1.2. Khái niệm pháp luật và thi hành pháp luật về thuế thu
1.2.2. Pháp luật về thi hành thuế thu nhập cá nhân
1.2.2.1. Khái niệm về thi hành pháp luật thuế thu nhập cá nhân
Theo cách hiểu thông thường, thi hành là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và có định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định.
Theo, từ điển Tiếng Việt năm 2013 định nghĩa “thi hành” là “chú ý theo sát từng hoạt động, từng diễn biến để biết rất rõ hoặc có sự ứng phó, xử lý kịp thời” [39, tr. 323].
Nội hàm khái niệm thi hành pháp luật là tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thi hành thuế TNCN và pháp luật về thi hành thuế TNCN; thanh tra, kiểm tra công tác thi hành thuế TNCN; ban hành văn bản pháp luật, kế hoạch triển khai thực hiện; phổ biến, giáo dục pháp luật. Với nội hàm này của khái niệm thi hành pháp luật, thì theo dõi thi hành pháp luật thuế TNCN sẽ bao gồm các hoạt động nhằm theo sát, nắm bắt được toàn bộ quá trình triển khai, tổ chức thực hiện đưa pháp luật thuế TNCN vào thực thi trong đời sống xã hội để xử lý, khắc phục kịp thời các vấn đề bất cập, hạn chế phát sinh. Cụ thể việc theo dõi thi hành pháp luật sẽ bao gồm việc theo dõi quá trình tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thi hành thuế TNCN và pháp luật về thi hành thuế TNCN; theo dõi quá trình thanh tra, kiểm tra thuế TNCN; theo dõi tình hình ban hành văn bản pháp luật, kế hoạch để thực hiện; việc áp dụng pháp luật thuế TNCN.
Chủ thể theo dõi thi hành pháp luật có thể là các cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương bao gồm Tổng Cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế và người dân sẽ xem xét, đánh giá quá trình thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào
cuộc sống, đồng thời kiến nghị các biện pháp, giải pháp nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, bất cập trong quá trình thực thi cũng như nâng cao hiệu quả việc thi hành pháp luật TNCN.
Xuất phát từ phân tích trên, có thể hiểu khái niệm theo dõi thi hành pháp luật như sau: “Thi hành pháp luật thuế TNCN là hoạt động theo dõi, xem xét, đánh giá cảu các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với quá trình tổ chức thi hành pháp luật về thuế TNCN của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền, nhằm phát hiện những vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tiễn triển khai thi hành pháp luật thuế TNCN và kiến nghị các giải pháp khắc phục, tháo gỡ để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật thuế TNCN và hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế nói chung”.
Từ khái niệm nêu trên, tác giả nhận thấy có thể hiểu khái niệm thi hành thuế theo nghĩa rộng (gắn với quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế, trong đó có thuế TNCN) và cũng có thể hiểu quản lý thuế trong phạm vi hẹp (quản lý thuế TNCN của cơ quan quản lý thuế trực tiếp).
Về vai trò của công tác theo dõi thi hành pháp luật, hay nói một cách khác sự cần thiết khách quan của công tác theo dõi thi hành pháp luật trong giai đoạn hiện nay được thể hiện cụ thể ở các mặt sau:
- Tăng cường tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho ngân sách nhà nước trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Thuế thu nhập cá nhân chiếm tỉ trọng chủ yếu trong số thu ngân sách nhà nước ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, làm tốt công tác thi hành thuế thu nhập nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng sẽ có tác dụng lớn trong việc tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, thuế thu nhập cá nhân tác động trực tiếp đến thu nhập của các cá nhân, có thể làm giảm nỗ lực làm việc và gây nên các phản ứng ngay lập tức từ phía chịu thuế như hành vi trốn thuế... Để tăng cường và ổn định số
thu ngân sách nhà nước trong tương lai, công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng cần được chú ý để duy trì và phát triển cơ sở tạo nguồn thu thuế thu nhập của các cá nhân.
Góp phần tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế và dân cư Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước thông qua công cụ luật pháp để tác động vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Ý thức chấp hành luật pháp của các tổ chức kinh tế và dân cư sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện những tác động này. Qua công tác tổ chức thực hiện và thanh tra việc chấp hành các luật thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng, cùng với việc tăng cường tính p háp chế của chính sách thuế này, ý thức chấp hành chính sách thuế sẽ được nâng cao, từ đó tạo thói quen “sống và làm việc theo pháp luật” Từ đó, người dân sẽ nhận thức được rõ hơn về nghĩa vụ nộp thuế của mình. Chính vì vậy, họ sẽ có ý thức rõ ràng hơn về tính pháp chế của chính sách thuế, từ đó nâng cao ý thức chấp hành chính sách này.
