Phương pháp ước lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 61 - 63)

Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng (bao gồm việc ước lượng và kiểm định)

Phương pháp ước lượng được sử dụng trong luận văn này là phương pháp ước lượng cho dữ liệu bảng. đầu tiên tác giả sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu gộp (Pooled OLS), sau đó áp dụng nghiên cứu hai mô hình tác động ngẫu nhiên hai

cố định hai chiều – TWO WAY FEM (Two-way Fixed effects model), so sánh, đánh giá ý nghĩa thống kê của các mô hình nhằm lựa chọn mô hình phù hợp nhất. Đối với mô hình tác động cố định hai chiều và tác động ngẫu nhiên hai chiều, do không có phép toán kiểm định để lựa chọn, tác giả lựa chọn mô hình tối ưu nhất thông qua việc đánh giá đặc tính riêng của chủ thể trên nguyên tắc đảm bảo tính vững của mô hình.

Mô hình đúng

POLS FEM REM

Mô hình lựa chọn

POLS Ước lượng vững Ước lượng không vững Ước lượng vững FEM Ước lượng vững Ước lượng vững Ước lượng vững REM Ước lượng vững Ước lượng không vững Ước lượng vững Mô hình hồi quy gộp chỉ đơn giản là phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS). Tuy nhiên, phương pháp OLS này sẽ thích hợp nếu không có sự tồn tại các đặc điểm riêng. Theo Gujarati (2004), việc sử dụng phương pháp OLS bỏ qua bình diện không gian và thời gian của dữ liệu kết hợp, kết quả ước lượng có thể sẽ bị thiên lệch. Vì thế phương pháp ước lượng tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) sẽ phù hợp hơn vì không bỏ qua các đặc điểm riêng.

Mô hình FEM cho rằng mỗi thực thể (ngân hàng) đều có những đặc điểm riêng biệt, có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, có sự tương quan giữa phần dư của mỗi thực thể (có chứa các đặc điểm riêng) với các biến giải thích. Ngoài ra trong mô hình cũng tồn tại các yếu tố gây ra sự không đồng nhất tại các thời điểm, đây là các yếu tố không đổi theo đối tượng, chỉ thay đổi theo thời gian, mô hình FEM có thể kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian và không đổi theo đối tượng) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực (Net effects) của biến giải thích lên biến phụ thuộc. Các đặc điểm riêng biệt không đổi theo thời gian là đơn nhất đối với 1

thực thể và không tương quan với đặc điểm của các thực thể khác.

Mô hình REM sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (GLS). Phương pháp ước lượng này cho phép xem xét đến cơ cấu tương quan của phần dư trong mô hình REM.

Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, tác giả tiếp tục kiểm định đối với mô hình đã lựa chọn nhằm loại bỏ hiện tượng tự tương quan (kiểm định Wooldrigde test) và phương sai sai số thay đổi (kiểm định Modified Wald test) trong mô hình – đây chính là các khuyết tật làm mô hình mất đi tính hiệu quả của ước lượng và hệ số hồi quy sẽ không còn chính xác.

Hình 3.3 Quy trình ước lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)