Quản lý chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 64 - 67)

2.1. Khái quát về tỉnh Đồng Tháp và tổ chức thu thuế ở Đồng Tháp

2.2.1. Quản lý chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế

Thuế TNCN có diện chịu thuế rộng và không ổn định do vậy đòi hỏi cơ quan thuế phải nâng cao khả năng kiểm soát thu nhập của đối tượng nộp thuế TNCN. Thực hiện tốt quản lý tốt thuế TNCN sẽ giúp cơ quan thuế có thể nắm bắt được tình hình thu nhập của các cá nhân trong xã hội, từ đó có những điều chỉnh đối với chính sách thuế TNCN phù hợp điều kiện của đối tượng nộp thuế nói riêng và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đảm bảo tính khả thi ngày càng cao của pháp luật thuế TNCN. Qua đó, chủ thể nộp thuế sẽ tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, trong đó mỗi cá nhân, công dân đều sẵn sàng thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội nâng cao ý thức của người nộp thuế.

Đối tượng chịu thuế TNCN và đối tượng không chịu thuế TNCN là một trong những nội dung cốt lõi của pháp luật thuế TNCN. Việc xác định chính xác đối tượng này sẽ góp phần xác định được những khoản chịu thuế để từ đó xác định mức thuế suất hợp lý. Đối tượng chịu thuế TNCN chính là các khoản thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Thực tế cho thấy khoản thu nhập này rất đa dạng.. Như vậy, ngay trong qui định về đối tượng nộp thuế cũng đã thể hiện được tính công bằng khi phân chia đối tượng cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Xuất phát từ nguyên tắc đánh thuế theo lãnh thổ và đánh thuế theo thu nhập phát sinh, việc Luật “Thuế thu nhập cá nhân phân chia

hai đối tượng này hoàn toàn hợp lý và phù hợp với quy định của các nước trên thế giới như Malaysia, Indonesia… cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tránh đánh thuế nhiều lần đối với cùng một thu nhập” [14, tr. 3].

Trước đây, việc quản lý thuế TNCN ở nước ta còn nhiều hạn chế, hiện nay, Nhà nước quản lý thuế TNCN bằng cách cấp cho cá nhân được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Đồng thời, người phụ thuộc của cá nhân cũng được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời cũng là mã số thuế của cá nhân khi cá nhân phát sinh nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Người nộp thuế sử dụng mã số thuế để thực hiện khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và thực hiện các thủ tục về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách Nhà nước.

Thực hiện Luật quản lý thuế, việc chấp hành đăng ký thuế TNCN của chủ thể nộp thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có nhiều chuyển biến tích cực thể hiện nhiều điểm tiến bộ so với trước đây, chẳng hạn như: Trước đây, người phụ thuộc sẽ không có MST nhưng nay, căn cứ vào hồ sơ kê khai người phụ thuộc, Cục thuế đã chủ động cấp MST cho người phụ thuộc để sử dụng suốt đời. Trong 6 tháng cuối năm 2019, toàn tỉnh đã cấp được hơn 17 ngàn mã số thuế cá nhân. Tính đến nay Cục thuế tỉnh Đồng Tháp đã cấp 489.198 mã số thuế cá nhân; trong đó hộ cá nhân kinh doanh là 7.490 mã số thuế; cá nhân làm công hưởng lương là 107.796 mã số thuế.

Số thu từ thuế thu nhập cá nhân luôn hoàn thành vượt mức dự toán được giao, năm sau cao hơn năm trước và ngày càng chiếm tỷ trọng khá trong tổng thu ngân sách, đến năm 2019 chiếm trên 5,43 % tổng thu toàn tỉnh, tỷ trọng này cao hơn thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ các tổ chức, doanh nghiệp [14, tr. 3]. Điều này đã hạn chế tình trạng khai báo gian lận người phụ thuộc trong kê khai giảm trừ gia cảnh Cục thuế tỉnh đang áp dụng ngày càng rộng rãi việc đăng ký thuế điện tử từ thí điểm tới mở rộng phạm vi áp dụng

toàn tỉnh theo hướng dẫn tại Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế, Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/07/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế v.v..

Tuy nhiên, việc quản lý đối tượng nộp thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:

(i) Chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân không tác động đồng đều đến các đối tượng được áp dụng do việc cấp Mã số thuế TNCN biến động thường xuyên trong năm nên rất khó khăn trong nắm bắt, quản lý đối tượng nộp thuế TNCN.

(ii) Hiện có một bộ phận rất lớn người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hoạt động sản xuất kinh doanh tự do, không thực hiện luân chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng, cơ quan thuế không thể kiểm soát được thu nhập của họ là bao nhiêu để đánh thuế. Luật thuế TNCN do đó chỉ đánh thuế đối với những người làm công ăn lương, cán bộ công chức. Điều đó dẫn đến những bất bình đẳng trong việc đóng thuế, đi ngược lại mục đích của luật là phân phối thu nhập, giảm khoảng cách giàu nghèo. Trong điều kiện cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội của nước ta còn thấp, các chính sách an sinh xã hội, qui định pháp lý về thanh toán, kiểm soát nguồn thu chưa đồng bộ, người dân trên địa bàn tỉnh có thói quen sử dụng tiền mặt trong sinh hoạt thì tính khả thi của Luật thuế TNCN sẽ bị hạn chế.

(iii) Trường hợp cá nhân, hộ gia đình kinh doanh (online) trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã và đang không tự giác thực hiện nghĩa vụ đăng ký thuế thu nhập cá nhân v.v.. Bên cạnh đó, hiện nay có một số khoản thu nhập khó có thể thống kê được từ các đối tượng có thu nhập cao và nhiều nguồn phát sinh từ các đại lý như: đại lý bảo hiểm, đại lý bưu điện, đại lý mỹ phẩm, đại lý dược… nếu không có đăng ký kinh doanh thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân thay vì nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như hiện nay.

không đồng nhất, gồm cả tiền công, tiền lương của người lao động và lãi của nhà kinh doanh, nhà đầu tư,… Chính sách và biện pháp thực hiện phải rất thận trọng để tránh những sai sót không đáng có, gây ra những hiệu ứng bất lợi từ xã hội. Do đó, để một chính sách có thể thực hiện, cần phải có biện pháp triển khai khả thi, chi tiết, cụ thể và có sức thuyết phục hơn trong việc xác định đối tượng nộp thuế TNCN cũng như sự công bằng đối với các chủ thể.

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)