Cấu trúc về pháp luật thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 33 - 48)

1.2. Khái niệm pháp luật và thi hành pháp luật về thuế thu

1.2.3. Cấu trúc về pháp luật thuế thu nhập cá nhân

1.2.3.1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân

Đối tượng chịu thuế TNCN và đối tượng không chịu thuế TNCN là một trong những nội dung của pháp luật thuế TNCN. Việc xác định chính xác đối tượng này sẽ góp phần xác định được những khoản chịu thuế để từ đó xác định mức thuế suất hợp lý.

Đối tượng chịu thuế TNCN chính là các khoản thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Thực tế cho thấy các khoản thu nhập

này rất đa dạng. Pháp luật thuế TNCN ở nước ta hiện nay có quy định rõ các khoản thu nhập phải chịu thuế,cụ thể:

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC, đối tượng nộp thuế TNCN bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú đáp ứng các điều kiện luật định. Cụ thể: Đối với cá nhân cư trú phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

Một là, có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên

Thời hạn 183 ngày có mặt tại Việt Nam tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam.Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú. Lưu ý: Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

Hai là, có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau

Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:

Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở. Thời hạn thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:

thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.

Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,… không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.

* Cá nhân không cư trú

Cá nhân không cư trú là những người không đáp ứng đủ điều kiện đối với cá nhân cư trú. Theo Luật thuế TNCN hiện hành thì đối tượng nộp thuế TNCN là những cá nhân bao gồm: cá nhân có quốc tịch Việt Nam kể cả cá nhân được cử đi công tác, lao động, học tập ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế; cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế, bao gồm người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

Như vậy, việc xác định cư trú hay không cư trú có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định nghĩa vụ kê khai, nộp thuế cũng như xác định mức thuế suất áp dụng đối với từng đối tượng có thu nhập khác nhau và thời gian cư trú khác nhau tại Việt Nam. Đây cũng là cơ sở cho việc thực hiện các hiệp định tránh đánh thuế hai lần được ký kết giữa nhà nước ta với các nước khác nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, các chuyên gia nước ngoài đồng thời khuyến khích họ đến kinh doanh và làm việc tại Việt Nam.

1.2.3.2. Phạm vi và thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

Phạm vi chịu thuế TNCN: Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 119/2014/

TT-BTC, phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế cụ thể như sau:

Đối với cá nhân cư trú

Thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.

Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ

Trường hợp này được quy định đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

Nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.

Đối với cá nhân không cư trú

Thu nhập chịu thuế của cá nhân không cư trú là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Thu nhập chịu thuế: Theo Luật thuế TNCN, cá nhân khi có thu nhập chịu thuế thì phải tính và nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, có những khoản thu nhập thì tính thuế TNCN có những khoản thu nhập thì được miễn thuế TNCN. Bắt buộc người tính thuế TNCN phải nắm rõ các quy định này để khi tính và quyết toán thuế TNCN cho đúng.

Pháp luật thuế TNCN ở nước ta hiện nay có quy định rõ các khoản thu nhập phải chịu thuế, cụ thể [28, Điều 3]:

* Đối với cá nhân cư trú

Theo quy định tại Điều 7, 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về căn cứ tính thuế TNCN như sau:

* Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh

Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú: Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%; Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%; Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%; Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%; Hoạt động kinh doanh khác: 1%.

* Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công :

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu nhập mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.

* Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn

Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn là tổng số các khoản thu nhập từ đầu tư vốn mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.

* Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn

Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật.

* Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản

Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.

Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá chuyển nhượng bất động sản.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

* Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng

Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.

* Thu nhập chịu thuế từ bản quyền

Thu nhập chịu thuế từ bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ bản quyền là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.

* Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại

Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng hợp đồng nhượng quyền thương mại. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.

* Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng

Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần phát sinh.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế được quy định như sau: Đối với thu nhập từ thừa kế là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thừa kế;

Đối với thu nhập từ quà tặng là thời điểm tổ chức, cá nhân tặng cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.

Ví dụ cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú: Năm 2015, ông D là công dân của Nhật Bản đến Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 05/3/2015 theo Hợp đồng làm việc tại Công ty X, đến ngày 25/11/2015 ông D kết thúc Hợp đồng làm việc tại Công ty X và rời Việt Nam. Hàng tháng ông D nhận được tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công (từ công ty tại Việt Nam và tại Nhật Bản trả) là 70 triệu đồng/tháng. Ông D không kê khai người phụ thuộc. Từ ngày 05/3/2015 đến 25/11/2015, ông D có mặt tại Việt Nam là 265 ngày. Như vậy, năm 2015 ông D là cá nhân cư trú tại Việt Nam. Trước khi rời Việt Nam ngày 25/11/2015, ông D thực hiện quyết toán thuế TNCN tại Việt Nam như sau:

Tổng thu nhập chịu thuế năm 2015: 70 triệu đồng x 9 tháng = 630 triệu đồng Khoản giảm trừ gia cảnh cho bản thân ông D năm 2015: 9 triệu đồng x 9 tháng = 81 triệu đồng.

Thu nhập tính thuế năm 2015: 630 triệu đồng - 81 triệu đồng = 549 triệu đồng.

Như vây, thu nhập tính thuế bình quân tháng năm 2015: 549 triệu đồng: 9 tháng = 61 triệu đồng.

* Giảm trừ gia cảnh: Theo Nghị quyết số 954/2020/UBTV/QH14 về

điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của Thuế thu nhập cá nhân ban hành ngày 2/6/2020 sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020 thì điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 điều 19 của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau: Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng [26, Điều 19, Khoản 1].

Điều kiện được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc: Người nộp thuế đã đăng ký thuế, được cấp mã số thuế. Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc kể từ khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm [3, Điều 9, Khoản 1]:

Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh.

Ví dụ 4: Từ tháng 01/2015 đến tháng 4/2015 bà E không có thu nhập

từ tiền lương, tiền công. Từ tháng 5/2015 đến tháng 12/2015 bà E có thu nhập từ tiền lương, tiền công do ký hợp đồng lao động trên 03 tháng tại Công ty A. Như vậy, trong năm 2015 bà E được tạm tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 5/2015 đến hết tháng 12/2015 (tương ứng với tháng có phát sinh thu nhập). Nếu bà E thực hiện quyết toán thuế thì bà E được tính giảm trừ cho bản thân đủ 12 tháng.

* Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo

Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:

Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;

Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học. Tổ chức, cơ sở và các quỹ trên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận.

1.2.3.3. Thu nhập được miễn thuế

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 33 - 48)