ xấu gia tăng ở mức báo động, an toàn hệ thống đáng lo ngại, kỷ luật - kỷ cương thị trường tiền tệ bị phá vỡ.
Để vượt qua tình thế khó khăn, trong giai đoạn này Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” theo Quyết định số 254/QĐ-Tgg ngày 01 tháng 03 năm 2012, theo đó tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trong giai đoạn thực hiện đề án NHNN đã có sự đổi mới mạnh mẽ việc điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, dẫn dắt thị trường, từng bước chuyển đổi từ cơ chế điều tiết theo khối lượng sang điều hành theo lãi suất. Cụ thể là, NHNN đã thực hiện công bố định hướng điều hành lãi suất và triển khai đồng bộ các biện pháp để đạt mục tiêu là giảm dần mặt bằng lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ dân, đồng thời tiến hành điều chỉnh linh hoạt các mức lãi suất điều hành, kết hợp với áp dụng biện pháp hành chính phù hợp theo diễn biến thị trường. Cùng với nỗ lực giảm lãi suất huy động, NHNN đã triển khai nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đặc biệt là đối với các lĩnh vực ưu tiên, triển khai hàng loạt chương trình tín dụng với lãi suất ưu đãi.
NHNN đã chỉ đạo toàn Ngành triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, góp phần khơi thông dòng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên
và một số chương trình kinh tế trọng điểm, phù hợp với tính đặc thù về ngành nghề và lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cũng như yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đây là những mắt xích kinh tế quan trọng, từng bước tạo ra sự phát triển đồng bộ và cân đối trong nền kinh tế quốc dân.
Song song với đó, ngành Ngân hàng quyết liệt thực hiện công cuộc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhằm lành mạnh hóa hoạt động và tài chính của các NHTM, thiết lập lại sự an toàn của hệ thống ngân hàng, thiết lập lại kỷ cương, trật tự và nguyên tắc thị trường trong hệ thống ngân hàng. Đặc biệt trong bối cảnh năm 2011, trước khi tiến hành tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng, lạm phát đang ở mức rất cao vào khoảng 20%, lãi suất cho vay lên tới 26%, lãi suất liên NH có thời điểm lên tới 35%. Hệ thống NHTM rơi vào nguy cơ mất thanh khoản, không chỉ đối với các ngân hàng nhỏ. Trong các năm 2011-2012, các NHTM đua nhau tăng lãi suất, doanh nghiệp và người dân hằng ngày chỉ lo đi rút tiền gửi từ ngân hàng này chuyển sang ngân hàng khác. Lãi suất ngắn hạn lại cao hơn lãi suất dài hạn, khiến cho đường cong chuẩn về lãi suất của hệ thống NHTM sụp đổ. Hầu hết các NHTM đều rơi vào tình trạng vô kỷ luật khi lao vào cuộc chạy đua lãi suất.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng NHNN buộc phải vừa tiến hành tái cấu trúc vừa phải đảm bảo, củng cố thanh khoản để lấy lại niềm tin của người gửi tiền, đồng thời xử lý ngay lập tức các Ngân hàng yếu kém và xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa các NHTM nhằm chấn chỉnh quản trị rủi ro, chấn chỉnh kỷ cương – kỷ luật trên thị trường tài chính.
Nhìn lại kết quả đạt được, hệ thống các TCTD cơ bản được sắp xếp lại với hàng loạt thương vụ hợp nhất, sáp nhập, mua lại nhằm nâng cao chất lượng và tăng quy mô ngân hàng, cũng như thanh lọc các ngân hàng yếu kém. Từ 42 ngân hàng thương mại, đến nay còn 34. Số ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước sở hữu 100% vốn tăng từ một (Agribank) lên bốn sau khi NHNN đứng ra mua lại GP Bank, VNCB và Ocean Bank với giá 0 đồng như một hình thức xử lý bắt buộc. Về cơ bản, Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát được tình hình các ngân hàng yếu kém.
Đến năm 2016 kinh tế có những diến biến tích cực, môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời đây là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 – 2020. Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”, đặt mục tiêu, nhiệm vụ toàn ngành ngành ngân hàng năm 2016 là “Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra (dưới 5%), đảm bảo thanh khoản của các tổ chức tín dụng và nền kinh tế, duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ”.
Theo đó, ngân hàng nhà nước có các chiến lược điều hành chủ động, linh hoạt đối với nghiệp vụ thị trường mở, hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, hỗ trợ ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát tiền tệ, duy trì ổn định các mức lãi suất điều hành, giữ ổn định tỷ lệ dự trữ tỷ lệ bắt buộc bằng VND và ngoại tệ khác, thực hiện các biện pháp tín dụng nhàm tháo gỡ khó khan cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường trên cơ sở duy trì chất lượng tín dụng và thực hiện chủ trương hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.
