Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 88 - 92)

Kết quả hồi quy cho thấy hiệu quả hoạt động ngân hàng (ROA) chịu tác động bởi độ tuổi ngân hàng, quy mô tổng tài sản, cấu trúc tài chính, tỷ lệ chi phí trên thu

INF .0263244 .0054064 4.87 0.000 .015728 .0369208 GDP .0631132 .0591074 1.07 0.286 -.0527352 .1789616 LAR .0094462 .0025914 3.65 0.000 .0043672 .0145252 DEPTA -.0023533 .0030282 -0.78 0.437 -.0082886 .0035819 CIR -.0227715 .0021832 -10.43 0.000 -.0270505 -.0184925 CAP .0670559 .0093095 7.20 0.000 .0488096 .0853022 ASSET .0069832 .0011769 5.93 0.000 .0046766 .0092898 AGE -.0006613 .0002314 -2.86 0.004 -.0011149 -.0002077 ROA Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] Prob > chi2 = 0.0000 Wald chi2(30) = 1135.76 Estimated coefficients = 31 Time periods = 7 Estimated autocorrelations = 1 Number of groups = 20 Estimated covariances = 20 Number of obs = 140

nhập và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, trong đó hiệu quả hoạt động có mối quan hệ cùng chiều với quy mô tổng tài sản (ASSET), cấu trúc tài chính (CAP), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LAR) và tỷ lệ lạm phát (INF), nhưng quan hệ ngược chiều với độ tuổi ngân hàng (AGE) và tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR).

Tuổi ngân hàng (AGE)

Tuổi của ngân hàng có quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng, với hệ số tác động - 0.0006313 cho thấy nếu các ngân hàng thời gian hoạt động của các ngân hàng tăng lên 1 đơn vị thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản sẽ giảm đi 0.0006313 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và ngược lại.

Mối quan hệ nghịch này cũng thể hiện là các ngân hàng có tuổi đời lâu hơn sẽ có khả năng quen với cung cách làm việc trước giờ của mình nên khó thay đổi để thích nghi với sự canh tranh hiện tại của thị trường. Tuy nhiên điều này lại tương đối phù hợp với hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam vì nhóm các ngân hàng có tuổi đời lớn đa phần là các NHNN chiếm cổ phần chi phối và được sự hậu thuẫn lớn từ Nhà nước. Vì vậy hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này chưa cao và không được nhanh nhạy bằng các ngân hàng mới ra đời sau này.

Quy mô tổng tài sản (ASSET)

Quy mô tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng, với hệ số tác động 0.0069832 điều này cho thấy nếu tài sản của ngân hàng tăng lên 1 đơn vị thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng cũng tăng tương ứng 0.0069832 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và ngược lại.

Điều này khá hợp lý, quy mô tài sản ngân hàng càng co, chứng tỏ ngân hàng có tiềm lực tài chính tốt, rủi ro phá sản thấp, tạo được uy tín chủ đầu tư và người gửi tiền, có nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh, mạng lưới giao dịch, khai thác tốt nhiều phân khúc khách hàng và tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP)

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều vớ hiệu quả hoạt động ngân hàng, với hệ số tác động 0.0670559, điều này có nghĩa là khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng 1 đơn vị thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản sẽ tăng 0.0670559 đơn vị tương ứng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và ngược lại.

Kết quả này giống với dự đoán của tác giả cũng như tương đồng với kết quả của tác giả Garza-Garcia (2011), trong nghiên cứu của mình tác giả này thu được kết quả 0,093 đối với biến số khi nghiên cứu cho các ngân hàng Mexico. Trước đó cũng có Demirguc-Kunt và Huizinga (1999) nghiên cứu cho các ngân hàng trên toàn thế giới và Bashir (2003) cũng có chung kết quả khi nghiên cứu cho các ngân hàng ở Trung Đông. Bên cạnh đó, Pasiouras và Kosmidou (2007) có kết quả tương tự với mẫu là các ngân hàng Châu Âu còn Zeitun (2012) thì áp dụng cho khu vực Vùng Vịnh. Việc tỷ lệ vốn chủ sở hữu có mối quan hệ thuận và có ý nghĩa thống kê với hiệu quả ngân hàng cho thấy rằng khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng lên sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn và việc gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư cho các dự án sinh lời của ngân hàng. Hơn nữa việc có một nguồn vốn lớn sẽ tạo thêm uy tín cho ngân hàng trong vấn đề huy động vốn và mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh.

