.1 Mô tả các biến sử dụng trong mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 52 - 60)

Các biến Diễn giải Mối quan hệ giữa biến

độc lập và biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc

ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Biến độc lập AGE Tuổi ngân hàng -

ASSET Quy mô ngân hàng +

CAP Cấu trúc tài chính của ngân hàng

CIR Tỷ lệ chi phí trên thu nhập - DEPTA Tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản + LAR Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản +

GDP Tỷ lệ tăng trưởng +

INF Tỷ lệ lạm phát +/-

3.4 Giả thuyết nghiên cứu

Mối quan hệ giữa quy mô với hiệu quả hoạt động ngân hàng

Theo lý thuyết về sự tập trung của thị trường, những ngân hàng có quy mô lớn có thể thông đồng với nhau để nâng lãi suất cho vay hoặc giảm lãi suất huy động, động thái này sẽ làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng thông qua các giao dịch huy động hoặc cho vay, các ngân hàng lớn làm vậy nhằm kiểm soát dòng vốn thị trường (Fiona, 2006). Nhưng theo Barrett và Brady (2001) và DeYoung và các cộng sự (2004) thì các ngân hàng nhỏ và trung bình có tốc độ phát triển nhanh hơn, mặc dù sản phẩm chưa đa dạng, hoạt động ngân hàng chủ yếu dựa trên tiền gửi, có tỷ lệ vốn cao hơn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu còn thấp nhưng không nhất thiết tỷ suất sinh lời trên tài sản cũng phải thấp hơn, các ngân hàng này có các khoản vay thẻ tín dụng và các khoản vay chứng khoán hóa ít, nhưng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và nông nghiệp nhiều hơn. Berger và các cộng sự (2005) phát hiện rằng các ngân hàng lớn thường có xu hướng cho vay trên một địa bàn lớn hơn với thời gian ngắn hơn so với các ngân hàng nhỏ, trong khi các ngân hàng nhỏ có nhiều khả năng cho vay đối với các doanh nghiệp hạn chế trong khả năng đi vay và là người cho vay dành riêng cho khách hàng nhỏ. Tuy nhiên, Ely và Robinson (2001) cho thấy, thời gian qua các ngân hàng lớn đã ngày càng phải cạnh tranh với các ngân hàng nhỏ trong lĩnh vực cho vay vốn kinh doanh nhỏ, có thể là do sự gia tăng sử dụng

chấm điểm tín dụng. Ngân hàng nhỏ có nhiều phụ thuộc vào biên độ lãi ròng hơn các ngân hàng lớn, các ngân hàng lớn có cả thu nhập và chi phí phi lãi cao hơn, nhưng sự khác biệt trước đây có xu hướng lớn hơn, được phản ánh trong tỷ lệ chi phí thấp hơn cho các ngân hàng lớn hơn. Theo kết quả nghiên cứu của I.Bader và các cộng sự (2008) thì các ngân hàng lớn có chi phí hoạt động cao hơn nhưng đồng thời cũng có doanh thu và lợi nhuận cao hơn. Như vậy có thể thấy, ngân hàng lớn có những lợi thế nhất định so với các ngân hàng có quy mô nhỏ nhưng do sự phát triển ngày càng nhanh chóng của hệ thống ngân hàng cũng như khó khăn trong vấn đề cạnh tranh nên các ngân hàng lớn hiện tại cũng phải mở rộng các hoạt động của mình ra các lĩnh vực cũng như phân khúc thị trường mà trước kia chỉ có ngân hàng qui mô nhỏ kinh doanh. Bên cạnh đó ngân hàng nhỏ có những lợi thế nhất định khi chỉ tập trung vào những phân khúc thị trường truyền thống của mình do đó giảm bớt chi phí nghiên cứu cũng như chi phí để gia nhập vào nhiều thị trường mới và đa dạng hóa sản phẩm. Ngoài ra ngân hàng nhỏ có thể đạt được hiệu suất kinh doanh trên tổng tài sản cao hơn vì chỉ tập trung khai thác những sản phẩm thế mạnh của mình chứ không phải kinh doanh đa dạng như các ngân hàng lớn.