Các ngân hàng trong nước không ngừng nỗ lực, nâng cao năng lực tài chính, cải thiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn, tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Trong đó hệ số sinh lợi tăng nhẹ so với năm 2015, thanh khoản toàn hệ thống được duy trì ổn định và chất lượng tín dụng được nâng cao. Kế thừa và phát huy những thành quả đạt được trong giai đoạn 2011 – 2015, năm 2016 là năm mở đầu, tạo nền tảng phát triển quan trọng cho giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó số lượng các tổ chức tín dụng tiếp tục được cơ cấu lại theo hướng đảm bảo sự ổn định và an toàn hoạt động của hệ thống. Tính đến cuối năm 2016, hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam gồm 04 ngân hàng thương mại nhà nước, 3 ngân hàng được nhà nước mua lại, 31 ngân hàng thương mại cổ phần, 2 ngân hàng thuộc khối ngân hàng chính sách, 8 ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
thiện và duy trì, chính sách tiền tệ được hoạch định và thực thi chủ động và linh hoạt, vừa ưu tiên duy trì ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ tăng trưởng. Cung ứng tiền được điều hành phù hợp với thực tế thị trường, bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế, tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 14,91%, ổn định tỷ giá hối đoái, giảm nhẹ các lãi suất điều hành 0,25%, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp song cũng ngăn ngừa những rủi ro tiềm ẩn trong trung và dài hạn. Nợ xấu được quan tâm xử lý, vừa bằng cách tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn về pháp lý (Nghị quyết 42 của Quốc Hội về xử lý nợ xấu), vừa thúc đẩy các tổ chức tín dụng đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, lành mạnh hóa về tài chính, chuẩn bị tích cực cho việc tuân thủ đầy đủ hơn các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng.
Hoạt động ngân hàng Việt Nam nhờ kinh tế tăng trưởng cao và môi trường cải thiện, nên nhìn chung có bước chuyển biến tích cực, phục vụ tốt hơn yêu cầu của sản xuất kinh doanh và đời sống; an toàn và hiệu quả cao hơn năm trước.
Thị phần huy động vốn và cho vay chưa có thay đổi đáng kể. Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 49% và 51,8% tỷ trọng về huy động và cho vay, nhóm NHTM cổ phần tương ứng là 42,4% và 41,3%; phần còn lại thuộc về các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, cùng các định chế tài chính khác.
Khoảng 80% dư nợ tín dụng được tập trung cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó những ngành, lĩnh vực trọng điểm được dành tỷ lệ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của hệ thống. Tín dụng cho nông nghiệp nông thôn tăng 22,1% so cuối 2016; công nghiệp và xây dựng tăng 21,5%, trong khi tín dụng cho thương mại dịch vụ tăng 12,94%; tín dụng cho bất động sản, chứng khoán được giữ ở mức tăng thấp, do đó tỷ trọng trong tổng tín dụng tương ứng chỉ là 6,53% và 0,17%. Tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng 53,7%, giảm từ 55,1% năm 2016.
Chất lượng tài sản của cả hệ thống có sự cải thiện. Nợ xấu nội bảng và ngoại bảng, kể cả nợ xấu tiềm ẩn, đến cuối 2017 được NHNN xác định còn 7,91% so với 10,08% cuối 2016; đồng thời việc trích lập dự phòng rủi ro cả hệ thống tăng mạnh,
ước khoảng 24,7% so 2016. Kết quả hoạt động kinh doanh của các TCTD phần lớn là khả quan. Chi phí hoạt động tăng 17,1% so với mức tăng 14,8% năm 2016, nhưng tỷ trọng chi phí so tổng thu nhập thuần giảm từ 49,4 xuống 44,8%.
Đến cuối năm 2017, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) ước đạt 11,1% ( năm 2016 là 11,6%). Nhu cầu tăng vốn tự có, xử lý tốt hơn nợ xấu và nợ xấu tồn đọng; xử lý các ngân hàng yếu kếm; tái cơ cấu từng TCTD; đổi mới quản trị kinh doanh và phát triển công nghệ theo những chuẩn mực của Basel II với đích chung cả hệ thống vào năm 2020 hoàn thành vẫn là một thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong 2018 và các năm tiếp theo.
