Một số kiến nghị khác

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 93 - 103)

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân

3.2.2. Một số kiến nghị khác

3.2.2.1. Thiết lập cơ chế giám sát đồng bộ

Phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hướng tới việc quản lý thu nhập của cá nhân qua hệ thống ngân hàng, có như vậy mới có thể kiểm soát được thu nhập cá nhân, đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ thuế TNCN cho ngân sách nhà nước.

Để nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế TNCN cần phải tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng của các ngành, các lĩnh vực có liên quan, trong đó, phải đề cao vai trò và thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc giám sát thu nhập, thanh tra kiểm tra thuế, xử lý vi phạm và cưỡng chế thuế. Với đặc trưng của thuế TNCN, trước hết, phải nói đến sự phối hợp giữa cơ quan thuế với BHXH, với ngân hàng và Kho bạc Nhà nước.

Giải pháp thứ nhất: Các qui định pháp luật nên cụ thể hóa hơn nữa về

vấn đề đưa công nghệ thông tin vào quy trình quản lý các loại thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân. Việc tăng cường sử dụng tin học để đơn giản hóa các công việc liên quan đến thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế là việc làm cần thiết để tiết kiệm thời gian, công sức của người nộp thuế. Việc lưu giữ thông tin cá nhân, tạo ra một mạng lưới các thông tin liên quan và khả năng kết nối các thông tin này nhờ công nghệ thông tin giống như mô hình một số quốc gia phát triển sẽ tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý thuế khi thi hành pháp luật quản lý thuế. Nếu giảm bớt chi phí quản lý thuế được một phần thì cũng đồng nghĩa với việc nguồn thu ngân sách tăng lên gấp đôi.

Giải pháp thứ hai: Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các khoản

thu nhập không được phản ánh trên các sổ sách, chứng từ kế toán của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, mở rộng diện khoán thuế TNCN để nâng cao hiệu quả quản lý đối với những cá nhân có thu nhập cao nhưng khó kiểm soát đầu vào, đầu ra.

Giải pháp thứ ba: Để thuận tiện cho việc kê khai, nộp thuế, miễn thuế,

giảm thuế, hoàn thuế… được thuận lợi thì bản thân các quy định phải chuẩn mực hơn nữa. Sự chuẩn mực khởi nguồn từ kỹ thuật lập pháp, thể hiện ở chỗ: ngôn từ dễ hiểu, dễ nắm bắt, từ đó mới dễ thực hiện. Thực hiện công tác rà soát văn bản thường xuyên để bãi bỏ những văn bản lạc hậu, sửa đổi, bổ sung những quy định sát với thực tế và ban hành mới những quy định phù hợp hơn với nội tại nền kinh tế quốc gia, thu nhập bình quân đầu người là việc làm rất cần thiết.

Giải pháp thứ tư: Cần xây dựng hệ thống hỗ trợ tư vấn thuế miễn phí

qua điện thoại, truyền hình để người dân dễ tiếp cận các thông tin cơ bản nhất, qua đó giúp dần dần hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật thuế; Cần liên kết doanh nghiệp tư vấn thành một mạng lưới dày đặc và hoạt động hiệu quả hơn nữa. Để hình thành các loại doanh nghiệp tư vấn thuế, cần gỡ bỏ những điều kiện chặt chẽ hiện nay, giúp cho loại hình doanh nghiệp này có môi trường thông thoáng để phát triển. Hơn thế, phải tăng cường công tác tuyên truyền Luật thuế TNCN trên các phương tiện truyền thông để mọi người trong xã hội hiểu rõ được ý nghĩa, vai trò của hệ thống thuế nói chung, thuế TNCN nói riêng đối với sự phát triển của xã hội, rằng nộp thuế hôm nay tức là phát triển và phúc lợi cho cả hôm nay và cho cả tương lai.