1.2.2.2. Nội dung công tác thi hành thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động và nội dung hoạt động của các chủ thể, đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế TNCN bao gồm các nhóm quan hệ sau:
Nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý thuế. Hoạt động quản lý thuế của các cơ quan có thẩm quyềnbao gồm những nhóm hành vi cơ bản được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lý hành chính và thể hiện thông qua một loạt loại hành vi.
Nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN. Để đảm bảo việc nộp thuế TNCN đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, pháp luật thuế điều chỉnh những loại hành vi cơ bản sau đây của những đối tượng này.
Nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm và khiếu nại về thuế TNCN.
Ở mỗi quốc gia khác nhau, Luật TNCN được xây dựng khác nhau tùy thuộc theo tính đặc thù của từng nước. Bởi vậy, giữa các nước khác nhau sẽ có sự khác biệt trong việc xác định thu nhập chịu thuế, thuế suất, các trường hợp được miễn giảm thuế.
Cụ thể, nội dung của công tác thi hành thuế thu nhập cá nhân bao gồm các nội dung sau:
Ban hành chính sách thuế thu nhập cá nhân: Đây là công việc thuộc lĩnh vực lập pháp. Việc ban hành chính sách thuế thu nhập cá nhân sẽ tạo ra những quy định pháp luật làm cơ sở để tính và thu thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời, ban hành chính sách cũng đưa ra những căn cứ để kiểm tra, thanh tra, và áp dụng các chế tài đối với quá trình tính và thu này. Để mỗi người dân đều sống và làm việc theo pháp luật thì trước hết, nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng văn bản pháp luật nói chung là phải đơn giản, rõ ràng và chặt chẽ. Văn bản pháp luật về thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng thì sắc thuế thu nhập cá nhân khá phức tạp nên quy định của luật cần đảm bảo được các yêu cầu về tính đơn giản, rõ ràng và chặt chẽ để hạn chế hành vi trốn thuế của các đối tượng nộp thuế thực hiện nguyên tắc công bằng bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế. Điều này cũng giúp tiết kiệm các chi phí trong quản lý thuế nói chung.
Bên cạnh đó, quy định trong chính sách thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo được yêu cầu đặt ra trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và đảm bảo tính công bằng đối với cả người nộp thuế và xã hội. Thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò phân phối lại thu nhập trong xã hội, giảm bớt sự cách biệt quá lớn về mức sống giữa các cá nhân trong xã hội nhưng cũng cần động viên sự phấn đấu làm việc của người lao động. Các quy định phải đảm bảo cho thu nhập thực tế sau khi nộp thuế của các đối tượng nộp thuế tương xứng với công sức lao động và sự đóng góp của họ.
Ngoài yêu cầu cơ bản trên, để đảm bảo chính sách thuế thu nhập cá nhân phát huy hiệu quả cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quá trình triển khai thực hiện, bao gồm: Phát triển mạnh hệ thống thanh toán qua ngân hàng, không dùng tiền mặt bằng các phương pháp bắt buộc và khuyến khích tự nguyện; cải tiến và hoàn thiện chế độ kế toán, thống kê, thông tin, báo cáo để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân, đặc biệt đối với cá nhân, hộ gia đình tự doanh; Phát triển hệ thống dịch vụ kế toán, tư vấn, kê khai thuế chuyên nghiệp; Tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức cá nhân có liên quan.
Như vậy, nội dung của công tác thi hành thuế thu nhập cá nhân sẽ thể hiện vai trò và thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc kiểm tra, kiểm soát, thanh tra thuế, cưỡng chế thuế song song với đó là cơ chế tiếp thu ý kiến thông tin phản hồi từ người nộp thuế góp phần xây dựng chính sách thuế TNCN theo các tiêu chuẩn hiện đại và đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, việc xây dựng một sắc thuế thu nhập cá nhân hoàn chỉnh, có thể thỏa mãn đầy đủ các nguyên tắc trên là một điều hết sức khó khăn. Chính vì vậy, việc xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân ở nước ta trong tương lai cần phải căn cứ vào tình hình thực tế, hiệu quả của các chính sách thi hành thuế để có những thay đổi phù hợp hơn.