Bảng 4.1 Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản
Đơn vị tính: tỷ đồng Loại hình TCTD Tổng tài sản có Vốn tự có Vốn điều lệ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn Số tuyệt đối Tốc độ tăng trưởng Số tuyệt đối Tốc độ tăng trưởng Số tuyệt đối Tốc độ tăng trưởng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) NHTM Nhà nước 4.570.097 18,34 254.655 10,96 147.771 0,84 9,52 33,44 Ngân hàngChính sách xã hội 175.641 10,04 10.696 0,00 NHTM Cổ phần 4.028.497 17,69 290.626 14,35 214.791 6,94 11,47 34,47 NH Liên doanh, nước ngoài 954.165 15,19 141.838 8,31 109.656 5,33 29,11 -
Công ty tài chính, cho thuê 141.899 24,07 23.353 9,32 22.536 14,39 17,81 48,81 Ngân hàng Hợp tác xã 28.906 9,56 3.633 -1,65 3.026 0,04 25,26 31,20 Quỹ tín dụng nhân dân 102.584 13,84 3.953 12,86 Toàn hệ thống 10.001.790 17,62 714.106 11,64 512.429 4,91 12,23 30,65
Nguồn NHNN Việt Nam
Theo đề án tái cơ cấu, từ năm 2011 đến 2015 số lượng ngân hàng trong toàn hệ thống giảm đáng kể, đặc biệt các ngân hàng TMCP từ 39 ngân hàng (vào năm 2011) giảm xuống còn 28 ngân hàng (vào cuối năm 2015) do nhà nước kiểm soát, thanh lọc các ngân hàng yếu kém, đảm bảo an toàn hoạt động toàn hệ thống ngân hàng.
Bảng 4.2 Số lượng các TCTD tại Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2017
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Ngân hàng TM nhà nước 3 1 1 1 7 4 4 Ngân hàng TMCP 39 38 38 37 28 31 31 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 5 5 5 5 5 8 9
Ngân hàng liên doanh 5 4 4 4 3 2 2
CN ngân hàng nước ngoài
53 55 51 46 50 51 49
Tổng số ngân hàng 105 103 99 93 93 96 95
Trong năm 2017, với sự ra đời của Nghị quyết 42/2017/QH14 (Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD) đã góp phần không nhỏ trong nỗ lực xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng có xu hướng hạn chế chuyển nợ sang VAMC, đồng thời đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu qua các hình thức như bán nợ, phát mại tài sản, sử dụng dự phòng rủi ro và các hình thức khác. Đến hết năm 2017, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tố chức tín dụng (TCTD) ước khoảng 9,5%, giảm mạnh so với mức 11,9% vào cuối năm trước. Các khoản nợ xấu vẫn tập trung ở các NHTM yếu kém, trong diện tái cơ cấu, các khoản phải thu bên ngoài khó đòi và nợ tái cơ cấu tại một số NHTM vẫn còn khá lớn.
Bảng 4.3 Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam
Đơn vị tính: tỷ đồng
Tổng nợ xấu
Ngân hàng Năm 2016 Năm 2017 +/- %
ACB 1421 1389 -2.252 AB Bank 1020 1250 22.549 BIDV 14429 13951 -3.313 Exim Bank 2560 2298 -10.234 Kienlong Bank 209 204 -2.392 Maritime Bank 830 806 -2.892 MB Bank 1988 2184 9.859 Nam A Bank 706 708 0.283 NCB 376 492 30.851
OCB 676 864 27.811 PG Bank 433 715 65.127 Sacombank 13745 9268 -32.572 Saigon Bank 3044 3736 22.733 Techcombank 2247 2584 14.998 VCB 6923 6208 -10.328 VIB 1550 1987 28.194 VietinBank 6750 8959 32.726 VP Bank 4207 6200 47.373
Nguồn: tính toán từ BCTC của các NHTMCP
4.2 Phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam
Bảng 4.4 Tỷ suất sinh lợi ROA và ROE từ năm 2011 đến năm 2017
Đơn vị tính: phần trăm (%)
Số quan sát Giá trị trung bình Giá trị lớn nhất Giả trị nhỏ nhất Độ lệch chuẩn ROA 140 0.0073 0.0254 0.0001 0.0055 ROE 140 0.0798 0.2682 0.0007 0.0604
Hình 4.1 Tỷ suất sinh lợi ROA và ROE từ năm 2011 đến năm 2017
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017 được đánh giá qua 2 chỉ tiêu: tỷ suất sinh lợi trền tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Đối với chỉ tiêu ROA, trên dữ liệu 140 mẫu quan sát, giá trị ROA trung bình thu được là 0.0073, điều này cho thấy cứ 1 đồng tài sản ngân hàng đưa vào hoạt động thì ngân hàng có thể tạo ra 0.0073 đồng lợi nhuận sau thuế, trong các mẫu quan sát, giá trị ROA lớn nhất là 0.0254 thuộc ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex vào năm 2011, ngược lại ngân hàng TMCP Bản Việt có giá trị ROA thấp nhất là với giá trị ROA cả năm chỉ đạt 0.0001 vào năm 2016, độ lệch chuẩn giữa các mẫu quan sát đạt 0.0055 cho thấy biên độ dao động ROA của các ngân hàng chưa lớn, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 2017