Giả thuyết H1: Quy mô ngân hàng có quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng ( + )

Mối quan hệ giữa độ tuổi và hiệu quả hoạt động ngân hàng

Theo Karim và các cộng sự (2010) thì độ tuổi của ngân hàng thể hiện kinh nghiệm của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng được thành lập càng sớm thì càng có kinh nghiệm, với bề dày hoạt động của mình, các ngân hàng có sẵn lượng lớn khách hàng lâu năm, tích lũy nhiều kinh nghiệm quản trị cũng như có các chính sách quản lý rủi ro cũng chặt chẽ hơn, do đó hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này cũng gia tăng. Tuy nhiên yếu tố độ tuổi của ngân hàng chỉ có tác động nhất định, khi đến một ngưỡng cho phép thì hiệu quả tác động này sẽ chậm lại. Sở dĩ như vậy vì sau khi ngân hàng

đạt đến một độ tuổi nhất định thì tác dụng tăng thêm của kinh nghiệm sẽ không đáng kể. Hơn nữa chúng ta cũng biết sau một số năm hoạt động nhất định thì ngân hàng cũng đã trang bị được về cơ bản các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của mình như hệ thống máy POS, ATM hay hệ thống phòng giao dịch … do đó, sự gia tăng số năm hoạt động không còn thể hiện rõ, ngoài ra các ngân hàng hoạt động lâu năm thường thể hiện sức ì trong bộ máy tổ chức, ít có sự năng động so với các ngân hàng non trẻ.

Giả thuyết H2: Độ tuổi ngân hàng có quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng ( - ).

Mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và hiệu quả hoạt động ngân hàng

Theo Garcia – Herrero và các cộng sự (2007) mức độ được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu của ngân hàng có tác động đáng kể đến khả năng sinh lời của ngân hàng, thực tế với một lượng vốn chủ sở hữu tương đối sẽ gia tăng được khả năng cho vay của ngân hàng từ đó góp phần làm gia tăng lợi nhuận, đối với ngân hàng có các cổ đông lớn góp nhiều vốn mà hoạt động hiệu quả sẽ tạo động lực khuyến khích những cổ đông này gia tăng phần lợi nhuận giữ lại để tăng nguồn vốn kinh doanh cho các giai đoạn tiếp theo, và dĩ nhiên với nguồn vốn lớn sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Một ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu lớn là một căn cứ quan trọng để làm tăng uy tín của ngân hàng đó, tạo được niềm tin cho công chúng và do đó thu hút được nguồn vốn huy động lớn để tạo lợi nhuận.

Bên cạnh đó, các ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu lớn sẽ có nhu cầu vay mượn ít hơn do đó giảm chi phí trả lãi. Trong các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra mối quan hệ thuận giữa cơ cấu tài chính của ngân hàng với hiệu quả hoạt động của ngân hàng bao gồm: ở Mỹ (Berger, 1995), ở Châu Âu (Goddard và các cộng sự, 2004), 80 nền kinh tế công nghiệp mới nổi (Demirguc-Kunt, 1999).

Giả thuyết H3: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng ( + ).

Mối quan hệ giữ tỷ lệ chi phí trên thu nhập và hiệu quả hoạt động ngân hàng

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập là một trong các chỉ số tài chính quan trọng trong việc đánh giá hoạt động ngân hàng. Nó phản ánh dòng ngân lưu của ngân hàng, ngoài ra tỷ lệ này cũng thể hiện hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng, để tạo ra một đồng thu nhập thì ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Như vậy dễ dàng thấy được nếu tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng thấp và ngược lại. Đã có một số các tác giả đưa biến số này vào nghiên cứu của mình như Tunga và các cộng sự (2004), Gaganis và các cộng sự (2006) hay Ravi và Pramoth (2008).

Giả thuyết H4: Tỷ lệ chi phí trên thu nhập có quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng ( - ).

Mối quan hệ giữa tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản và hiệu quả hoạt động ngân hàng

Rủi ro thanh khoản, phát sinh từ việc không có khả năng đáp ứng việc trả nợ hoặc tăng tài trợ tài sản có của bảng cân đối kế toán, được xem là một yếu tố quyết định quan trọng của lợi nhuận ngân hàng. Rủi ro thanh khoản được xác định bằng tỷ số cho vay trên huy động (lending to deposit ratio). Tỷ số này càng cao thì càng gia tăng khả năng rủi ro tín dụng của ngân hàng. Trong khi đó các ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên huy động thấp thường có khả năng giảm thiểu rủi ro tín dụng, đa dạng hóa danh mục dịch vụ cung ứng cho khách hàng (Trương Quang Thông, 2010). Những khoản cho vay lớn sẽ đem lại doanh thu từ lãi cao nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro tổng thể cao hơn, bên cạnh đó chúng ta cũng biết rằng số khoản cho vay càng nhiều thì càng gia tăng chi phí thẩm định hồ sơ, chi phí dịch vụ và chi phí quản lý (Garcia – Herrero và các cộng sự, 2007). Tuy nhiên trong trường hợp ngân hàng đầu tư càng ít vào các tài sản có

tính thanh khoản cao chúng ta có thể mong đợi lợ i nhuận được cao hơn (Eichengreen và Gibson, 2001).

