.4 Tỷ suất sinh lợi ROA và ROE từ năm 2011 đến năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 71 - 74)

Đơn vị tính: phần trăm (%)

Số quan sát Giá trị trung bình Giá trị lớn nhất Giả trị nhỏ nhất Độ lệch chuẩn ROA 140 0.0073 0.0254 0.0001 0.0055 ROE 140 0.0798 0.2682 0.0007 0.0604

Hình 4.1 Tỷ suất sinh lợi ROA và ROE từ năm 2011 đến năm 2017

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017 được đánh giá qua 2 chỉ tiêu: tỷ suất sinh lợi trền tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Đối với chỉ tiêu ROA, trên dữ liệu 140 mẫu quan sát, giá trị ROA trung bình thu được là 0.0073, điều này cho thấy cứ 1 đồng tài sản ngân hàng đưa vào hoạt động thì ngân hàng có thể tạo ra 0.0073 đồng lợi nhuận sau thuế, trong các mẫu quan sát, giá trị ROA lớn nhất là 0.0254 thuộc ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex vào năm 2011, ngược lại ngân hàng TMCP Bản Việt có giá trị ROA thấp nhất là với giá trị ROA cả năm chỉ đạt 0.0001 vào năm 2016, độ lệch chuẩn giữa các mẫu quan sát đạt 0.0055 cho thấy biên độ dao động ROA của các ngân hàng chưa lớn, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 2017 là tương đối đống đều. Xét theo từng năm, giá trị ROA trung bình của các ngân hàng bắt đầu xu hướng giảm vào năm 2011 và chạm đáy vào năm 2015 với giá trị chỉ đạt 0.00471 – thấp nhất trong các năm, tuy nhiên giá trị này tăng trưởng trở lại vào cuối năm 2016 và 2017 với tốc độ tăng lần lượt là 13.52% và 30.63%.

Đối với chỉ tiêu ROE, kết quả tính toán cho thấy giá trị trung bình ROE trong năm 2011 – 2017 đạt mức 0.0798, điều này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu ngân

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 ROA 0.0127 0.0088 0.0064 0.0060 0.0047 0.0053 0.0070 ROE 0.1295 0.0803 0.0646 0.0672 0.0581 0.0680 0.0910 0.0000 0.0200 0.0400 0.0600 0.0800 0.1000 0.1200 0.1400

hàng có thể đưa đi đầu tư tạo ra 0.0798 đồng lợi nhuận sau thuế, trong đó giá trị ROE cao nhất là ngân hàng TMCP Á Châu với ROE lên đến 0.2682 vào năm 2011, giá trị ROE thấp nhất là của ngân hàng TMCP Quốc Dân (Nam Việt cũ) vào năm 2012 với giá trị ROE chỉ đạt 0.0007, nhận thấy sự chênh lệch khá lớn giữa giá trị ROE lớn nhất và giá trị ROE thấp nhất, với độ lệch chuẩn là 0.0604 cho thấy hiệu quả sinh lợi do vốn chủ sở hữu mang lại giữa các ngân hàng là không đồng đều. Đánh giá từng năm, giá trị ROE trung bình của các ngân hàng từ năm 2011 đến cuối năm 2013 có sự giảm mạnh, năm 2014 chỉ tiêu này tăng nhẹ 4.03% so với năm 2013, và tiếp tục tăng mạnh đến cuối năm 2017 với tốc độ tăng trưởng lấn lượt là 16.93% và 33.86%.

4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017 hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017

Trên cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam được trình bày trong chương 2, luận văn tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội đối với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Trên thực tế, hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố khác nhau. Tuy nhiên luận văn chỉ đưa ra nghiên cứu các nhân tố vi mô bao gồm: Tuổi ngân hàng (AGE), quy mô tổng tài sản ngân hàng (ASSET), tỷ số chi phí trên doanh thu (CIR), rủi ro thanh khoản (DEPTA), rủi ro tín dụng (LAR) và cơ cấu vốn (CAP) cùng hai nhân tố vĩ mô là tỷ lệ tăng trưởng (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)