3.2.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành thuế thu nhập cá nhân tự động

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý không chỉ giúp giảm thiểu chi phí quản lý hành chính đối với hoạt động quản lý thuế TNCN mà

còn giảm thiểu các hoạt động hành chính khác, rút gọn quy trình quản lý. Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp cơ quan thuế quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn đối với người nộp thuế, tránh các rủi ro trốn thuế, tạo sự công bằng trong hệ thống quản lý thuế; giúp cơ quan quản lý thuế có thể tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế đúng đối tượng, giảm chi phí phục vụ thanh tra, kiểm tra thuế TNCN. Hệ thống thông tin điện tử cho phép các cơ quan quản lý thuế có thể nắm rõ thông tin của doanh nghiệp, trên cơ sở đó hạn chế rủi ro gian lận và trốn thuế, đặc biệt là hiện tượng phát hành hóa đơn khống.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào thi hành thuế TNCN cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý thuế có thể phối hợp tốt hơn với các cơ quan quản lý khác như Kho bạc, Ngân hàng thương mại, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN; tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân có thể kê khai, nộp thuế TNCN tự động nhanh chóng, an toàn hơn. Bên cạnh đó, việc xây dựng cổng thông tin điện tử sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, minh bạch hóa các thông tin, quy định về thuế TNCN; tạo điều kiện thuận lợi cho việc kê khai thuế, hỗ trợ thuế điện tử.

Chính phủ cần sớm hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý và dự án Chính phủ điện tử. Hệ thống thông tin điện tử và hệ thống quản lý điện tử sẽ nâng cao hiệu quả quản lý nói chung và hệ thống quản lý thuế nói riêng. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý thuế có thể phối hợp tốt hơn với các cơ quan quản lý khác như Kho bạc, Hải quan, hệ thống Ngân hàng thương mại, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế; tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế có thể kê khai, nộp thuế điện tử dễ dàng, an toàn hơn.

Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến để người nộp thuế biết về lợi ích và cách thức của việc lập tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế theo hướng dẫn tại công văn số 377/TCT-DNNCN ngày 05/2/2021 của

Tổng cục Thuế, đặc biệt lợi ích thiết thực của việc nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN theo phương thức điện tử mà không phải nộp hồ sơ giấy tới cơ quan thuế. Việc nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN theo phương thức điện tử sẽ làm giảm số lượng cá nhân người nộp thuế đến thực hiện quyết toán thuế trực tiếp tại cơ quan thuế, qua đó góp phần tiết kiệm chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho người nộp thuế và cơ quan thuế.

Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn tại công văn số 377/TCT-DNNCN ngày 05/2/2021 của Tổng cục Thuế về việc đẩy mạnh tổ chức triển khai cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử trong lĩnh vực thuế đối với cá nhân và công văn số 6372/CTHN-TTHT ngày 02/3/2021 của Cục thuế tỉnh Đồng Tháp về việc triển khai tăng cường hỗ trợ người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế năm 2020; lấy việc triển khai cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử cho cá nhân là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tiếp nhận hồ sơ quyết toán thuế, qua đó thể hiện sự nỗ lực cải cách hành chính của Chi cục Thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thông qua việc cung cấp các dịch vụ thuế điện tử.

Với hệ thống thông tin quản lý có sự liên kết giữa các bộ ngành, sẽ giúp cơ quan quản lý có thông tin đầy đủ về người nộp thuế, tránh rủi ro trốn thuế. Ví dụ như liên kết với hệ thống thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ giúp cơ quan quản lý thuế nắm được thông tin của người nộp thuế sở hữu bất động sản từ đó tránh được các rủi ro trốn thuế chuyển nhượng bất động sản.

Bên cạnh đó, hệ thống quản lý điện tử từ Trung ương tới địa phương sẽ giảm thiểu được chi phí quản lý hành chính, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý. Với hệ thống quản lý điện tử, thông tin quản lý từ Trung ương tới địa phương sẽ được truyền đi nhanh hơn. Điều đó sẽ góp phần giảm thiểu thời gian giải quyết khiếu nại, hoàn thuế TNCN.

Kết luận chƣơng 3

Hệ thống chính sách thuế TNCN của Việt Nam hiện nay dù đã có nhiều quy định thay đổi phù hợp với thực tiễn áp dụng và thi hành thuế TNCN. Tuy nhiên những quy định về áp dụng thuế TNCN vẫn còn tồn tại những bất cập gây khó khăn trong công tác áp dụng và thi hành thuế TNCN. Vì vậy để hỗ trợ cá nhân, chính sách thuế của Việt Nam cần có những quy định cụ thể về cơ chế áp dụng và thi hành thuế TNCN.