Giả thuyết H5: Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản có quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng ( + ).

Mối quan hệ giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Trên thị trường cho vay, đặc biệt là tín dụng cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp, tiềm ẩn rất rủi ro do đó sẽ có lợi nhuận kỳ vọng lớn hơn so với các tài sản khác của ngân hàng, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ. Do đó, các nhà đầu tư sẽ mong đợi một mối quan hệ thuận giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và lợi nhuận (Bourke, 1989). Bên cạnh đó cũng dễ dàng thấy được là nếu ngân hàng gia tăng các khoản cho vay từ nguồn huy động tức là hiệu quả sử dụng vốn huy động được gia tăng. Vì chúng ta cũng biết rằng nguồn vốn huy động là nguồn vốn tốn chi phí, đầu tiên là chi phí lãi vay, nếu không tận dụng tốt nguồn vốn này sẽ làm gia tăng chi phí của ngân hàng và đồng nghĩa với việc làm giảm hiệu quả hoạt động.

Giả thuyết H6: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng ( + ).

Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP và hiệu quả hoạt động ngân hàng

Tăng trưởng kinh tế có quan hệ chặt chẽ với hiệu quả hoạt động ngân hàng, một quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng, giá trị và sản lượng hàng hóa, dịch vụ của quốc gia đó tăng lên, thị trường cần có một lực lượng lao động sản xuất, phục vụ tương ứng với sản phẩm, dịch vụ tăng thêm, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, thị trường lao động trở nên năng động, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Giai đoạn này, ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạt động cho vay khi các doanh nghiệp cần vốn để tiếp tục sản xuất, mở rộng thị trường, hoặc cá

trường tiêu dùng, ngân hàng cũng khai thác tốt mảng tín dụng tiêu dung cá nhân do nhu cầu chi tiêu ngày càng cao của xã hội.

Đồng thời, khi các ngân hàng phát triển sẽ tác động trở lại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc giải ngân nhanh chóng cho các doanh nghiêp có nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất, quy trình giao dịch được cải tiến giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn. King và Levine (1993) đã chứng minh sự phát triển của thị trường tài chính nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình tăng trưởng GDP, tỷ lệ tích lũy vốn và cải thiện hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. Ngoài ra, các yếu tố cấu thành sự phát triển này cũng liên hệ mật thiết đến việc dự báo tỷ lệ tăng trưởng, tích lũy vốn và sử dụng vốn trong tương lai.

Giả thuyết H7: Tỷ lệ tăng trưởng GDP có quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng ( + ).

Mối quan hệ giữa lạm phát và hiệu quả hoạt động ngân hàng

Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, sẽ gây ra hiện tượng lạm phát. Khi lạm phát xảy ra việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống NHTM. Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện.

Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp cũng như người dân giao dịch hàng hóa, thanh toán trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt, trong điều kiện nền kinh tế

lạm phát tăng cao, khối lượng tiền mặt càng khan hiếm, vốn tiền thiếu, nhiều doanh nghiệp thực hiện mua chịu, bán chịu, công nợ thanh toán tăng, thoát ly ngoài hoạt động. Lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính – tín dụng.

Tuy nhiên, nếu tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, lạm phát thấp là điều kiện cần để nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng mong muốn, Lạm phát thấp sẽ tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó lạm phát thấp sẽ đảm bảo cho các cân đối kinh tế ổn định và tạo điều kiện tốt để thực hiện mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế.

Đồng thời lạm phát thấp, thị trường tiền tệ ổn định, tỷ giá ít biến động, áp lực trả nợ nước ngoài không tăng thêm do yếu tố tỷ giá, nợ công vì vậy sẽ có thể được giữ trong giới hạn an toàn, Chính phủ có thể chủ động trong công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển. Hơn nữa giá cả thấp sẽ khuyến khích tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng tư nhân từ đó làm tăng nhu cầu, yếu tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Do đó, tùy từng giai đoạn cụ thể mà lạm phát có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam.

Luận văn được nghiên cứu ở giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2017, tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn này tương đối thấp, trung bình đạt mức 6%, nên có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nói chung và hệ thống các ngân hàng trong nước nói riêng.

Giả thuyết H8: Tỷ lệ lạm phát cao có quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng ( - ). Tỷ lệ lạm phát thấp có quan hệ cùng chiều

3.5 Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)