Khái niệm, đặc điểm pháp luật thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 26 - 29)

1.2. Khái niệm pháp luật và thi hành pháp luật về thuế thu

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật thuế thu nhập cá nhân

1.2.1.1 Khái niệm pháp luật thuế thu nhập cá nhân

Pháp luật thuế TNCN cấu thành từ các Luật thuế nội dung – Luật thuế TNCN, Luật thuế thủ tục, Luật quản lý thuế và Luật cưỡng chế, tố tụng thuế.

Luật thuế TNCN bao gồm các qui định về chủ thể nộp thuế TNCN; Quy định về đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế TNCN; Quy định về thuế suất và biểu thuế suất thuế TNCN; Quy định về các trường hợp miễn, giảm, hoàn thuế TNCN;

Luật quản lý thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp và quản lý thuế TNCN.

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động và nội dung hoạt động của các chủ thể, đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế TNCN bao gồm các nhóm quan hệ sau:

Nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý thuế. Hoạt động quản lý thuế của các cơ quan có thẩm quyền bao gồm những nhóm hành vi cơ bản được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lý hành chính và thể hiện thông qua một loạt loại hành vi.

Nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN. Để đảm bảo việc nộp thuế TNCN đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, pháp luật thuế điều chỉnh những loại hành vi cơ bản sau đây của những đối tượng này.

Nhóm qui định về cưỡng chế, tố tụng thuế: bao gồm các quy định về thủ tục khiếu nại, giải quyết khiếu nại, khởi kiện và giải quyết vụ kiện hành chính về thuế TNCN.

Ở mỗi quốc gia khác nhau, Luật TNCN được xây dựng khác nhau tùy thuộc theo tính đặc thù của từng nước. Bởi vậy, giữa các nước khác nhau sẽ có sự khác biệt trong việc xác định thu nhập chịu thuế, thuế suất, các trường hợp được miễn giảm thuế.

Như vậy, pháp luật thuế TNCN là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong xác định số thuế phải nộp (chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế, căn cứ tính thuế, miễn giảm thuế…) và quan hệ thu,

nộp thuế giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và người nộp thuế nhằm hình thành nguồn thu ngân sách nhà nước.

1.2.1.2. Đặc điểm pháp luật thuế thu nhập cá nhân

Nghiên cứu về khái niệm pháp luật thuế thu nhập cá nhân, chúng ta có thể nhận thấy những đặc trưng cơ bản như sau:

Thứ nhất, là loại thuế đánh lên tất cả cá nhân có thu nhập chịu thuế. Vì

là lọai thuế trực thu nên người chịu thuế thường khó có thể chuyển gánh nặng về thuế cho người khác. Cho nên tâm lý của người chịu thuế thường nặng nề hơn khi thực hiện nghĩa vụ thuế này so với các loại thuế gián thu. Cần lưu ý là vai trò của người chi trả thu nhập khác với vai trò của người chịu thuế. Người chi trả thu nhập theo quy định của pháp luật là phải khấu trừ số thuế mà cá nhân có nghĩa vụ nộp cho nhà nước trước khi chi trả thu nhập.

Thứ hai, đối tượng tác động của pháp luật thuế TNCN rất rộng, chủ yếu

là các cá nhân có thu nhập không phân biệt là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú. Bên cạnh đó, pháp luật thuế TNCN còn tác động đến nhóm chủ thể là các cơ quản lý thuế và các cá nhân là công chức ngành thuế, các tổ chức cung ứng dịch vụ quản lý thuế (đại lý hải quan, đại lý thuế…)

Thứ ba, nội dung của pháp luật thuế TNCN có qui định về chế độ giảm

trừ gia cảnh. Đây là nhóm qui phạm đặc thù chỉ áp dụng đối với thuế TNCN mà không áp dụng với các loại thuế khác. Việc qui định chế độ này đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập và động viên một cách hợp lý thu nhập dân cư, phù hợp với khả năng chịu thuế của người nộp thuế TNCN. Ngoài ra, việc qui định chế độ giảm trừ gia cảnh này thể hiện rất rõ tính nhân văn của thuế TNCN.

Thứ tư, pháp luật thuế TNCN thể hiện nguyên tắc đánh thuế lũy tiến

theo mức độ thu nhập. Đây là đặc trưng đặc thù của thuế TNCN so với các loại thuế khác, ngay cả các loại thuế có cùng bản chất là thuế trực thu như thuế TNDN cũng không đánh thuế theo nguyên tắc này. Việc qui định nguyên

tắc đánh thuế này đã đảm bảo nguyên tắc công bằng và đảm bảo cân bằng lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế.

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)