Xử lý vi phạm về thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 55 - 60)

1.2. Khái niệm pháp luật và thi hành pháp luật về thuế thu

1.2.5. Xử lý vi phạm về thuế thu nhập cá nhân

Các qui định xử lý vi phạm pháp luật về thuế TNCN hiện nay được quy định các điều từ Điều 136 đến Điều 140 của Luật QLT 2019 quy định các mức xử phạt: Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế bao gồm: Cảnh cáo; Phạt tiền.

Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được quy định như sau: Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi quy định tại Điều 141 của Luật QLT 2019 thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 142 của Luật này; Phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hành vi quy định tại khoản 1 và các điểm b, c khoản 2 Điều 142 của Luật này; Phạt từ 01 lần đến 03 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi quy định tại Điều 143 của Luật này. Về cơ bản, các chế tài xử phạt là hợp lý.

Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế bao gồm: Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn, thiếu; Buộc nộp đủ số tiền đã miễn, giảm, hoàn, không thu thuế không đúng.

Về thời hiệu xử lý được qui định tại Điều 109 Luật Quản lý thuế 2019: Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì thời hiệu xử phạt là 02 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm; Đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì thời hiệu xử phạt là 05 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm; Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp cho toàn bộ thời gian trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Theo quy định tại Điều 109 Luật quản lý thuế thì chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm bao gồm Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp xử lý đối với các vi phạm về các thủ tục thuế. Đối với các hành vi chậm nộp tiền thuế, khai sẵn dẫn đến thiếu số tiền nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, trốn thuế, gian lận thuế thì thẩm quyền xử lý vi phạm thuộc về các cơ quan quản lý thuế. Cụ thể là Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục hải quan.

Đối tượng bị xử lý vi phạm pháp luật về thuế bao gồm người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm hành chính về thuế và các tổ chức, cá nhận khác có liên quan.

Phân loại hành vi vi phạm luật về thuế: Tùy theo mức độ, tính chất vi phạm của các hành vi mà nhà nước có quy định những biện pháp xử lý khác nhau. Vi phạm pháp luật về thuế chủ yếu thuộc về một trong các hành vi sau:

Vi phạm hành chính về thuế: vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hành vi làm trái các quy định của pháp luật hành chính về thuế, do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến những lợi ích được pháp luật hành chính bảo vệ nhưng chưa đến mức xử lý hình sự và phải chịu trách nhiệm hành chính. Theo quy định tại Nghị định 129/2013/NĐ – CP các hành vi vi phạm pháp luật về thuế bị xử lý hành chính bao gồm: Chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định; hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế; hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định; hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế; hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; hành vi trốn thuế, gian lận thuế; ngoài ra còn có việc xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức tín dụng và các cá nhân, tổ chức có liên quan.

Đối với các hành vi này thì chủ yếu áp dụng chế tài hành chính để xử lý. Các biện pháp bao gồm cảnh cáo, phạt tiền… đối với mỗi hành vi vi phạm khác nhau sẽ có hình thức xử lí và mức phạt khác nhau. Hình thức xử phạt và mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế được quy định cụ thể tại Nghị định 129/2013/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Vi phạm hình sự về thuế: là hành vi trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm hại đến các lợi ích phát sinh từ quan hệ pháp luật về thuế được Luật hình sự bảo vệ. Thực tiến cho thấy các hành vi vi phạm hình sự chủ yếu trong lĩnh vực thuế là hành vi trốn thuế, hành vi tham ô tiền thuế, hành vi nhận hối lộ, hành vi lạm dụng quyền hạn khi thi hành công vụ, hành vi cố ý làm trái các nguyên tắc quản lí tài chính trong lĩnh vực thuế. Các hành vi này đều được cụ thể bằng các Điều luật quy định trong BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) cụ thể như sau: Tội trốn thuế (Điều 200 BLHS); Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS); Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS); Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356 BLHS).

Kết luận chƣơng 1

Thuế TNCN là sắc thuế quan trọng trong cơ cấu thu ngân sách của một quốc gia. Thuế TNCN không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước mà thuế còn gắn liền với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh tế, về sự công bằng trong phân phối và sự ổn định xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu các vấn đề lý luận về thuế TNCN và pháp luật thuế TNCN, tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận chung về thuế TNCN và pháp luật về thuế TNCN với các vai trò cơ bản của thuế TNCN là: tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, kích thích tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh thu nhập, cân bằng thu nhập và góp phần thực hiện công bằng xã hội.

Thuế TNCN là sắc thuế quan trọng trong cơ cấu thu ngân sách của một quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tốt vai trò này cần phải đặt công tác thi hành thuế TNCN trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, bởi vì chính sự tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội là cơ sở tồn tại và phát triển của thuế TNCN.

Nhìn chung, trong quá trình cải cách hệ thống thuế TNCN, Nhà nước ta đã chú trọng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về thuế TNCN, xác định hợp lý các đối tượng chịu thuế, thuế suất và chế độ miễn giảm, hoàn thuế, giảm trừ gia cảnh cho nên hệ thống thuế TNCN hiện hành đã phát huy tác dụng trong việc khuyến khích đầu tư, phát triển hệ thống thuế chuyên môn, bền vững có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo động viên vào ngân sách nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội, thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập xã hội... Nghiên cứu về cơ sở lý luận thuế TNCN của chương 1 sẽ là cơ sở nền tảng để tác giả nghiên cứu về thực tiễn áp dụng thi hành pháp luật thuế TNCN ở chương 2 của luận văn.

Chƣơng 2

THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu Thực tiễn thi hành pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)