Trước thực trạng đó, luận văn đề xuất một số định hướng hoàn thiện công tác thi hành thuế TNCN chủ thể nộp thuế, thu nhập chịu thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về thuế và hoàn thiện pháp luật thuế TNCN, thanh tra kiểm tra thi hành thuế TNCN như xây dựng ngưỡng thuế, áp dụng phương pháp tính thuế giản đơn, ưu đãi thuế suất thuế TNCN; tuyên truyền phổ biến thuế TNCN, ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành thuế TNCN. Trong đó đặc biệt quan trọng là giải pháp giảm trừ gia cảnh, ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành thuế thu nhập cá nhân tự động. Tuy nhiên để công tác thi hành thuế TNCN hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp trong việc tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế TNCN. Giúp người nộp thuế hiểu rõ được trách nhiệm và quyền lợi khi nộp thuế. Có như vậy thì hiệu quả thi hành thuế TNCN ở nước mới tăng lên, từ đó nâng cao hiệu quả thi hành thuế TNCN góp phần tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước. Để những nội dung hoàn thiện trên có thể phát huy hết hiệu quả trong việc thi hành thuế TNCN nói chung và tại tỉnh Đồng Tháp nói riêng.

KẾT LUẬN

Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước, thuế vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, vừa là công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu phổ biến và cơ bản trong các nền kinh tế thị trường.Thuế TNCN cũng đóng một vai trò đáng kể trong nguồn thu ngân sách và là nghĩa vụ của tất cả những người lao động trên lãnh thổ Việt Nam. Thuế TNCN điều tiết thu nhập cá nhân, thể hiện rõ nghĩa vụ của công dân đối với đất nước và được căn cứ trên các nguyên tắc: lợi ích, công bằng và khả năng nộp thuế.

Ở nước ta hiện nay, công tác thi hành thuế nói chung và thi hành thuế thu nhập cá nhân nói riêng còn nhiều hạn chế. Nếu chúng ta không sớm khắc phục những hạn chế này thì sẽ gặp rất nhiều bất lợi trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế toàn cầu. Chính vì thế, công tác thi hành Pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam cần phải được hoàn thiện để đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã đi từ lý luận đến thực tiễn phân tích khái quát một cách hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về thi hành thuế TNCN cũng như pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam để làm nổi bật lên vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề thi hành thuế thu nhập cá nhân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn đưa ra những nhận xét cụ thể về ưu, nhược điểm của pháp luật Việt Nam về thi hành thuế thu nhập cá nhân. Kế thừa các quy định về thuế thu nhập cá nhân trước đây, trên cơ sở đó, luận văn mạnh dạn đề xuất những giải pháp cụ thể để hoàn thiện hơn nữa pháp luật thuế thu nhập, cũng như giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Đổi mới công tác thi hành thuế TNCN trong điều kiện hiện nay, không chỉ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế mà còn là công cụ vững chắc

giúp Việt Nam có điều kiện ứng phó với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Thuế TNCN là chính sách thuế chịu sự ảnh hưởng trực tiếp bởi tác động mạnh mẽ của hội nhập kinh tế quốc tế, do đó, cần cải tiến, hoàn thiện chính sách thuế hướng tới đảm bảo nguồn thu ngân sách. Đồng thời đảm bảo công bằng, bình đẳng cho cá nhân trong xã hội, khuyến khích sản xuất kinh doanh nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, việc cải cách chính sách thi hành thuế TNCN thông qua mở rộng, bao quát các đối tượng nộp thuế phát sinh, điều chỉnh cắt giảm thuế suất theo lộ trình, công khai, minh bạch, rõ ràng, … sẽ đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước và tạo sự công bằng trong xã hội.

Trong quá trình lần đầu tiên tác giả thực hiện luận văn Thạc sĩ luật học nên không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định vì vậy tác giả mong được sự đóng góp chân thành từ Qúy Thầy cô và các bạn Học viên để luận văn của tác giả được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Ai (2004), Giáo trình thuế, Nxb Tài chính.

2. Bộ Tài Chính (1990), Quyết định số 314/TC/QĐ-TCCB ngày 21/8/1990

V/v Thành lập Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 111/2013/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân;, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2015), Nghị định số 14/VBHN-BTC ngày 26/ tháng 5/ năm

2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/ tháng 6/ năm 2015 hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 05/VBHN-BTC ngày 14/03/2016 hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân;, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội.

7. Chính phủ (2013), Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/ tháng 6/ năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội.

8. Chính phủ (2015), Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/ tháng 02/ năm

2015 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 93 - 103)