Xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 80 - 83)

Công tác xử lý vi phạm là một chức năng cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện các chức năng quản lý nhà nước. Công tác xử lí vi phạm nói chung và công tác xử lý vi phạm về thuế TNCN nói riêng có vai trò quan trọng, góp phần phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế, ngăn ngừa các mặt tiêu cực làm ổn định tình hình kinh tế, chính trị, tăng kỷ cương, công bằng xã hội.

Từ khi thực hiện Luật quản lý thuế năm 2019, công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế TNCN đã đạt được những bước phát triển nhất định, đặc biệt gần đây nhất từ năm 2016 đến nay, công tác này cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Kết quả 6 tháng đầu năm 2019, Cục thuế đã xử lý vi phạm nghĩa vụ nộp thuế TNCN đối với 68 trường hợp; số thuế xử lý tăng thu qua xử lý vi phạm là 1,27 tỷ đồng; giảm khấu trừ 1,18 tỷ đồng; giảm lỗ 1,18 tỷ đồng [14, tr. 2].

Công tác xử lý vi phạm thuế TNCN tại Cục thuế tỉnh Đồng Tháp đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên một số hồ sơ xử lý chưa sâu, xử lý chưa triệt để dẫn đến hiệu quả đạt được chưa cao. Công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế có số thuế truy thu sau kiểm tra một số cuộc còn thấp.

Việc xử lý vi phạm về thuế chưa được đặt đúng tầm, chưa phù hợp với trình độ dân trí còn thấp, nhận thức pháp luật chưa cao. Các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân chưa đề cao trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với Cục thuế trong công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân.

Sự phối hợp với các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan Công an, xuất nhập cảnh... trong việc quản lý đối tượng, quản lý thu nhập đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chưa đảm bảo thường xuyên, liên tục.

tác thanh, kiểm tra thuế song vẫn còn gặp một số vướng mắc. Điển hình như: Phần mềm Phân tích thông tin rủi ro của người nộp thuế mặc dù cơ quan thuế đã hỗ trợ cho công tác xây dựng kế hoạch thanh tra nhưng việc kết xuất dữ liệu lại mất khá nhiều thời gian và phải kéo dữ liệu theo từng địa bàn quản lý; Việc đánh giá rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra mới chỉ dựa trên thông tin nội bộ ngành, chưa có sự kết nối thông tin bên ngoài…

Bên cạnh đó, còn nhiều cuộc thanh, kiểm tra thời gian bị kéo dài, còn tồn một số quyết định thanh tra còn dở dang năm trước chuyển sang chưa được giải quyết kịp thời; còn tồn tại các hồ sơ phối hợp với các cơ quan công an, cơ quan hữu quan chưa được giải quyết dứt điểm. Chất lượng nguồn nhân lực làm công tác thanh, kiểm tra chưa đồng đều…

Những tồn tại, hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng có thể tựu chung tại một số nguyên nhân và một số yêu cầu đặt ra như sau:

Trình độ chuyên môn của cán bộ thuế ở cấp cơ sở còn thấp. Nhiều cán bộ chưa nắm được kiến thức cơ bản về luật thuế ngay trong lĩnh vực chuyên môn mình đảm nhận. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư, điều kiện vật chất của ngành thuế còn lạc hậu. Cơ sở làm việc không đảm bảo, hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý chưa được nâng cấp.

Việc trao đổi thông tin giữa các ngành thuế với các ngành liên quan chưa chặt chẽ, không đầy đủ làm giảm tính khả thi, chính xác và hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế TNCN.

Ở nước ta hiện nay, quá trình thanh toán tiền bằng tiền mặt vẫn là chủ yếu nên đã gây khó khăn cho cán bộ thuế trong công tác kiểm tra thu nhập của đối tượng lao động. Cơ quan thuế khó có thể xác minh và thẩm tra những kê khai về thu nhập của đối tượng nộp thuế TNCN một khi thu nhập người lao động dưới hình thức tiền mặt, không có một chứng từ nào xác nhận việc thanh toán. Trong khi đó các khoản thu nhập lại rất không ổn định.

Kết luận chƣơng 2

Nội dung chương 2 đã tập trung vào việc phân tích vào 02 nội dung chính là Tổng quan về Cục thuế tỉnh Đồng Tháp, thực tiễn thi hành thuế thu nhập cá nhân và thực trạng công tác thi hành thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Đồng Tháp.

Qua nội dung nghiên cứu chương 2, Người viết nhận thấy rằng:

Thực tiễn áp dụng qui định pháp luật thuế thu nhập cá nhân còn nhiều vướng mắc về qui định quản lý chủ thể nộp thuế, thu nhập chịu thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về thuế. Mặc dù, Luật thuế TNCN sửa đổi bổ sung và Luật Quản lý thuế 2019 cùng các văn bản Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã thể hiện bước tiến bộ trong việc qui định về thi hành thuế TNCN và quản lý thuế, tuy nhiên thực tiễn áp dụng các qui định pháp luật thuế TNCN vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định gây khó khăn trong công tác quản lý và thi hành đối với loại thuế có tính chất phức tạp này.

Nghiên cứu chương 2 luận văn đã chỉ rõ việc hoàn thiện pháp luật thuế TNCN là cần thiết trong bối cảnh Nhà nước ta đang trong quá trình xây dựng một mô hình thu thuế cá nhân hiện đại, đảm bảo nhiều mục tiêu: thu ngân sách, kiểm soát thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội. Thực hiện hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra sự bất bình đẳng trong nghĩa vụ nộp thuế cũng như môi trường kinh doanh trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Để đạt đến mục tiêu này, trước hết Nhà nước cần có những giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế TNCN cũng như nâng cao công tác quản lý thuế thực sự hiệu quả thông suốt toàn hệ thống. Những nội dung này sẽ được tác giả nghiên cứu ở Chương 3 luận văn.

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 80 - 83)