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR)

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập có mối quan hệ nghịch chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng, với hệ số tác động -0.0227715, điều này cho thấy nếu tỷ lệ chi phí trên thu nhập tăng 1 đơn vị thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giảm 0.0227715 đơn vị tương ứng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và ngược lại.

Kết luận này phù hợp với mong đợi của tác giả và phù hợp với kết quả nghiên cứu của A. Burki và Niazi (2003). Hiệu quả sử dụng chi phí có tác động trực tiếp lên lợi nhuận của ngân hàng, chúng ta cũng thấy được ngân hàng nào có kế hoạch

tiết kiệm chi phí phù hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy yếu tố này tác động tương đối mạnh đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LAR)

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều vớ hiệu quả hoạt động ngân hàng, với hệ số tác động 0.0094462, điều này có nghĩa là khi tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tăng 1 đơn vị thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản sẽ tăng 0.0094462 đơn vị tương ứng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và ngược lại.

Điều này phù họp với nghiên cứu của Bourke (1989) các nhà nghiên cứu sẽ mong đợi một mối quan hệ thuận giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, khi ngân hàng gia tăng các khoản cho vay từ nguồn vốn huy động tức là hiệu quả sử dụng nguồn vốn được gia tăng.

Tỷ lệ lạm phát (INF)

Tỷ lệ lạm phát có mối quản hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng, với hệ số tác động là 0.0263244, khi tỷ lệ lạm phát tăng lên 1 đơn vị thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng lên 0.0263244 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và ngược lại.

Điều này hợp với lý thuyết xem xét ở chương trước, từ năm 2011 đến năm 2017 lạm phát ở Việt Nam được nhà nước kiểm soát tốt nên duy trì ở mức độ vừa phải, khi lạm phát tăng lên mức độ vừa phải điều đó cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng tốt, trong giai đoạn này, hoạt động của các ngân hàng có nhiều khởi sắc, kinh doanh hiệu quả hơn.

Chính sách điều hành của ngân hàng nhà nước

Trong mô hình hồi quy cho thấy tồn tại các yếu tố không đổi theo đối tượng, chỉ thay đổi theo thời gian (γt), điều này gây ra sự không đồng nhất giữa các thời điểm. Yếu tố này tồn tại khi có sự thay đổi trong chính sách điều hành kinh tế của

pháp, thể chế chính trị…điều này sẽ tác động đến tất cả các đối tượng đang nghiên cứu bất kể đặc điểm riêng của chúng như thế nào.

Điều nay phù hợp với thực tế khi ngày 1 tháng 3 năm 2012, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án 254/QĐ-TTg “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” nhằm lành mạnh hóa tình trạng tài chính và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, trong giai đoạn thực hiện đề án, ngân hàng nhà nước đã thắt chặt, kiểm soát chặt chẽ tình trạng cho vay của các ngân hàng, sáp nhập hoặc mua lại các ngân hàng yếu kém, giải quyết triệt để tình trạng nợ xấu, khi đề án kết thúc vào năm 2016 thì hoạt động ngân hàng trong nước có nhiều chuyển biến tích cực, ta có thể chứng minh cho vấn đề này khi tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE giảm trong giai đoạn những năm 2011 - 2015, đây là giai đoạn nhà nước tái cấu trúc, kiểm soát mạnh mẽ hoạt động của ngân hàng và tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thực sự khởi sắc từ năm 2016, 2017 khi đề án cơ cấu tổ chức tín dụng thực sự phát huy hiệu quả của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)